Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Số điện thoại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
Số điện thoại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh? Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Số điện thoại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
Cụ thể, thông tin về cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tên cơ quan: BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trụ sở cơ quan: 117C Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.39979039; Fax: 028.39979010 Email: [email protected] Cổng thông tin điện tử BHXH thành phố Hồ Chí Minh* - https://tphcm.baohiemxahoi.gov.vn/ Thời gian làm việc của các cơ quan BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh: Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, chủ nhật: nghỉ. - Sáng: 8h00 -12h00 - Chiều: 14h00 – 17h00 |
Trên đây là thông tin số điện thoại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội ngắn gọn, chính xác?
Số điện thoại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
[1] Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
Có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[2] Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn.
[3] Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
[4] Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch;
Được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
[5] Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
[6] Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng.
Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
[7] Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
4. Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mình chấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Theo đó, từ quy định nêu trên thì quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động như sau:
[1] Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
[2] Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
[3] Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
[4] Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mình chấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
[5] Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
[6] Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Xem thêm: Năm 2025, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];