Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026 theo đề xuất mới của Bộ GDĐT

Dự kiến trong năm 2026 sẽ có 09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo theo đề xuất mới của Bộ GDĐT tại Dự thảo Nghị định chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.

Đăng bài: 10:34 24/07/2025

09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026 theo đề xuất mới của Bộ GDĐT

09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026 theo đề xuất mới của Bộ GDĐT (Hình từ Internet)

09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026 theo đề xuất mới của Bộ GDĐT

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã công bố Dự thảo Nghị định về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo.

Tại Dự thảo Nghị định này, Bộ GDĐT đã đề xuất 09 mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026.

XEM CHI TIẾT: Dự thảo Nghị định về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo

Tải về

Cụ thể, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo các mức từ 25% đến 80%, cụ thể như sau:

[1] Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

[2] Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của cấp cơ sở; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên;

[3] Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường tiểu học; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở các xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

[4] Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm trong đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; giảng dạy môn chính trị trong các trường trung cấp;

[5] Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non; giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

[6] Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; các trường tiểu học ở xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

[7] Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

[8] Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp quy định tại [9]).

Trường hợp đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, nếu mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thấp hơn 70% thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70%;

[9] Mức phụ cấp 80% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 8 Dự thảo Nghị định.

Được biết dự kiến trong năm 2026, nhà giáo sẽ được hưởng các loại phụ cấp như sau: Phụ cấp chức vụ; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp thâm niên nhà giáo; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; Phụ cấp ưu đãi nghề; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026

Các chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026 như sau:

- Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập

+ Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

+ Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

+ Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

- Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

- Nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Nhà giáo 2025.

Từ ngày 01/01/2026, nhà giáo phải thực hiện những nghĩa vụ nào?

Cụ thể, nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, nhà giáo còn có các nghĩa vụ sau đây:

- Giảng dạy, giáo dục đúng mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, nhân phẩm, đạo đức nhà giáo; mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và ứng xử trong quan hệ xã hội; bảo đảm liêm chính học thuật;

- Phát huy phẩm chất, năng lực và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của người học;

- Tôn trọng, đối xử công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học;

- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu và áp dụng khoa học giáo dục; cập nhật nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định của pháp luật;

- Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Nhà giáo 2025.

Xem thêm

Tìm Việc làm Giáo dục mới nhất

Từ khóa: Phụ cấp ưu đãi nghề Phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo Mức phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo năm 2026 Chế độ phụ cấp Luật Nhà giáo 2025

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...