Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025? Nguyên tắc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định ra sao?

Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025? Nguyên tắc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định như thế nào?

Đăng bài: 16:15 05/05/2025

Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025?

Lễ Mộc Dục hay còn được gọi là lễ tắm Phật là một nghi lễ từ lâu đời và là một nghi lễ quan trọng, không thể thiếu của Đại lễ Phật Đản. Trong nghi lễ này, tượng Phật sẽ được tắm rửa bằng nước thơm, lau chùi sạch sẽ để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Vesak.

Đây không chỉ là một hành động thể hiện sự tôn kính mà còn là cách thể hiện tấm lòng tri ân thành kính của các phật tử đối với Đức Phật.

Lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025 ngoài mục đích kỷ niệm ngày Phật đản sinh còn mang ý nghĩa gột rửa, tẩy trừ sự phiền não, hướng đến sự thanh tịnh trong lòng của mỗi phật tử.

Vào Đại lễ Phật đản Vesak năm 2025, lễ Mộc Dục sẽ được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 8/4/Ất Tỵ tức ngày 5/5/2025 dương lịch.

Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về "Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025?"

Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025? Nguyên tắc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định ra sao?

Lễ Mộc Dục là gì? Ý nghĩa lễ Mộc Dục trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025 Nguyên tắc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định ra sao? (Hình ảnh Internet)

Nguyên tắc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức Đại Lễ Phật đản Vesak 2025 như sau:

(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước về tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định các bộ, ngành có trách nhiệm như sau:

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trong công tác tuyên truyền về lễ hội;

- Định hướng dư luận xã hội trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của lễ hội.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:

- Thực hiện chức năng quản lý các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý nội dung hoạt động lễ hội nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ Y tế có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác bảo đảm y tế trong hoạt động lễ hội.

Bộ Công an có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội cho hoạt động lễ hội.

Bộ Công Thương có trách nhiệm:

- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc trong hoạt động lễ hội.

Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Hướng dẫn sử dụng việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về lễ hội trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4 Huỳnh Ngọc Huy

Từ khóa: lễ mộc dục lễ mộc dục là gì ý nghĩa lễ mộc dục Đại lễ Phật đản Vesak 2025 lễ mộc dục trong đại lễ phật đản vesak 2025 tổ chức lễ hội phật tử

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...