Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hướng dẫn soạn bài những ngôi sao xa xôi lớp 8 chi tiết?
Hướng dẫn soạn bài những ngôi sao xa xôi lớp 8 chi tiết? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Hướng dẫn soạn bài những ngôi sao xa xôi lớp 8?
Soạn bài những ngôi sao xa xôi lớp 8 theo mẫu dưới đây:
Câu 1. Câu chuyện được kể từ góc nhìn của ai? Đây là ngôi thứ mấy? Vai trò của ngôi kể như thế nào trong việc thể hiện nội dung của câu chuyện?
- Câu chuyện được kể từ góc nhìn của nhân vật Phương Định, thuộc ngôi thứ nhất.
- Ngôi kể giúp làm cho nội dung của câu chuyện trở nên sống động, chân thực hơn.
Câu 2. Câu chuyện diễn ra ở đâu và vào thời gian nào?
- Không gian: Diễn ra tại một cao điểm thường xuyên bị máy bay địch tấn công bằng các loại bom trên tuyến đường Trường Sơn.
- Thời gian: Trong thời điểm căng thẳng và gay gắt nhất của cuộc kháng chiến chống lại thực dân Mỹ.
Câu 3. Tóm tắt những sự kiện quan trọng trong đoạn trích.
- Ba cô gái Nho, Thao, và Phương Định là những thanh niên xung phong thuộc một đội trinh sát đặc biệt hoạt động tại một điểm chiến lược trên tuyến đường Trường Sơn.
- Trong lúc các máy bay ném bom, ba cô gái đã ra đường để phá hủy bom, và trong một vụ nổ, Nho đã bị thương. Phương Định và Thao đã chăm sóc cho Nho.
- Bất ngờ, một trận mưa đá đã xuất hiện, khiến ba cô gái cảm thấy thích thú. Trong lúc nhìn mưa đá, Phương Định đã nhớ về quê hương của mình.
- Một đêm tĩnh lặng, Phương Định và Thao đứng nhìn đoàn quân ra trận, tình đồng đội tỏa sáng.
Câu 4. Nhân vật chính trong truyện là ai? Hãy mô tả cảm nhận về điểm chung khiến họ gắn kết như một gia đình và những điểm đặc biệt ở từng người.
- Các nhân vật chính trong truyện bao gồm: Phương Định, Thao và Nho
- Điểm chung: Tình yêu với quê hương và đất nước; lòng dũng cảm, kiên định và trách nhiệm với nhiệm vụ; ấp ủ những ước mơ và trái tim nhạy cảm, lãng mạn; sự đoàn kết và tình đồng chí, đồng đội.
- Điểm đặc biệt:
+ Phương Định: Tươi trẻ, lạc quan; tự tin, tự hào về bản thân; đầy mơ mộng và lãng mạn
+ Thao: Quyết đoán, dũng cảm và bình tĩnh trong chiến đấu; sợ máu và căng thẳng; thích hát nhưng không thuộc lời và thường hát lạc hậu
+ Nho: Can đảm, kiên cường nhưng cũng có phần trẻ con
Câu 5. Hình ảnh của “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi cho ta cảm nhận về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh như thế nào.
- Trẻ trung, hồn nhiên nhưng đầy bản lĩnh và can đảm.
- Trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc
- Yêu quê hương, yêu đất nước
- Không ngần ngại hy sinh để bảo vệ Tổ quốc,...
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Hướng dẫn soạn bài những ngôi sao xa xôi lớp 8 chi tiết? (Hình từ Internet)
Môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông có đặc điểm gì?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông cụ thể như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Giáo viên trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];