Từ 01/07/2025, xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào từ 01/07/2025? Doanh nghiệp có hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Đăng bài: 17:30 03/02/2025

Từ 01/07/2025, xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Căn cứ Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế như sau:

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
3. Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
...

Theo đó, xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:

- Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

+ Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế; b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

- Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

+ Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đông và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;

+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chỉ trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.

Từ 01/07/2025, xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Từ 01/07/2025, xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
....
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Theo đó, hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tuỳ thuộc vào số lượng người lao động.

Lưu ý: Mức phạt tiền được quy định nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi khi nào?

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau:

- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

- Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

25 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...