Top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn?

10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn? Tuổi của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Đăng bài: 10:49 14/03/2025

Top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn?

Dưới đây là top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn mà học sinh có thể tham khảo:

Mẫu 01:

Em thích nhân vật Niu-tơn trong truyện Đồng hồ Mặt trời. Em thích nhân vật ấy vì đó là một cậu bé vô cùng thông minh và sáng tạo đã chế tạo ra chiếc đồng hồ mặt trời để báo giờ cho mọi người.

Mẫu 02:

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

Mẫu 03:

Câu chuyện “Cô Vịt tốt bụng” là câu chuyện em đã được nghe kể. Trong câu chuyện, em thích nhân vật cô Vịt nhất. Bởi vì khi Gà mẹ và gà con muốn sang bờ sông bên kia để kiếm ăn, cô Vịt đã đưa ra lời đề nghị đưa đàn gà sang sông. Cô Vịt cõng gà mẹ, còn các chú vịt con cõng gà con, giúp đàn gà sang bờ bên kia an toàn. Em cảm thấy cô Vịt rất tốt bụng khi đã giúp đỡ Gà mẹ và đàn gà con

Mẫu 04:

Em thích nhân vật cậu bé đánh giày trong câu chuyện Cậu bé đánh giày. Em thấy cậu bé này là một người rất biết giữ lời hứa, khi vay tiền của ông Oan-tơ Sác-lét và cậu bé đã chờ rất lâu để trả lại tiền cho ông. Ngoài ra, cậu bé còn là một người rất lương thiện, biết chia sẻ niềm vui đến với các bạn nhỏ cũng có hoàn cảnh khó khan như mình. Em cảm thấy rất yêu mến cậu bé đánh giày.

Mẫu 05:

Trong câu chuyện Hũ bạc, em rất thích nhân vật người cha. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền, Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết.

Mẫu 06:

Nhân vật em yêu thích nhất trong những câu chuyện đã đọc là Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn là một chú dế thông minh, dũng cảm và có lòng nghĩa hiệp. Ban đầu, chú rất kiêu căng, ngỗ nghịch nhưng sau những lần phạm sai lầm, đặc biệt là cái chết của Dế Choắt, chú đã thay đổi và trở thành một chàng dế trưởng thành, biết suy nghĩ và giúp đỡ bạn bè. Hành trình phiêu lưu của Dế Mèn đầy hấp dẫn và để lại cho em nhiều bài học về sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm.

Mẫu 07:

Trong số những nhân vật em yêu thích, Thánh Gióng là người khiến em khâm phục nhất. Từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười, Gióng đã vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, cưỡi ngựa sắt đánh tan quân giặc. Hình ảnh Gióng hiên ngang, dũng cảm bảo vệ đất nước khiến em vô cùng tự hào. Em học được từ Gióng tinh thần yêu nước và sự kiên cường trước khó khăn.

Mẫu 08:

Trong câu chuyện "Bạch Tuyết và bảy chú lùn", em rất yêu thích nhân vật Bạch Tuyết. Cô công chúa xinh đẹp, hiền lành nhưng bị bà mẹ kế độc ác hãm hại nhiều lần. Dù vậy, cô luôn giữ được lòng nhân hậu và niềm tin vào điều tốt đẹp. Nhờ sự giúp đỡ của bảy chú lùn và chàng hoàng tử, cuối cùng Bạch Tuyết đã có một cuộc sống hạnh phúc. Câu chuyện này dạy em rằng lòng tốt và sự kiên trì sẽ luôn được đền đáp.

Mẫu 09:

Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện "Cóc kiện Trời". Nhân vật đã được khắc họa với tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí. Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc.

Mẫu 10:

Chàng Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên là một nhân vật em rất yêu thích. Chàng là một người hiền lành, chất phác nhưng lại có sức mạnh phi thường. Thạch Sanh đã nhiều lần cứu giúp dân làng khỏi những thế lực xấu xa như chằn tinh, đại bàng và quân giặc. Dù bị Lý Thông lừa gạt, chàng vẫn không hề oán trách mà sống thật thà, nhân hậu. Câu chuyện này giúp em hiểu rằng người tốt rồi sẽ gặp điều tốt, còn kẻ xấu sẽ bị trừng phạt.

Lưu ý, thông tin về Top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn? chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn?

Top 10 mẫu viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn? (Hình từ Internet)

Tuổi của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, thì tuổi của học sinh tiểu học được quy định như sau:

-Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, thì quyền của học sinh tiểu học được quy định như sau:

[1] Được học tập

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

[2] Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

[3] Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

[4] Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

[5] Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

254 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...