Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025?

Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025? Từ 01/07/2025, biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Đăng bài: 14:18 21/12/2024

Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định về trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:

Điều 48b. Trốn đóng bảo hiểm y tế
1. Trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
b) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
d) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, từ 01/07/2025 trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;

- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;

- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025? (Hình từ Internet)

Từ 01/07/2025, biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế như sau:

Điều 49. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
[...]
3. Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Theo đó, từ 01/07/2025 biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;

- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Từ ngày 01/07/2025, không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024; được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, thì từ ngày 01/07/2025, không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp sau:

- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Khám sức khỏe.

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

9 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...