Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Có phải báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn không?
Tôi có một câu hỏi như sau: Người lao động và người sử dụng lao động có phải báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.U.T ở Đồng Nai.
Có phải báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn không? (Hình từ Internet)
Có phải báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn không?
Đối với người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.”
Theo quy định trên, khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc không tái ký (chấm dứt hợp đồng lao động) này.
Đối với người lao động
Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn. Do đó, người lao động không cần báo trước về ý định không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn của mình.
Người sử dụng lao động không báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
...”
Theo đó, người sử dụng lao động không báo trước khi không tái ký hợp đồng lao động có thời hạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức (mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khi hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì xử lý thế nào?
Việc xử lý khi hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc được quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Như vậy, khi hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới.
Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Hợp đồng lao động điện tử có giá trị về mặt pháp lý hay không? Cần đáp ứng điều kiện gì để hợp đồng lao động điện tử chỉ có giá trị pháp lý?
Dưới dây là hướng dẫn cách điền tờ khai thuế môn bài 2025
Người nước ngoài không có giấy phép lao động thì có được ký hợp đồng lao động không? Mức xử phạt người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động là bao nhiêu?
Bản cam kết tổng thu nhập chưa đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC