Dư chấn động đất có nguy hiểm không? NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp lao đồng do động đất không?

Dư chấn động đất có nguy hiểm không? Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp lao đồng do động đất không?

Đăng bài: 10:40 29/03/2025

Dư chấn động đất có nguy hiểm không?

Đầu tiên, dư chấn có thể được hiểu là những cơn rung lắc nhỏ xảy ra sau một trận động đất lớn. Chúng xuất hiện do lớp vỏ Trái Đất cần thời gian để ổn định lại sau cú sốc ban đầu.

Theo đó, dư chấn động đất là những trận động đất nhỏ hơn xảy ra sau một trận động đất lớn, còn gọi là động đất chính. Dư chấn động đất thường diễn ra trong cùng một khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất chính và có thể kéo dài từ vài giờ, vài ngày đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tùy thuộc vào cường độ của trận động đất ban đầu.

Mức độ nguy hiểm của dư chấn động đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ, tần suất, thời gian kéo dài và tình trạng của khu vực bị ảnh hưởng. Mặc dù thường có cường độ nhỏ hơn trận động đất chính, dư chấn vẫn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sập đổ công trình, sạt lở đất, lũ quét và gây sóng thần ở các khu vực ven biển nếu dư chấn xảy ra ở dưới đáy biển với cường độ mạnh.

Lưu ý: thông tin về dư chấn động đất chỉ mang tính chất tham khảo

Dư chấn động đất có nguy hiểm không? NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp lao đồng do động đất không?

Dư chấn động đất có nguy hiểm không? NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp lao đồng do động đất không? (Hình từ Internet)

NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp lao đồng do động đất không?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 định nghĩa thiên tai như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
...

Như vậy, động dất được xem là một trong những dạng thiên tai, một hiện tượng thiên nhiên bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, tài sản, môi trường, đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Căn cứ tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
....
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Như vậy, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do thiên tai động đất mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

Tiền lương ngừng việc do thiên tai được quy định như thế nào?

Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương ngừng việc do thiên tai động đất mà phải ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

11 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...