Metro tăng chuyến các ngày dịp lễ 30 tháng 4: Thời gian hoạt động và số chuyến trong các ngày dịp lễ 30 tháng 4 là bao nhiêu?
Thời gian hoạt động và số chuyến trong các ngày dịp lễ 30 tháng 4 là bao nhiêu? Quyền và nghĩa vụ của hành khách đi tàu metro số 1 Bến Thành suối Tiên quy định như thế nào?
Metro tăng chuyến các ngày dịp lễ 30 tháng 4: Thời gian hoạt động và số chuyến trong các ngày dịp lễ 30 tháng 4 là bao nhiêu?
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông công chánh về việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên) nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 và 1/5/2025.
Cụ thể, lịch chạy tàu metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) trong các ngày dịp lễ ngày 30 tháng 4 như sau:
- Ngày 25, 28 và 29/4 :
+ Thời gian hoạt động: từ 5 giờ đến 23 giờ.
+ Số chuyến trong ngày: 210 chuyến/ngày
Tăng 10 chuyến so với bình thường và tần suất giãn cách 8–12 phút/chuyến.
- Ngày 26,27/4 và 1,2,3,4/5 :
+ Thời gian hoạt động: từ 5 giờ đến 23 giờ
+ Số chuyến trong ngày: tổng cộng khoảng 223 chuyến/ngày.
Riêng ngày 30/4, metro bắt đầu sớm từ 4 giờ 30 và được điều chỉnh tăng thêm chuyến để phục vụ cao điểm đi lại của người dân. Với tần suất dày hơn (8–10–12 phút/chuyến) khoảng 240 chuyến trong ngày.
Lưu ý: Thông tin về "Metro tăng chuyến các ngày dịp lễ ngày 30 tháng 4: Thời gian hoạt động và số chuyến trong các ngày dịp lễ 30 tháng 4 là bao nhiêu?" chỉ mang tính tham khảo!
Metro tăng chuyến các ngày dịp lễ 30 tháng 4: thời gian hoạt động và số chuyến trong các ngày dịp lễ 30 tháng 4 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của hành khách đi tàu metro số 1 Bến Thành suối Tiên quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Đường sắt 2017 quy định quyền, nghĩa vụ của hành khách như sau:
- Hành khách có các quyền sau đây:
+ Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
+ Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. Cụ thể tại Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định:
Trả lại vé, đổi vé đi tàu
Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.
+ Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
+ Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
+ Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
+ Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc phối hợp đảm bảo an toàn tuyến tàu metro số 1 Bến Thành suối Tiên như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ đảm bảo an toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ban hành kèm theo Quyết định 4630/QĐ-UBND 2022 về nguyên tắc phối hợp đảm bảo an toàn tuyến tàu metro số 1 như sau:
[1] Khi xảy ra tai nạn giao thông trong phạm vi tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác vận hành đường sắt đô thị phải phối hợp các cơ quan chuyên ngành giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục nhanh chóng và kịp thời.
[2] Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.
[3] Các vụ tai nạn giao thông đường sắt đô thị phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo nhanh chóng kịp thời cho các tổ chức cá nhân liên quan theo quy định của Quy chế này.
[4] Các tổ chức cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt đô thị phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết, không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt đô thị sau khi xảy ra tai nạn.
[5] Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt đô thị không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng.
[6] Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị.
Xem thêm:
Từ khóa: tăng tuyến Metro 30 tháng 4 tàu metro số 1 Bên Thành suối Tiên Bên Thành suối Tiên tai nạn giao thông đảm bảo an toàn tuyến tàu metro số 1
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;