Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm phật trong đại lễ Phật đản như thế nào?

Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm phật trong đại lễ Phật đản như thế nào? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì?

Đăng bài: 10:24 07/05/2025

Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản như thế nào?

Đại lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, sau là Đức Phật Thích Ca - Giáo chủ của Đạo Phật. Ngài sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo lịch của Ấn Độ cổ, tương đương với ngày 8/4 (âm lịch) theo lịch Trung Quốc cổ vào năm 624 trước công nguyên.

Ở Việt Nam, ngày Phật đản trước đây là 8/4, sau này được Giáo hội thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch để làm lễ kỷ niệm. Trong ngày này diễn ra nghi thức tắm Phật, là một trong những hoạt động quan trọng của đại lễ Phật đản.

Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là một nghi thức được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời. Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỉ niệm ngày đức Phật Đản sinh, nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Nghi thức tắm Phật trong đại lễ Phật đản có thể được thực hiện theo 4 cách sau đây:

[Cách 1] Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Cách này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

[Cách 2] Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận - nghịch trong cuộc sống.

[Cách 3] Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân - khẩu - ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.

[Cách 4] Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.

Lưu ý: Thông tin về "Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm phật trong đại lễ Phật đản như thế nào?" chỉ mang tính tham khảo!

Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm Phật trong đại lễ Phật đản như thế nào?

Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật đản là gì? Thực hiện nghi thức tắm phật trong đại lễ Phật đản như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:

[1] Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

[2] Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

[3] Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

[4] Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

[5] Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

[6] Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại [5].

Xem thêm 

7 Nguyễn Thị Hiền

Từ khóa: Đại Lễ Phật Đản Nghi thức tắm Phật Quyền tự do tín ngưỡng Nghi thức tắm Phật trong đại lễ Phật Đản tắm phật trong Đại lễ Phật đản

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...