Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất?

Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Đăng bài: 16:20 07/03/2025

Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất?

Dưới đây là Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất mà học sinh có thể tham khảo:

1. Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. "Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. Vì vậy ta phải biết ơn, biết nhớ tới công lao của họ.

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghĩa đen: Mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối.

Nghĩa bóng: Câu tục ngữ nhắc nhở con người sống cần có lòng biết ơn. Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn.

3. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài ca dao đã khái quát một cách sâu sắc và đầy đủ về công lao to lớn của cha mẹ và đạo lý làm con. Nó nhắc nhở mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương đó.

4. Thờ cha mẹ, ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường

Câu ca dao ngợi ca truyền thống hiếu thảo của dân tộc ta, đồng thời khẳng định công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái. Từ đó, khuyên nhủ những người làm con cần sống hiếu thuận, kính trọng cha mẹ. 

5. Bao giờ cá lý hóa long,

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.

Câu ca dao khẳng định rằng việc đền đáp công ơn của cha mẹ là điều khó khăn và không bao giờ trả hết được. Từ đó khuyên chúng ta phải sống có trách nhiệm, hiếu thảo và biết báo đáp sự chăm sóc mà cha mẹ đã dành cho mình. 

6. Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng

Câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh đối lập, so sánh độc đáo (công lao của mẹ so với những vì sao trên trời) để ca ngợi công lao to lớn, vĩ đại của mẹ.

Qua đó, tác giả cũng thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và sự yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ.

7. Ân cha nặng lắm cha ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Bài ca dao diễn tả lòng biết ơn, kính trọng của con cái đối với cha mình vì những công lao, sự nuôi dưỡng chăm sóc mà cha mang lại, cũng như tình yêu và lòng hiếu thảo vô điều kiện của mẹ đối với con.

8. Học là học biết giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung

Câu ca dao nói về tầm quan trọng của việc học. Học là để biết giữ gìn, nhận biết được những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, biết yêu thương con người, đồng thời học để bồi đắp lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.

9. Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

Câu ca dao này thể hiện sự nhận thức của người con về những công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ không thể đền đáp được hoàn toàn. Và sự bất định của người con khi không thể nào tìm được người thay thế vị trí của cha mẹ trong việc che chở mang lại cảm giác an lành, thoải mái và yên tâm cho con. Từ đó, người viết thể hiện lòng biết ơn và tâm trạng đối với gia đình cùng với sự chăm sóc của cha mẹ.

10. Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Câu ca dao nhắc tới truyền thống tôn sư trọng đạo. Muốn được coi là giàu sang, phú quý thì trong nhà cần có cái cầu Kiều; còn muốn biết chữ, có thêm những kiến thức hay thì phải biết kính trọng, yêu mến, tôn trọng người thầy. Đây là một truyền thống tốt đẹp đã được lưu truyền ngàn đời nay của dân tộc ta.

Lưu ý: thông tiin về Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất? chỉ mang tính chất tham khảo!

Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất?

Tổng hợp ca dao tục ngữ về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, thì nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Tuổi của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, thì tuổi của học sinh tiểu học được quy định như sau:

-Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

1120 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...