Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
APD là trường nào? APD trực thuộc quản lý của Bộ nào?
APD là trường gì? Điều kiện tham gia tuyển sinh đại học? Xây dựng kế hoạch xét tuyển đại học?
APD là trường nào? APD trực thuộc quản lý của Bộ nào?
APD là trường gì?
APD còn được gọi là Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định 10/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Học viện Chính sách và Phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ chi phí chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Học viện Chính sách và Phát triển tiến hành tổ chức đào tạo 100% các chương trình đào tạo hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài. Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sơ vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại.
Với 10 ngành đào tạo bậc đại học của Học viện Chính sách và Phát triển:
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán
- Luật Kinh tế
- Ngôn ngữ Anh
- Kinh tế
- Kinh tế phát triển
- Kinh tế quốc tế
- Kinh tế số
- Quản lý Nhà nước
APD là trường gì? APD trực thuộc quản lý của Bộ nào? mang tính tham khảo.
>> ULIS là trường gì? Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025?
>> UED là trường gì? Các ngành đào tạo nổi bật của UED 2025?
APD là trường nào? APD trực thuộc quản lý của Bộ nào? (Hình từ Internet)
Tham gia tuyển sinh đại học 2025 phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện tham gia dự tuyển như sau:
- Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT;
+ Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
+ Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
- Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
- Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
Quy định về xây dựng kế hoạch xét tuyển đại học 2025?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) quy định xây dựng kế hoạch xét tuyển như sau:
- Bộ GDĐT ban hành kế hoạch chung cho công tác xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình:
+ Đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT (gọi tắt là hệ thống trong phạm vi Chương này) và trên Cổng dịch vụ công quốc gia;
+ Tổ chức xét tuyển tại cơ sở đào tạo theo các phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT hoặc kết quả thi, đánh giá thí sinh;
+ Xử lý nguyện vọng trên hệ thống (theo chu trình lặp kết hợp với quy trình xét tuyển tại cơ sở đào tạo);
+ Xác nhận nhập học trên hệ thống và nhập học tại cơ sở đào tạo.
- Căn cứ kế hoạch chung, cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch xét tuyển thẳng đối với một số phương thức tuyển sinh riêng và kế hoạch xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có).
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];