Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đấu giá viên là gì? Công việc của Đấu giá viên gồm những gì?
Đấu giá viên là nghề trong nhóm các ngành nghề liên quan tới ngành Luật. Tuy nhiên nó còn khá mới và xa lạ với người dân nói chung và các bạn sinh viên Luật nói riêng. Vậy đấu giá viên là gì, công việc của một đấu giá viên bao gồm những gì?
1. Đấu giá viên là gì?
Đấu giá viên là một chức danh nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Một đấu giá viên để được bổ nhiệm cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Nghị định 62/2017/NĐ-CP và Luật Đấu giá tài sản 2016.
2. Điều kiện để làm Đấu giá viên là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì để trở thành Đấu giá viên, phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Đấu giá viên là gì?
3. Để được đào tạo nghiệp vụ nghề đấu giá cần những gì?
Ngoài những quy định kể trên, công dân Việt Nam muốn được tham gia lớp đào tạo nghề Đấu giá cần phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo ít nhất 03 năm.
Thời gian đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Tổ chức đào tạo là Học viện Tư pháp.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo 06 tháng tại Học viện Tư pháp, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
Pháp luật hiện nay cũng quy định những trường hợp được miễn đào tạo, bao gồm:
- Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
- Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
4. Tập sự nghề Đấu giá như thế nào?
Sau khi có chứng chỉ hoàn thành lớp đào tạo nghề đấu giá, hoặc đối với trường hợp được miễn đào tạo, thì công dân Việt Nam sẽ phải tiến hành đăng ký tập sự theo quy định. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng.
(Lưu ý: Thời gian này được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.).
Theo đó, tổ chức đấu giá tài sản sẽ phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.
Người tập sự hành nghề đấu giá sẽ được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự sẽ được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
Lưu ý: Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên.
Sau khi đã đủ hết tất cả các điều kiện nêu trên thì người đủ tiêu chuẩn sẽ lập một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để gửi Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật để được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Đề đấu giá (auction) tạo ra sự minh bạch và cạnh tranh công bằng như thế nào? Phải làm thế nào để tiếp cận hàng ngàn người qua đấu giá trực tuyến?
Đấu giá trực tuyến (online auctions) có thể tối ưu hóa doanh thu như thế nào? Quy định về đấu giá trực tuyến từ ngày 1/1/2025 ra sao?
Đất đấu giá có hấp dẫn nhà đầu tư không? Có nên đầu tư vào loại hình này để thu lợi nhuận nhanh chóng? Tìm hiểu những rủi ro và lợi ích từ đầu tư đất đấu giá.
Đấu giá online (online auction) mang lại những tiện lợi gì mà ngày càng phổ biến? Đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc gì?