Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất?
Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất cho học sinh? Hội đồng trường của trường trung học cơ sở trung học phổ thông công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất?
Dưới đây là thông tin về Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất:
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?
Trả lời:
- Từ nhan đề, em dự đoán văn bản sẽ nói về hành trình trong một buổi chiều nhiều sương mù mịt.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
- Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của chàng trai.
2. Suy luận: Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
- Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là các bác đi chài.
3. Suy luận: Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
- Ta thấy được cuộc sống khổ cực, vất vả và đầy gian nan của ngư dân trong cuộc sống lao động.
4. Dự đoán: Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?
- Các ngư dân sắp được chứng kiến một điều kì dị khi trôi đến cồn đá: gặp đoàn thuyền ma.
5. Suy luận: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân. Nhưng đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Chiều sương là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt. Ông kể về những kinh nghiệm trải qua của người đi biển, mỗi lần ra khơi đều như một lần bước vào cửa tử, nhưng họ vẫn không ngừng chiến đấu và vượt lên chính mình.
* Sau khi đọc
Câu 1: (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
Trả lời:
- Vào một buổi chiều sương lăng dăng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.
- Cách đặt nhan đề truyện của tác giả đã cho thấy thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật
Phần |
Sự kiện |
Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) |
|
|
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) |
|
|
Trả lời:
Phần |
Sự kiện |
Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) |
- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình. - Chàng nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma. - Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ rồi bắt đầu kể câu chuyện đi biển gặp bão tố và chiếc “thuyền ma. |
- Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ. - Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì nói cho cùng, đó đều là người dân làng họ, chẳng may qua đời nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian. |
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) |
- Chiếc thuyền ông Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi chài ra khơi đánh bắt cá. - Đến chiều, bão tố bắt đầu nổi lên kéo dài đến quá nửa đêm. - Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính. - Thuyền phó Nhụy vớt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không ai sống sót. |
- Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với bão tố đã thành quán tính (theo dõi các thao tác chống chọi với bão tố của nhóm bạn chài). - Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy, tuy thế họ vẫn bàng hoàng, lo âu, đau xót (“mọi người cầm lặng, tim bóp chặt trong một lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trấn trấn”). |
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
Trả lời:
- Người kể chuyện trong văn bản: có hai người kể chuyện: Ở phần 1 là chàng trai, ở phần 2 là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể cho phá là lão Nhiệm Bình. Như vậy, và có nhiều người kể chuyện văn bản.
- Điểm nhìn: Tương tự như vậy, ở phần 1, chúng ta thấy có điểm nhìn của chàng trai, của lão Nhiệm Bình; ở phần 2 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải...
= > Như vậy, câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.
Trả lời:
Quan niệm về cõi âm, cõi dương |
Tương đồng |
Khác biệt |
Chàng trai |
Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm, người đã khuất.
|
Không tin vào ma quỷ. |
Những người dân làng chài |
- Âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ. - Có một số kiêng kị khi đi biển. |
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.
Trả lời:
- Văn bản có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen:
+ Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước...
+ Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyến đi biển...
=> Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất.
Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
- Ý kiến của em: Nhìn chung không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan vì tình đồng nghiệp, tình làng xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.
Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?
Trả lời:
- Thái độ, tình cảm của con người vùng biển đối với biển cả, đó chính là một mối quan hệ biện chứng. Con người ở đây mang ơn biển cả vì biển cả đem đến nguồn lợi tài nguyên, nguồn sống cho con người; nhưng đồng thời, biển cả cũng gây ra những tai ương bất ngờ cho các chuyến đi biển. Vì thế mới có việc người còn sống xem người đã khuất vẫn tồn tại đâu đây chung quanh họ và biển cả là nơi dung chứa tất cả những gì thuộc về đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây.
Bài tập sáng tạo (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
Lấy cảm hứng từ không gian “chiều sương” trong truyện, hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai họa ở đoạn kết,… hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một loạt cảnh sân khấu hóa.
Trả lời:
Chiều sương tràn ngập trời xanh Nghe gió thì thầm những lời lòng Lão nhiệm bình với chàng trai trò chuyện Tình yêu và cuộc sống là lo toan
Người dân chài trên biển đại dương Đánh bắt vô định, sóng gió hiểm nghèo Nhưng họ vẫn kiên trì vượt qua Tin tưởng sẽ đến ngày mai tràn đầy hạnh phúc
Đó là những hình ảnh đẹp trong tâm hồn Mang theo cảm xúc khiến lòng ta rung động Kể lể dài, chuyện cũng không hết Để người nghe hiểu thêm về cuộc đời này. |
Lưu ý: Thông tin về Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: 5 mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành phong trào trồng và bảo vệ cây xanh lớp 11?
Xem thêm: 5 mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên xã hội lớp 11?
Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo lớp 11 hay nhất? (Hình từ Internet)
Hội đồng trường của trường trung học cơ sở trung học phổ thông công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường trung học công lập:
...
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập: Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hội đồng trường của trường trung học cơ sở trung học phổ thông công lập có nhiệm vụ sau:
- Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học;
- Quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
- Phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;
- Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Học sinh lớp 11 được lên lớp khi có kết quả học tập như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định điều kiện được lên lớp của học sinh lớp 11 như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
...
Như vậy, học sinh lớp 11 được lên lớp khi kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học) được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];