Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
05+ Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích?
Tổng hợp 05+ Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích? học sinh lớp 6 có nhiệm vụ gì?
05+ Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích?
Dưới đây là 05 Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:
Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 01:
Tôi là Tấm, một cô gái mồ côi mẹ từ nhỏ. Cha tôi thương tôi lắm, nhưng ông chẳng ở bên tôi được lâu. Khi cha mất, tôi phải sống với dì ghẻ và Cám - con gái bà ta. Cuộc sống của tôi từ đó chẳng còn ngày nào yên ổn. Ngày ngày, tôi phải làm việc quần quật từ sáng đến tối. Nào là chăn trâu, cắt cỏ, giặt giũ, quét nhà... Trong khi đó, Cám lúc nào cũng được cưng chiều, chẳng phải đụng tay vào việc gì. Dì ghẻ lúc nào cũng mắng nhiếc, bắt tôi làm những việc khó nhọc nhất. Một hôm, dì ghẻ bảo tôi và Cám ra đồng bắt tép, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng một cái yếm đỏ. Tôi mừng lắm, cố gắng bắt thật nhiều. Đến chiều, giỏ tôi đã đầy ắp tép, trong khi giỏ của Cám chỉ lưa thưa vài con. Lợi dụng lúc tôi mải mê gội đầu dưới sông, Cám lén trút hết tép của tôi vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. Tôi khóc nức nở vì uất ức. Đúng lúc đó, ông Bụt hiện lên, hỏi vì sao tôi khóc. Tôi kể lại sự tình, Bụt bảo tôi nhìn vào giỏ xem còn gì không. Tôi thấy một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem cá về thả vào giếng và mỗi ngày mang cơm cho nó ăn. Tôi nghe lời Bụt, chăm sóc cá bống như lời dặn. Nhưng chẳng bao lâu sau, dì ghẻ phát hiện ra và lừa tôi đi vắng, bà ta bắt cá bống lên làm thịt. Khi tôi biết chuyện, tôi lại òa khóc. Bụt hiện lên lần nữa, bảo tôi nhặt xương cá bỏ vào bốn chân giường. Tôi làm theo mà không biết điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra. Ngày hội làng đến, mọi người đều náo nức đi trẩy hội. Tôi cũng muốn đi nhưng dì ghẻ bắt tôi nhặt thóc trộn lẫn với gạo, không làm xong thì không được đi. Tôi lại bật khóc. Bụt hiện lên, cho tôi một phép lạ: đàn chim sẻ bay đến giúp tôi nhặt thóc. Không chỉ thế, từ bốn chân giường, Bụt hóa phép cho tôi quần áo lộng lẫy, đôi hài thêu xinh đẹp và một chiếc xe đưa tôi đến hội. Tôi đến hội, lòng vui mừng khôn xiết. Khi nhà vua trông thấy tôi, người đã say đắm vẻ đẹp của tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng lúc ấy, tôi vội về trước khi dì ghẻ nhận ra. Trong lúc vội vàng, tôi đánh rơi một chiếc hài. Nhà vua truyền lệnh tìm chủ nhân chiếc hài khắp kinh thành. Bao nhiêu cô gái thử đều không vừa, cho đến khi tôi đến. Tôi rụt rè xỏ chân vào hài, vừa khít. Nhà vua vui mừng đưa tôi về cung và phong tôi làm hoàng hậu. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười mãi mãi, nhưng dì ghẻ và Cám không để tôi yên. Chúng lập mưu giết hại tôi, xô tôi xuống giếng. Linh hồn tôi hóa thành chim vàng anh bay về cung để bên cạnh nhà vua. Nhưng Cám giết chim, tôi hóa thành cây xoan đào. Cám chặt cây, tôi biến thành khung cửi. Cuối cùng, tôi hóa thành quả thị và gặp lại một bà lão nhân hậu. Nhà vua tình cờ gặp lại tôi, hai chúng tôi đoàn tụ và sống hạnh phúc mãi về sau. Câu chuyện của tôi là minh chứng cho việc ở hiền gặp lành, kẻ gian ác cuối cùng cũng sẽ phải trả giá. |
Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 02:
Tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ, trên đường đi bán rượu về thì tôi thấy có một anh chàng trông rất cao to, khoẻ mạnh vô cùng. Tôi liền đến hỏi chuyện làm quen. Tên của anh ta là Thạch Sanh. Tính tình hiền lành, thật thà. Tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh thì vốn thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, nên nghe tôi mở lời, cậu ta đồng ý ngày. Thạch Sanh bảo: - Anh không chê em nghèo khó mà kết nghĩa anh em, em vui lắm, em hứa sẽ nghe anh và giúp đỡ anh thật nhiều. Nói rồi hai chúng tôi lên đường về nhà. Từ ngày có Thạch Sanh, tôi và mẹ đỡ vất vả hẳn ra, những việc nặng nhọc. Mẹ con tôi vui mừng ra mặt. Lúc bấy giờ, trong làng tôi có một con chằn tinh rất lớn. Mỗi năm dân làng phải nộp cho nó một mạng người, nếu không nó sẽ quấy phá, không để làng yên ổn. Năm đó đến lượt nhà tôi, không muốn giao mạng mình cho chằn tinh, tôi đành âm mưu nhờ Thạch Sanh đi giúp. Tối hôm đó, sau khi cả nhà ăn uống no say, tôi liền bảo cậu ta: - Tối này anh có mẻ rượu lớn, phải đem cất không thể ra trông miếu được, em bằng lòng đi thay anh được không? Nghe vậy, Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ gì mà vui vẻ nhận lời tôi. Tôi và mẹ vui mừng, cuối cùng cũng thoát được nạn lớn này. Vậy mà đương lúc nửa đêm, khi hai mẹ con đang ngủ thì tôi nghe tiếng Thạch Sanh gọi: - Anh Thông ơi, em về rồi này, anh ra mở cửa cho em với. Tôi tưởng là hồn Thạch Sanh về đòi báo thù mình nên sợ hãi vô cùng. Bèn ra bàn thờ khóc lóc, van xin tổ tiên, rồi sau đó ra một cửa. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại nghe tiếc Thạch Sanh gọi. Tôi liền ra mở cửa thì thấy cậu ta đang cầm cái đầu to tướng của chằn tinh. Nghe Thạch Sanh kể lại câu chuyện giết chằn tình tôi mới hoàn hồn, vừa khâm phục nhưng cũng không muốn Thạch Sanh giành phần thưởng vua ban, bèn bảo: - Đây là vật nuôi của vua, sao em lại giết nó. Bây giờ nếu vừa biết chắc chắn bị tội tày đình rồi. Em phải nhanh chóng trốn đi, còn mọi việc ở đây hãy để anh xử lý. Thạch Sanh nghe vậy, liền tin ngay, gói ghém quần áo rồi trở về gốc đa cũ. Còn tôi, sáng hôm sau liền mang đầu chằn tinh lên triều đình nhận thưởng, nhà vua bày tỏ sự hài lòng và khen ngợi rồi phong tôi làm Đô Đốc tại triều đình. Nhà vua có một người con gái đã đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước đến cầu hôn nhưng nàng không ưng ý. Nhà vua mở hội ném cầu kén rể. Những năm thành trong cả nước đến dự lễ, người nào bắt được cầu sẽ làm rể nhà vua. Nhưng trong buổi lễ, khi công chúa chuẩn bị lên ném cầu thì bị một con đại bàng bay ngang qua, sà xuống cắp đi mất. Nhà vua lo lắng, tức tốc sai tôi đi tìm công chúa, nếu tìm được, hứa sẽ gả và truyền ngôi cho. Tôi rối trí vô cùng, vì chẳng biết tìm công chúa ở đâu. Nghĩ đến năm xưa, lúc mình đường cùng thì Thạch Sanh là người giúp mình lập công, tôi bèn tìm cách để gặp lại anh ta. Tôi mở một hội lớn, Thách Sanh cũng tới hội để xem. Tôi kể câu chuyện công chúa bị đại bàng bắt cho cậu ta nghe, cậu ấy bèn nói: - Hôm qua, khi em đang ngồi chẻ củi dưới gốc đa, ngước mặt lên lầu mồ hôi thì thấy con đại bàng cắp một cô gái. Em dùng tên bắn trúng, vết thương có lẽ không quá sâu nên nó vẫn cố bay đi. Lần theo vết máu, em thấy được hang động của nó. Tôi mừng rỡ, bèn đem theo quân bảo hắn dẫn đi. Tới hang, Thạch Sanh mang theo cung tên, tình nguyện xuống hạng để cứu đại bàng. Tôi buộc dây vào lưng rồi Thạch Sanh để cậu ta theo dây đi xuống. Khi công chúa được cứu lên, tôi đã cùng công chúa trở về, để mặc Thạch Sanh dưới hang động. Từ lúc công chúa về, người chẳng nói chẳng cười, ai làm gì cũng mặc. Cả nhà vua và tôi đều tìm mọi cách, mời thầy ý giỏi nhất về để chữa trị những không khỏi. Một hôm, trong ngục tù có tiếng đàn thánh thót vàng lên khiến cả hoàng cũng như bừng tỉnh. Nàng công chúa nghe được tiếng đàn ấy thì vui cười trong hạnh phúc, bảo vừa cha cho gọi người đánh đàn vào cùng. Điều bất ngờ là người đánh đàn ấy chính là Thạch Sanh, trước mặt quần thần trong triều, tôi hổ thẹn vô cùng khi bị Thạch Sanh vạch mặt, tố cáo những tội lỗi bấy lâu của tôi. Sau khi nghe mọi chuyện, nhà vua đã gả con gái cho Thạch Sanh và để cậu ta quyết định hình phạt cho hai mẹ con tôi. Thạch Sanh đã bao dung thứ tha cho gia đình tôi, nhưng trên đường trở về, mẹ con tôi bị sét đánh, biến thành bọ hung. Giờ đây, khi sống trong hình dạng của một con bọ hung, tôi mới đau khổ đến cùng cực. Đó là cái giá mà tôi phải trả cho sự ác độc và tham lam của mình. Tôi chỉ khuyên các bạn rằng, đừng sống như tôi, điều tốt đẹp nhất trên đời là hãy sống thật lương thiện. |
Xem thêm 03+ mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích: Tại đây
05+ Mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, thì nhiệm vụ của học sinh lớp 6 như sau:
[1] Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
[2] Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
[3] Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
[4] Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
[5] Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Các hành vi nào học sinh lớp 6 không được làm?
Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, thì các hành vi học sinh lớp 6 không được làm gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];