CSR là gì? Người lao động làm công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng không?
CSR là gì? Khái niệm công tác xã hội? Người lao động làm công tác xã hội có được đào tạo, bồi dưỡng?
CSR là gì?
Dưới đây là thông tin giải thích CSR là gì:
CRS (tên viết tắt của Corporate Social Responsibility) là một mô hình kinh doanh tự điều chỉnh, giúp các công ty có trách nhiệm xã hội đối với chính mình, các bên liên quan và công chúng, các doanh nghiệp bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, vẫn phải đảm bảo gắn liền với lợi ích của xã hội, thể hiện được đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao cuộc sống của người lao động, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Tại Việt Nam, CSR được doanh nghiệp thực hiện dưới những hình thức sau:
- Trách nhiệm với người tiêu dùng và thị trường hàng hóa.
- Trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường chung.
- Trách nhiệm với người lao động của doanh nghiệp.
- Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Ngoài thông tin CSR là gì? Người lao động làm công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng không? thì còn có thể tham khảo thêm các thông tin khác dưới đây:
>>>>>> 7P Marketing là gì?
>>>>>> PR là gì? 6 bước để có được một chiến lược PR hiệu quả trong thời đại ngày nay?
CSR là gì? Người lao động làm công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng không? (Hình từ Internet)
Công tác xã hội là gì? Người lao động làm công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng không?
[1] Công tác xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
...
Theo đó, công tác xã hội được hiểu là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
[2] Người lao động làm công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Người làm công tác xã hội
Người làm công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Người làm công tác xã hội trong các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm công tác xã hội độc lập.
Đồng thời, tại Điều 37 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội
1. Đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, khung chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác xã hội; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội, cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội.
3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở cập nhật kiến thức công tác xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội phải đáp ứng theo khung chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, người lao động làm công tác xã hội sẽ được đào tạo, bồi dưỡng. Việc đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội được quy định như sau:
[1] Đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.
[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, khung chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác xã hội; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội, cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội.
[3] Các cơ quan, tổ chức, cơ sở cập nhật kiến thức công tác xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội phải đáp ứng theo khung chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Từ khóa: CSR là gì người lao động công tác xã hội vấn đề xã hội người hành nghề công tác xã hội Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trách nhiệm xã hội Corporate Social Responsibility
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất
