Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng?

Nợ quá hạn là gì? Các hình thức nợ quá hạn? Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng?

Đăng bài: 15:53 03/04/2025

Nợ quá hạn là gì? Các hình thức nợ quá hạn?

Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Nợ quá hạn là gì? Các hình thức nợ quá hạn?

(1) Nợ quá hạn là gì?

- Nợ quá hạn là khoản tiền mà người đi vay không thể trả đúng thời hạn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính, bao gồm cả gốc lẫn lãi. Một số ngân hàng sẽ cho phép khách hàng trả chậm từ 1-3 ngày để xoay chuyển nguồn tiền. Nếu vượt quá thời gian này còn phát sinh thêm lãi trả chậm.

- Khi khách hàng có nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức mình đang làm đại diện. Đây là yếu tố để các ngân hàng và tổ chức tài chính quyết định khả năng xét duyệt các khoản vay trong tương lai. Lịch sử trả nợ của khách hàng sẽ được ghi nhận trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), thuộc Ngân hàng Nhà nước.

(2) Các hình thức nợ quá hạn?

- Dựa vào tính chất của khoản vay có thể phân nợ quá hạn thành 2 hình thức như sau:

- Nợ quá hạn có tài sản thế chấp:

+ Đây là các khoản nợ mà người đi vay thế chấp tài sản đảm bảo khi đăng ký vay ban đầu, chẳng hạn như: nhà đất, ô tô,.... Khi người vay không thể trả nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi tài sản thế chấp để lấy lại vốn. Điều này được thực hiện thông qua một số hình thức như bán tài sản hoặc đấu giá,...

+ Tuy nhiên, trước khi tiến hành thu hồi tài sản, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác như nhắc nhở, gia hạn hoặc tái cơ cấu nợ nếu khách hàng có thiện chí thanh toán.

- Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp

+ Đây là các khoản nợ phát sinh từ các hợp đồng vay tín chấp, vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo, nợ trả chậm từ thẻ tín dụng,... Đối với trường hợp này, các khoản vay được xét duyệt dựa trên uy tín của khách hàng mà không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, ngân hàng có rủi ro mất vốn rất cao.

+ Vì không có tài sản đảm bảo, rủi ro mất vốn đối với ngân hàng là rất cao. Nếu người vay chậm trả nợ, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như: Tăng lãi suất phạt do chậm thanh toán, chuyển khoản nợ sang đơn vị thu hồi nợ hợp pháp, gửi thông báo nhắc nợ thường xuyên qua điện thoại, email, tin nhắn

- Theo quy định của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm chính:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (0 - 9 ngày) → Vẫn có khả năng thu hồi gốc và lãi, ít ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý (10 - 29 ngày) → Bắt đầu có rủi ro, cần được theo dõi chặt chẽ.

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (30 - 89 ngày) → Được coi là nợ xấu, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.

+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (90 - 179 ngày) → Nguy cơ mất khả năng thanh toán cao, có thể bị ngân hàng khởi kiện hoặc áp dụng biện pháp thu hồi.

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trên 180 ngày) → Khoản nợ xấu nghiêm trọng nhất, gần như không thể thu hồi, người vay có thể bị hạn chế giao dịch tài chính trong tương lai.

Nợ quá hạn là gì? Các hình thức nợ quá hạn?

Nợ quá hạn là gì? Các hình thức nợ quá hạn? (Hình ảnh từ Internet)

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào?

Tùy theo tính chất từng khoản nợ và quy định của ngân hàng mà có hướng xử lý nợ quá hạn khác nhau. Tuy nhiên, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng luôn tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đảm bảo quyền lợi của cả bên vay và bên cho vay.

Bước 1: Liên hệ khách hàng, thông báo khoản nợ

- Ngân hàng sẽ liên hệ với khách hàng thông qua số điện thoại hoặc địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo thông tin đã cung cấp khi vay. Khách hàng sẽ được thông báo về số nợ quá hạn, lãi phạt phát sinh và yêu cầu về thời gian thanh toán.Việc này giúp khách hàng nắm rõ nghĩa vụ tài chính của mình và có kế hoạch trả nợ phù hợp.

Bước 2: Cơ cấu, điều chỉnh hợp đồng vay theo tình hình thực tế

- Trong trường hợp khách hàng không đủ năng lực trả nợ theo như thỏa thuận ban đầu, ngân hàng sẽ dựa trên điều kiện thực tế để có phương án hỗ trợ:

+ Điều chỉnh kỳ hạn, thời gian trả nợ: Khi thẩm định tài chính, xét thấy khách hàng có thể trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi kết thúc hợp đồng vay ban đầu. Lúc này, ngân hàng sẽ điều chỉnh hoặc bổ sung phụ lục hợp đồng, kéo dài thời gian trả nợ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.

+ Điều chỉnh phương án trả nợ: Một số trường hợp ngân hàng sẽ chia nhỏ số tiền cần trả, phân thành từng mốc thời gian để khách hàng cân đối tài chính tốt hơn.

Bước 3: Xử lý tài sản đảm bảo với các khoản vay thế chấp

- Khi đã qua 2 giai đoạn trên mà khách hàng vẫn không thể trả được số nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nguồn vốn. Đây là cách làm hợp pháp, đúng quy định từ Ngân hàng Nhà nước. Khi đã đi đến bước này thì tài sản của khách hàng xem như không lấy lại được nữa.

- Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đối với khoản vay thế chấp như sau:

+ Ngân hàng gửi văn bản thông báo về việc sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo tương ứng với khoản vay. Trong đó bao gồm nguyên nhân, thông tin tài sản, phương thức xử lý, thời gian và địa điểm cụ thể,...

+ Người đi vay (chủ sở hữu) phải giao lại tài sản cho ngân hàng theo như yêu cầu. Trường hợp chậm trễ, ngân hàng có quyền nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng.

+ Một số phương án thường được các ngân hàng sử dụng như: bán đấu giá, tự bán tài sản,.... Trước đó, tài sản sẽ được tiến hành thẩm định giá trị thực tế tính đến thời điểm xử lý.

+ Sau khi bán đi tài sản, nếu giá trị bán được lớn hơn số nợ cần trả thì ngân hàng sẽ trả lại phần chênh lệch. Ngược lại, nếu tài sản đã bán vẫn không đủ thanh lý nợ thì ngân hàng được quyền yêu cầu khách hàng tiếp tục trả số tiền còn thiếu.

Bước 4: Xử lý nợ quá hạn với các khoản vay tín chấp

- Đối với các khoản nợ quá hạn trong hợp đồng vay tín chấp, ngân hàng sẽ liên hệ với công ty nơi người vay đang làm việc hoặc địa phương, chỗ ở hiện tại để nhờ hỗ trợ. Một số công ty tài chính sẽ bán khoản nợ này cho công ty trung gian để thay họ xử lý.

- Khi khoản nợ quá hạn vẫn chưa thanh toán hết, hồ sơ về nợ xấu của khách hàng vẫn lưu trữ trên CIC. Vì vậy, khách hàng hầu như không thể vay tiếp ở bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hợp pháp nào khác.

 Bước 5: Khởi kiện ra tòa

- Ngân hàng sẽ khởi kiện ra tòa án khi tất cả các bước trên đều không thu về được hiệu quả tích cực. Khi có sự can thiệp của tòa án, khách hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn về uy tín và danh dự.

- Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính và người đi vay đều không muốn đi đến bước này. Vì vậy, hãy thể hiện thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ luôn có nhiều phương án hỗ trợ để người vay hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng chậm trả nợ cho ngân hàng thì lãi suất được tính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

8 Huỳnh Mai Đoan Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM;

Email: info@NhanSu.vn

Điện thoại: (028) 3930 2288 - Zalo: 0932170886

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...