Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân?
Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân chính xác nhất? Chính sách của Nhà nước về phổ biến và giáo dục pháp luật?
Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân?
Dưới đây là thông tin về Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân:
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
B. Cơ quan công an.
C. Tòa án.
D. Ngành Y tế.
Câu 2: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con bao nhiêu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi giao con cho một bên vợ, chồng trực tiếp nuôi sau khi ly hôn?
A. Từ đủ 03 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 07 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 09 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
Câu 3: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được xác định như thế nào?
A. Ai là lao động chính trong gia đình thì tài sản này thuộc về người đó.
B. Ai đảm nhận việc nuôi con thì tài sản thuộc về người đó.
C. Tài sản này thuộc về con cái kế thừa.
D. Tài sản này được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Câu 4: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là gì?
A. Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng.
B. Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo sự đồng thuận giữa vợ và chồng.
C. Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án.
D. Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Câu 5: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ, quy định nào sau đây là đúng và đầy đủ?
A. Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ.
B. Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động.
C. Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
D. Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản để tự nuôi mình.
Câu 6: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cơ quan nào hạn chế quyền thăm nom con của người đó?
A. Công an.
B. Tòa án.
C. Viện Kiểm sát nhân dân.
D. Chính quyền địa phương.
Câu 7: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời được hiểu như thế nào?
A. Là những người cùng một gốc sinh ra gồm ông bà là đời thứ nhất, cha mẹ là đời thứ hai, anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ ba.
B. Là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
C. Là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ là đời thứ hai; anh chi em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ ba.
D. Là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em là đời thứ hai; con cháu là đời thứ ba.
Câu 8: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì độ tuổi được phép kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?
A. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 19 tuổi trở lên.
Câu 9: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong trường hợp nào?
A. Bất động sản.
B. Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.
C. Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 10: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ bao nhiêu tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con?
A. Từ đủ 07 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 09 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 10 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 11 tuổi trở lên.
B. TỰ LUẬN
Câu hỏi: Tình trạng ly hôn ở giới trẻ gia tăng là vấn đề đáng báo động. Theo bạn, cần làm gì để các cặp vợ chồng trẻ xây dựng hôn nhân thực sự bền vững?
Câu trả lời:
Hôn nhân là mối quan hệ thiêng liêng và quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đặc biệt ở giới trẻ, tình trạng ly hôn ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng, phản ánh những rạn nứt trong đời sống gia đình và xã hội. Thực tế cho thấy, ly hôn không còn quá xa lạ. Theo thống kê, tỷ lệ ly hôn ở các cặp kết hôn dưới 5 năm chiếm phần lớn, và độ tuổi ly hôn trung bình ngày càng trẻ hóa, từ 25 đến 35 tuổi. Những con số này cho thấy hôn nhân hiện nay đang đối mặt với nhiều áp lực. Nguyên nhân ly hôn ở giới trẻ rất đa dạng. Trước hết, nhiều người yêu nhanh, cưới vội khi chưa tìm hiểu rõ về nhau, thiếu nền tảng hôn nhân vững chắc. Thêm vào đó là áp lực từ tài chính, công việc, nuôi con… khiến mâu thuẫn dễ phát sinh. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột còn yếu, cộng với ảnh hưởng từ mạng xã hội cũng làm tăng nguy cơ đổ vỡ. Hậu quả của ly hôn không chỉ dừng lại ở hai người, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cái và xã hội. Trẻ em sống trong gia đình tan vỡ có nguy cơ bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Về lâu dài, các giá trị truyền thống của gia đình cũng ngày càng bị mai mọt. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững? Trước hết, kết hôn cần dựa trên sự hiểu biết và đồng cảm, không chỉ là cảm xúc nhất thời. Các bạn trẻ nên dành thời gian tìm hiểu kỹ trước khi quyết định lập gia đình. Đồng thời, cần chú trọng giáo dục hôn nhân và kỹ năng sống. Những kỹ năng như giao tiếp, quản lý tài chính, chăm sóc con cái… là hành trang thiết yếu khi bước vào đời sống vợ chồng. Trong hôn nhân, cả hai cần tôn trọng, thấu hiểu và cùng nhau vượt qua khó khăn. Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách đối mặt và ứng xử mới là chìa khóa giữ gìn hạnh phúc. Ngoài ra, tổ chức xã hội cũng cần góp phần định hướng nhận thức đúng đắn về giá trị hôn nhân. Gia đình hai bên nên là điểm tựa vững chắc, luôn đồng hành và hỗ trợ khi cần thiết. Tóm lại, ly hôn ở giới trẻ là một vấn đề rất đáng lo ngại. Để xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kỹ năng sống, sự cảm thông và chia sẻ. Khi người trẻ hiểu đúng về hôn nhân, hạnh phúc gia đình sẽ không còn là điều mong manh dễ vỡ. |
Thông tin về Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân 2025 chính xác nhất?
Xem thêm: Đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất?
Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật 2025 trên Báo Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về phổ biến và giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo Điều 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, thì chính sách của Nhà nước về phổ biến và giáo dục pháp luật như sau:
[1] Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
[2] Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
[3] Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
[4] Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, thì hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật được quy định như sau:
[1] Họp báo, thông cáo báo chí.
[2] Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
[3] Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
[4] Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
[5] Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
[6] Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
[7] Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
[8] Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];