Chi tiết Chùa Thanh Tâm: Vị trí, cách đi và những lưu ý khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thanh Tâm?
Chi tiết Chùa Thanh Tâm: Vị trí, cách đi và những lưu ý khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thanh Tâm? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
Chi tiết Chùa Thanh Tâm: Vị trí, cách đi và những lưu ý khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thanh Tâm?
Chùa Thanh Tâm, còn được biết đến với tên gọi Chùa Phật Cô Đơn hay Bát Bửu Phật Đài, tọa lạc tại số 22 Mai Bá Hương, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về hướng Tây Nam.
Chùa mở cửa đón khách và phật tử hằng ngày theo các khung giờ: Sáng: 08h00 – 10h30 Chiều: 13h30 – 16h00 Tối: 18h00 – 20h00 |
Hướng dẫn đường đi đến chùa Thanh Tâm:
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Từ Quận 1, bạn có thể đi theo tuyến đường Lê Lợi – Lê Lai – Cống Quỳnh – Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó tiếp tục qua Hùng Vương, Hồng Bàng, Đường số 7 và Trần Văn Giàu. Tiếp tục di chuyển theo đường Lê Đình Chi, rẽ vào Phạm Văn Hai, sau đó trở lại Lê Đình Chi để đến chùa.
- Di chuyển bằng xe buýt: Các tuyến xe như 62-6, 62-7 và 81 đều có điểm dừng gần chùa, rất thuận tiện cho những ai sử dụng phương tiện công cộng. Nếu xuất phát từ các khu vực xa trung tâm, bạn có thể đi xe buýt đến bến xe An Sương hoặc bến xe Chợ Lớn, sau đó chuyển sang tuyến 119 hoặc 71 để đến nơi.
Theo đó, nghi thức đón tiếp xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Việt Nam sẽ được cử hành trọng thể với sự chứng minh của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự cùng đại diện chính phủ hai nước.
Xem chi tiết Nội quy Tại đây
Theo đó, Xá lợi của Đức Phật là bảo vật thiêng liêng, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Ấn Độ, cung thỉnh và tôn trí tại chùa Thanh Tâm (gần Công viên Láng Le), số A14/6, Ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
I. NỘI QUY Để giữ ý nghĩa trang nghiêm của việc chiêm bái, xin lưu ý: [1] Ban Tổ chức không thu, nhận bất cứ chi phí nào đối với tất cả mọi người đến chiêm bái; không tiếp nhận vòng hoa, lễ phẩm cúng dường; không thực hiện nghi thức dâng cúng tại nơi tôn trí. [2] Tất cả người vào chiêm bái Xá lợi Phật phải tuân thủ hướng dẫn của Ban Tổ chức, xếp hàng theo thứ tự, lần lượt di chuyển theo hàng lối, không được chạy hoặc đi tắt qua dòng người đang di chuyển, tuyệt đối giữ im lặng, không tự ý chụp hình, quay phim bên trong nơi tôn trí Xá lợi cũng như các khu vực chiêm bái Xá lợi. [3] Trẻ em dưới 2 tuổi, người không bảo đảm sức khỏe, trang phục không phù hợp, sẽ không được tiếp đón vào nơi tôn trí Xá lợi Phật. [4] Hạn chế mang theo túi xách, ba lô và đồ đạc cá nhân; không mang theo vũ khí, chất nổ, chất cháy, đồ ăn, thức uống, các vật dụng có thể làm mất trật tự, hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và trang nghiêm nơi tôn trí. Để bày tỏ lòng tôn kính đối với đức Phật, rất mong tất cả mọi người cần thực hiện những lưu ý trên, để việc chiêm bái đúng ý nghĩa thiêng liêng và trang nghiêm. - Lưu ý: + Quý khách đi chiêm bái Xá lợi Phật không cần phải đăng ký trước, vui lòng tập trung tại nhà chờ. + Mọi thông tin cần thiết về chiêm bái Xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm, vui lòng liên hệ số Hotline: 0779.138.912 (Phật tử Tuyết Ngọc). Thời gian liên hệ: + Sáng: từ 6g00 đến 11g30 + Chiều: từ 13g30 đến 21g00 II. THỜI GIAN CHIÊM BÁI: Bắt đầu từ ngày 03/5/2025 đến trưa 08/5/2025 (từ sáng 06g00 đến tối 22g00 hàng ngày), ngoại trừ sáng ngày 06/5/2025 chỉ dành riêng cho các đại biểu tham dự Vesak chiêm bái. |
Lưu ý: Thông tin về "Chi tiết Chùa Thanh Tâm: Vị trí, cách đi và những lưu ý khi viếng thăm xá lợi Phật?" chỉ mang tính tham khảo!
Chi tiết Chùa Thanh Tâm: Vị trí, cách đi và những lưu ý khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thanh Tâm? (Hình từ Internet)
Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Theo đó, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
[1] Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
[2] Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
[3] Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
[4] Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
[5] Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
[6] Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Xem thêm
Từ khóa: Xá lợi Đức Phật chùa Thanh Tâm Xá lợi Phật chiêm bái Xá lợi Phật Hoạt động tôn giáo tổ chức tôn giáo tổ chức
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;