Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Các ngành khối D01 nổi bật nhất 2025?
Các ngành khối D01 nổi bật nhất 2025? Cử tuyển đối với dân tộc thiểu số cần những tiêu chuẩn gì? Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển dân tộc thiểu số như thế nào?
Các ngành khối D01 nổi bật nhất 2025?
Khối D01 gồm 3 môn thi chính là Toán, Văn, Anh.
Khối D01 là một trong những khối ngành thi phổ biến nhất trong kỳ thi đại học; gồm các môn học nền tảng, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền tảng vững chắc và khả nảng linh hoạt trong giải quyết vấn đề. Tiếp cận với đa dang ngành nghề như:
- Kinh tế quốc tế
- Kinh tế học
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính
- Ngân hàng
- Kế toán
- Luật
- Marketing
- Truyền thông
- Logistics
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Quản trị công nghiệp
- Kỹ thuật cơ khí
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật thông tin
- Kỹ thuật xây dựng
- Kỹ thuật hóa học
- Kỹ thuật môi trường
- Y học
- Nha khoa
- Dược học
- Điều dưỡng
- Sức khỏe cộng đồng
- Tiếp viên hàng không
- Phiên dịch viên
- Sư phạm Toán học
- Sư phạm Tiếng Anh
- Sư phạm Văn học
Với ngành nghề nổi bật sau khi ra trường như:
- Marketing
- Kế toán
- Luật
- Truyền thông
- Tiếp viên hàng không
- Phiên dịch viên
- Sư phạm
Khối D01 (Toán, Văn, Anh) là khối thi phổ biến mang đến nhiều lợi thế cho người học:
- Cơ hội việc làm rộng mở:
Nhiều ngành nghề đa dạng, từ kinh tế, kinh doanh, ngôn ngữ, đến truyền thông, du lịch, và công nghệ thông tin.
Với sự phát triển của toàn cầu hóa, khả năng tiếng Anh thành thạo là một lợi thế lớn, giúp bạn có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế.
- Phát triển toàn diện các kỹ năng:
Tư duy logic và phân tích: Môn Toán giúp bạn rèn luyện tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề.
Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: Môn Văn và Anh giúp bạn phát triển khả năng diễn đạt, giao tiếp hiệu quả, cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
- Phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội:
Trong thời đại công nghệ 4.0, khả năng tiếng Anh và tư duy logic là những yếu tố then chốt để thành công.
Các ngành nghề liên quan đến khối D01 như công nghệ thông tin, marketing, truyền thông, kinh doanh... đều là những ngành đang có nhu cầu nhân lực cao.
- Tính linh hoạt và đa dạng:
Khối D01 cho phép lựa chọn nhiều ngành học khác nhau, phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Có thể dễ dàng chuyển đổi ngành nghề nếu muốn, nhờ vào nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc.
Các ngành khối D01 nổi bật nhất 2025? (Hình từ Internet)
Cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cần những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như sau:
- Tiêu chuẩn chung
+ Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
+ Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
+ Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
+ Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản l Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
+ Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
+ Có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về ưu tiên trong tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như sau:
- Người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
- Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
- Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
- Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
- Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];