Dự thảo thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 2025?
Phụ cấp ưu đãi là gì? Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề được quy định như thế nào theo Dự thảo Nghị định 2025?
Phụ cấp ưu đãi là gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
...
8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc
...
b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vây, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Dự thảo Nghị định: Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 2025? (Hình từ Internet)
Dự thảo thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 2025?
Căn cứ theo Điều 5 Dự thảo Nghị định về Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Viên chức, người lao động không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong các thời gian sau:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
+ Thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 01 tháng trở lên.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ thời gian nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định của Bảo hiểm xã hội).
+ Thời gian nghỉ khác vượt quá thời gian quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Xem chi tiết Dự thảo Nghị định về Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác trong các cơ sở giáo dục công lập tại đây: Tải về
Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
....
2. Điều kiện áp dụng
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;”.
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy, điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được quy định như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;”.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Xem thêm:
>> Cập nhật: Cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề mới nhất cho viên chức giáo dục công lập?
>> Dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi từ 15-80% cho viên chức, người lao động tại cơ sở giáo dục công lập?
Từ khóa: phụ cấp ưu đãi dự thảo Nghị định Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 2025 phụ cấp ưu đãi nghề 2025 Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi Cơ sở giáo dục công lập
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;