Các trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/07/2025?
Các trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/07/2025? Công ty trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp nào được coi là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế?
Căn cứ khoản 1 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định về trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:
Trốn đóng bảo hiểm y tế
1. Trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
b) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
d) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định, trốn đóng bảo hiểm y tế được coi là hành vi trong các trường hợp sau đây:
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008;
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/07/2025? (Hình ảnh Internet)
Các trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/07/2025?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 188/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế
Các trường hợp theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 48b của Luật Bảo hiểm y tế không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế khi có một trong các lý do sau theo công bố của cơ quan có thẩm quyền về phòng, tránh thiên tai, tình trạng khẩn cấp, phòng thủ dân sự và phòng, chống dịch bệnh, bao gồm:
1. Bão, lũ, ngập lụt, động đất, hỏa hoạn lớn, hạn hán kéo dài và các loại thiên tai khác ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Dịch bệnh nguy hiểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động.
3. Tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đột xuất, bất ngờ đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động.
4. Các sự kiện bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, theo quy định, trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế khi có một trong các lý do sau:
- Bão, lũ, ngập lụt, động đất, hỏa hoạn lớn, hạn hán kéo dài và các loại thiên tai khác ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Dịch bệnh nguy hiểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động.
- Tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đột xuất, bất ngờ đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động.
- Các sự kiện bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Lưu ý: Các lý do trên phải theo công bố của cơ quan có thẩm quyền
Công ty trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Theo quy định, mức phạt trên là mức phạt dành cho cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm bị phạt gấp 2 lần đối đối với mức phạt dành cho cá nhân. (Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Như vậy, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm mà công ty có hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời, công ty buộc phải hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Xem thêm
Từ khóa: Không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế Hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế Trốn đóng bảo hiểm y tế Các trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế Đóng bảo hiểm y tế
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;