Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến trong bảo hiểm y tế?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại bảo hiểm sức khỏe, theo đó người mua sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí thuốc men. Khi thăm khám chữa bệnh chúng ta hay bắt gặp thuật ngữ bảo hiểm trái tuyến, vượt tuyến vậy hiểu như thế nào cho đúng về vấn đề vượt tuyến, trái tuyến trong BHYT?
Trong các văn bản pháp luật đều quy định rõ các trường hợp bảo hiểm vượt tuyến. trái tuyến kèm theo đó là quyền lợi hưởng BHYT cũng khác nhau
BHYT trái tuyến
Là trường hợp đến cơ sở KCB không đúng với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu đã đăng ký, nhưng cơ sở KCB đó cùng cấp (có thể là cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) với cơ sở KCB BHYT ban đầu đã đăng ký.
KCB BHYT vượt tuyến
Là trường hợp đến cơ sở KCB không đúng với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu đã đăng ký, nhưng cơ sở KCB đó thuộc tuyến trên so với cơ sở KCB BHYT ban đầu đã đăng ký. Ví dụ: Bạn đăng ký KCB BHYT bệnh viện A thuộc tuyến huyện, nhưng khi lại đến KCB tại bệnh viện B thuộc tuyến tỉnh, hoặc bạn đăng ký KCB BHYT bệnh viện A thuộc tuyến xã, nhưng khi lại đến KCB tại bệnh viện B thuộc tuyến huyện.
Mức hưởng BHYT trong trường hợp vượt tuyến, trái tuyến
Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 đã quy định rõ về mức hưởng BHYT cụ thể:
…
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất của người lao động năm 2025 là bao nhiêu?
Hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 đối với CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng có gì thay đổi? Người sử dụng lao động sẽ phải đóng bao nhiêu tỷ lệ bảo hiểm xã hội trong năm 2025?
Việc tính mức hưu trí cho người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện dựa vào quy định nào? Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 được quy định ra sao?