Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật Hình sự mới nhất?

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật Hình sự mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

Đăng bài: 15:07 07/05/2025

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật Hình sự mới nhất?

Căn cứ theo Điều 367 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội xâm phgajm hoạt động tư pháp như sau:

Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.

Theo đó, theo quy định trên thì tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án theo quy định.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như sau:

Căn cứ theo Chương XXIV Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì sau đây là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp:

- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368)

- Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369)

- Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370)

- Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371)

- Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372)

- Tội dùng nhục hình (Điều 373)

- Tội bức cung (Điều 374)

- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375)

- Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376)

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377)

- Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù (Điều 378)

- Tội không thi hành án (Điều 379)

- Tội không chấp hành án (Điều 380)

- Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381)

- Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382)

- Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 383)

- Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384)

- Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385)

- Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386)

- Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387)

- Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388)

- Tội che giấu tội phạm (Điều 389)

- Tội không tố giác tội phạm (Điều 390)

- Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391).

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật Hình sự mới nhất?

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật Hình sự mới nhất? (Hỉnh từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

Căn cứ theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:

Thẩm quyền điều tra
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
...

Đồng thời, căn cứ theo Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
...

Tại Điều 20 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương như sau:

Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Theo đó, từ các quy định nêu trên thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, cụ thể là: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Như vậy, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp theo quy định.

Xem thêm 

Từ khóa: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp Hoạt động tư pháp Xâm phạm hoạt động tư pháp Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Thẩm quyền điều tra

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...