Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đã có Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 quy định danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91?
Danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91 đã có hay chưa?
Đã có Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 quy định danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91?
Vừa qua Chính phủ đã có Nghị quyết 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế.
Tải về Toàn văn Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025
Trong đó có tại Nghị quyết 51/NQ-CP có quy định cụ thể về danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 được nêu rõ tại Phụ lục kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 như sau:
Tải về Danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024
Đã có Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 quy định danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91?
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan ra sao?
Căn cứ theo điểm b tiểu mục 2 Mục 2 Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 có quy định như sau:
- Xây dựng Đề án, báo cáo xin chủ trương của Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của cả người dạy và người học ở tất cả các cấp học, bậc học, nhất là giáo dục đại học, thực hiện học tập suốt đời; thực hiện kiên cố hóa trường lớp học; phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; miễn học phí cho trẻ em, học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông; đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.
- Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, cần sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo; xây dựng Luật Học tập suốt đời, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường, các chiến lược, quy hoạch của ngành Giáo dục; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nước về giáo dục và đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành Giáo dục.
- Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm đồng bộ, liên thông từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học; nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, chính sách, cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn trong nước.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy định bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch Hội đồng trường, Hội đồng đại học công lập; nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường, hiệu trưởng, giám đốc học viện, giám đốc đại học; mối quan hệ giữa chủ tịch Hội đồng trường với hiệu trưởng, giám đốc học viện, giám đốc đại học, trong đó cần có quy định phù hợp với đặc thủ của các trường thuộc khối Công an, Quân đội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên trên cả nước và đề xuất giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác quản lý; tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống các trung tâm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người dân.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát hoàn thiện thiết chế xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, trong đó lưu ý có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
- Tăng cường năng lực đội ngũ thanh tra giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Mục đích của Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ra sao?
Căn cứ theo Phần I Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 có nêu rõ về mục đích như sau:
- Quán triệt chủ trương, yêu cầu của Bộ Chính trị tại Kết luận 91-KL/TW năm 2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi là Nghị quyết số 29-NQ/TW); nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Xác định, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 và Kết luận 91-KL/TW năm 2024.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];