Cảnh cáo có phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao nhiêu tháng?

Cảnh cáo có phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao nhiêu tháng? Việc xử lý kỷ luật lao động có bắt buộc lập thành biên bản?

Đăng bài: 18:10 30/12/2024

Cảnh cáo có phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động?

Hình thức xử lý kỷ luật lao động quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.

Theo quy định thì có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động dưới đây:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Như vậy, cảnh cáo không phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

(1) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

(2) Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

(3) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Cảnh cáo có phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao nhiêu tháng?

Cảnh cáo có phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao nhiêu tháng?

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Lưu ý: Đối với các đối tượng thuộc trường hợp trong thời gian không được xử lý kỷ luật, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

*** Các đối tượng thuộc trường hợp trong thời gian không được xử lý kỷ luật bao gồm:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

>>>Xem thêm: 03 lưu ý về quy trình xử lý kỷ luật lao động dành cho người sử dụng lao động?

Việc xử lý kỷ luật lao động có bắt buộc lập thành biên bản?

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
...

Như vậy, việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. Đồng thời, phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

>>>Xem thêm: Công ty xử lý kỷ luật người lao động khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có bị phạt gì không?

116 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...