Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Năm 2025 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh bao nhiêu ngành đào tạo?
Học viện nông nghiệp Việt Nam có bao nhiêu ngành đào tạo năm 2025? Quy định về cơ sở giáo dục đại học gồm những nội dung gì?
Năm 2025 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh bao nhiêu ngành đào tạo?
Hội đồng tuyển sinh đại học năm 2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa có Thông báo số 169/TB-HVN ngày 24/1/2025 thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.
Tải về Thông báo số 169/TB-HVN ngày 24/1/2025 thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2025
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, mã trường HVN), là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xã hội. Các chương trình đào tạo của Học viện luôn được đổi mới, hội nhập quốc tế, nhiều chương trình đào tạo đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA; Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây luôn lớn hơn 97%, nhiều cựu sinh viên đã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhiều tỉnh thành, các cơ quan trung ương và nhiều doanh nghiệp lớn.
Học viện vinh dự được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện. Vượt qua bao khó khăn cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Với triết lý giáo dục Rèn Luyện Hun Đúc Nhân Tài, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, tiếng Anh, tin học, Học viện còn trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ năng mềm như Kỹ năng khởi nghiệp, Kỹ năng hội nhập quốc tế, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý... và nhiều kỹ năng mềm khác, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Hà Nội trên diện tích gần 200 ha, là nơi có giao thông, điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi. Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2025, Học viện dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:
Chương trình đào tạo tiêu chuẩn
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; * Học viện có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá chỉ tiêu đào tạo tối đa theo quy định để đáp ứng nhu cầu người học.
Chương trình quốc tế (dạy và học bằng tiếng Anh)
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; Với các chương trình dạy bằng tiếng Anh, sau khi sinh viên nhập học, Học viện sẽ tiếp tục xét tuyển trong số sinh viên trúng tuyển nhập học từ các ngành có cùng tổ hợp xét tuyển.
Năm 2025 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh bao nhiêu ngành đào tạo?
Đối tượng nào được thi đại học?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự thi:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
2. Điều kiện dự thi:
a) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Theo đó, đối tượng được thi đại học bao gồm:
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
Quy định về cơ sở giáo dục đại học gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
[1] Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
[2] Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
+ Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
[3] Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.
[4] Căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở giáo dục đại học xác định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động như sau:
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.
[5] Chính phủ quy định chi tiết việc công nhận cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu trên cơ sở kết quả đào tạo, nghiên cứu; chuyển trường đại học thành đại học; liên kết các trường đại học thành đại học; việc chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; nguyên tắc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thành lập theo hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];