Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Xin trợ giúp pháp lý có phải trả tiền hay không?
Cho tôi hỏi: Những đối tượng nào là người được trợ giúp pháp lý? Khi xin trợ giúp pháp lý có mất phí không? Nếu không mất phí thì nguồn kinh phí cho công tác trợ giúp pháp lý sẽ lấy từ đâu? câu hỏi của chị HAM (Hồ Chí Minh).
Xin trợ giúp pháp lý có phải trả tiền hay không?
Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 giải thích trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Dẫn chiếu đến Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Đồng thời tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
...
Như vậy, nếu thuộc đối tượng là người được trợ giúp pháp lý (quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017) thì khi yêu cầu trợ giúp pháp lý sẽ không phải trả tiền.
Xin trợ giúp pháp lý có phải trả tiền hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý được lấy từ đâu?
Theo Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý
1. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
3. Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm.
Theo đó, nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước;
(2) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước (3) Các nguồn hợp pháp khác.
Những đối tượng nào được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Chiếu theo quy định này, có 07 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, bao gồm:
(1) Người có công với cách mạng.
(2) Người thuộc hộ nghèo.
(3) Trẻ em.
(4) Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(5) Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
(6) Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
(7) Người có khó khăn về tài chính thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Công ty đang cần tuyển Nhân viên chính sách pháp luật (policy officer) với tinh thần nhiệt huyết, yêu thích pháp luật
Người đại diện trong tố tụng hành chính (representative in administrative procedures) bao gồm những ai? Ủy quyền tham gia tố tụng hành chính có phải là một quy trình pháp lý quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong một vụ kiện hành chính hay không?
<p>Việc kiểm tra tính pháp lý của một hợp đồng là vô cùng quan trọng nhằm có thể đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có.</p>
<p>Bạn thắc mắc Công ty tư vấn luật là gì? Bạn có biết những điều kiện cần thiết để thành lập công ty tư vấn luật? Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào!</p>