Chất nào là chất dẫn điện tốt nhất - Chất nào không dẫn điện?
Chất nào là dẫn điện tốt nhất và chất nào không dẫn điện? Chương trình môn Vật lí trung học cơ sở được xây dựng theo hướng?
Chất nào là chất dẫn điện tốt nhất - Chất nào không dẫn điện?
Đầu tiên, chất nào là chất dẫn điện tốt nhất?
Chất dẫn điện là các chất axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.
Dưới đây là bảng xếp hạng độ dẫn điện, kim loại dẫn điện tốt nhất:
1. Độ dẫn điện của bạc (Ag).
2. Độ dẫn điện của đồng (Cu).
3. Độ dẫn điện của vàng (Au).
4. Độ dẫn điện của nhôm (Al).
5. Độ dẫn điện của Natri (Na).
6. Độ dẫn điện của Wolfram (W).
7. Độ dẫn điện của Đồng thau (CuZn37).
8. Độ dẫn điện của sắt (Fe).
9. Độ dẫn điện của Crôm (Cr).
10. Độ dẫn điện của Chì (Pb).
11. Độ dẫn điện của kẽm (Zn).
12. Độ dẫn điện của Niken (Ni).
13. Độ dẫn điện của Platin (Pt).
14. Độ dẫn điện của thép (Cacbon hóa).
15. Độ dẫn điện của thép không gỉ (inox).
Như vậy, bạc (Ag) là kim loại có độ dẫn điện cao nhất.
Tiếp theo, chất nào không dẫn điện (chất cách điện)?
Chất không dẫn điện là các chất rắn khan và các dung dịch ancol etylic, glucozơ hoặc nước cất,...
Ví dụ một số chất không dẫn điện (chất cách điện) như: NaCl, NaOH khan...
Hoặc một số kim loại dẫn điện kém như: Chì, Sắt và Franxi...
Trên là thông tin chất nào là chất dẫn điện tốt nhất, chất nào không dẫn điện?
>> Bảng công thức đạo hàm đầy đủ nhất?
>> Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
Chất nào là chất dẫn điện tốt nhất - Chất nào không dẫn điện? (Hình từ Internet)
Chương trình môn Vật lí trung học cơ sở được xây dựng theo hướng nào?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Vật lí quán triệt đầy đủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; định hướng xây dựng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
...
3. Chương trình môn Vật lí được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt; chỉ đưa ra các định nghĩa cụ thể cho các khái niệm trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt, các tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Vật lí, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học. Trong một lớp, thứ tự dạy học các chủ đề (bao gồm các chủ đề bắt buộc và các chuyên đề tự chọn) là không cố định “cứng”, các tác giả sách giáo khoa, giáo viên có thể sáng tạo một cách hợp lí, sao cho không làm mất logic hình thành kiến thức, kĩ năng và không hạn chế cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Thứ tự dạy học các chủ đề được thực hiện sao cho chủ đề mô tả hiện tượng vật lí được thực hiện trước để cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện tượng, sau đó đến chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng để cung cấp cơ sở vật lí sâu hơn, rồi đến chủ đề ứng dụng của hiện tượng đó trong khoa học hoặc thực tiễn.
...
Như vậy, chương trình môn Vật lí được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt; chỉ đưa ra các định nghĩa cụ thể cho các khái niệm trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau.
Mục tiêu môn Vật Lý trung học cơ sở giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
2. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
a) Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
b) Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
c) Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, mục tiêu môn Vật Lý trung học cơ sở giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
- Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
- Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
- Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
- Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];