[Chính thức] Sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ ngày 1 6 đối với các hộ kinh doanh TP HCM?
Các hộ kinh doanh tại TP HCM sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ 1 6? Thuế khoán? Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Thuế khoán là gì?
Tại khoản 6, 7 và 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
...
Theo đó, thuế khoán có thể hiểu đơn giản là loại thuế tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định, áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
Lưu ý: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
[Chính thức] Sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ ngày 1 6 đối với các hộ kinh doanh TP HCM?
Dưới đây là thông tin [Chính thức] Sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ ngày 1 6 đối với các hộ kinh doanh TP HCM:
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025 quy định như sau:
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
....
Theo đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế dành cho các hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ/năm và thuộc 6 nhóm ngành nghề sẽ chính thức áp dụng kể từ 1/6/2025.
6 nhóm ngành nghề đó là: hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác ...)
Như vậy, sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ ngày 1 6 đối với các các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ/năm thuộc 1 trong 6 nhóm ngành nghề nêu trên.
Lưu ý: Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025.
Xem thêm: Trình tự thực hiện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp doanh thu - chi phí?
[Chính thức] Sẽ không còn nộp thuế khoán kể từ ngày 1 6 đối với các hộ kinh doanh TP HCM?
Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025 quy định như sau:
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
...
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này
Theo đó, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ có các quyền và nghĩa vụ sau:
[1] Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
[2] Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
[3] Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
[4] Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
[5] Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];