Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đơn vị sự nghiệp có được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm lương?
Ông Phan Quang Thêm (Quảng Nam) làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nhóm 2, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức đấu thầu và giao thầu. 80% thu nhập của đơn vị từ nguồn đấu thầu, 20% từ nguồn giao thầu.
Tất cả nguồn đều là dịch vụ công ích trên cơ sở dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt với chi phí nhân công được cấu thành theo Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH.
Ông Thêm hỏi, chi phí tiền lương cho người lao động tại đơn vị của ông có được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tính theo Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH không và vì sao?
Đơn vị của ông đang áp dụng Điểm b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tính phụ cấp lương theo thỏa thuận bằng hệ số điều chỉnh tăng thêm trên cơ sở cân đối nguồn của đơn vị.
Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Ông Thêm hỏi, cách tính phụ cấp theo thoả thuận của đơn vị như vậy có được không? Vì sao?
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 6/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thông tư này hướng dẫn việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II và dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do doanh nghiệp thực hiện.
Đơn vị của ông Phan Quang Thêm là đơn vị sự nghiệp công lập nên không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng của Thông tư số 17/2019/TT- BLĐTBXH, theo đó đơn vị của ông không có cơ sở áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH.
Đối với trường hợp tiền lương trong hợp đồng lao động của người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng theo mức tiền lương thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động (không áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức) thì việc thỏa thuận nguồn chi trả và cách tính phụ cấp đối với người lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH được thực hiện theo sự thỏa thuận của đơn vị với người lao động.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng tuân thủ về thời gian báo trước có được thanh toán tiền phép năm không?
Năm 2025 có nhuận không và lý do tại sao? Mức phạt đối với người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ lễ Tết là bao nhiêu?
Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng; tăng 35,7% so với quy định hiện hành.
Ngày 31/7, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.