Chính thức không còn phân hạng giáo viên từ 1/1/2026?
Từ 1/1/2026, chính thức không còn phân hạng giáo viên có đúng không? Chính sách hỗ trợ giáo viên bao gồm những gì?
Chính thức không còn phân hạng giáo viên từ 1/1/2026?
Ngày 16/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo 2025, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026.
Căn cứ Điều 12 Luật Nhà giáo 2025 quy định như sau:
Chức danh nhà giáo
1. Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo.
2. Chức danh nhà giáo được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong từng cấp học, trình độ đào tạo.
3. Việc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nhà giáo được thực hiện phù hợp với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Việc xác định tương đương chức danh nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó Luật Nhà giáo 2025 đã không còn quy định phân hạng giáo viên thành các hạng I, II, III như hiện nay.
Từ 01/01/2026, chức danh nhà giáo được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong từng cấp học, trình độ đào tạo và việc xác định tương đương chức danh nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là toàn bộ thông tin về "Chính thức không còn phân hạng giáo viên từ 1/1/2026?".
Chính thức không còn phân hạng giáo viên từ 1/1/2026? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ giáo viên bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Nhà giáo 2025 quy định chính sách hỗ trợ nhà giáo như sau:
(1) Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:
- Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;
- Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái, dạy tăng cường, dạy liên trường, dạy ở các điểm trường;
- Chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Ngoài chính sách quy định tại mục (1), nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiều số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiểu, nghệ thuật được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong các chính sách sau đây:
- Được thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;
- Được hỗ trợ thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Chế độ phụ cấp, trợ cấp theo đối tượng.
(3) Địa phương, cơ sở giáo dục có chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triễn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính của địa phương, cơ sở giáo dục.
Giáo viên không được làm những việc nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Nhà giáo 2025, giáo viên không được làm những việc sau đây:
- Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngoài quy định trên, nhà giáo không được làm các việc sau đây:
+ Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
+ Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong hoạt động tuyển sinh, đánh giá người học;
+ Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức;
+ Ép buộc người học nộp tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật;
+ Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động nghề nghiệp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo bao gồm:
+ Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật;
+ Đăng tải, phát tán thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
+ Các việc không được làm khác theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Từ 1/1/2026, chế độ làm việc của giáo viên như thế nào?
Từ khóa: Hạng giáo viên Không còn phân hạng giáo viên Chức danh nhà giáo Hỗ trợ giáo viên Giáo viên Hỗ trợ nhà giáo Luật Nhà giáo 2025
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;