Đã có danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 mới nhất theo Nghị quyết 60?
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 mới nhất theo Nghị quyết 60? Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 mới nhất theo Nghị quyết 60?
Danh sách sáp nhập dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu rõ những nội dung trong đó có đề cập đến toàn bộ tên gọi 34 tỉnh, thành phố - 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập tỉnh như sau:
Dự kiến danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh:
STT |
Tên gọi dự kiến |
Đơn vị hành chính hợp nhất |
Trung tâm chính trị - hành chính |
1 |
Tuyên Quang |
Tuyên Quang + Hà Giang |
Tuyên Quang |
2 |
Lào Cai |
Lào Cai + Yên Bái |
Yên Bái |
3 |
Thái Nguyên |
Bắc Kạn + Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
4 |
Phú Thọ |
Vĩnh Phúc + Phú Thọ + Hoà Bình |
Phú Thọ |
5 |
Bắc Ninh |
Bắc Ninh + Bắc Giang |
Bắc Giang |
6 |
Hưng Yên |
Hưng Yên + Thái Bình |
Hưng Yên |
7 |
Thành phố Hải Phòng |
Hải Dương + Hải Phòng |
Hải Phòng |
8 |
Ninh Bình |
Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định |
Ninh Bình |
9 |
Quảng Trị |
Quảng Bình + Quảng Trị |
Quảng Bình |
10 |
Thành phố Đà Nẵng |
Quảng Nam + Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
11 |
Quảng Ngãi |
Kon Tum + Quảng Ngãi |
Quảng Ngãi |
12 |
Gia Lai |
Gia Lai + Bình Định |
Bình Định |
13 |
Khánh Hoà |
Ninh Thuận + Khánh Hòa |
Khánh Hòa |
14 |
Lâm Đồng |
Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận |
Lâm Đồng |
15 |
Đắk Lắk |
Đắk Lắk + Phú Yên |
Đắk Lắk |
16 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương + TP.HCM |
TP.HCM |
17 |
Đồng Nai |
Đồng Nai + Bình Phước |
Đồng Nai |
18 |
Tây Ninh |
Tây Ninh + Long An |
Long An |
19 |
Thành phố Cần Thơ |
Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang |
Cần Thơ |
20 |
Vĩnh Long |
Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh |
Vĩnh Long |
21 |
Đồng Tháp |
Tiền Giang + Đồng Tháp |
Tiền Giang |
22 |
Cà Mau |
Bạc Liêu + Cà Mau |
Cà Mau |
23 |
An Giang |
An Giang + Kiên Giang |
Kiên Giang |
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập như sau:
STT |
Tên gọi dự kiến |
Loại |
1 |
Thành phố Hà Nội |
Không sáp nhập |
2 |
Thành phố Huế |
Không sáp nhập |
3 |
Tỉnh Lai Châu |
Không sáp nhập |
4 |
Tỉnh Điện Biên |
Không sáp nhập |
5 |
Tỉnh Sơn La |
Không sáp nhập |
6 |
Tỉnh Lạng Sơn |
Không sáp nhập |
7 |
Tỉnh Quảng Ninh |
Không sáp nhập |
8 |
Tỉnh Thanh Hoá |
Không sáp nhập |
9 |
Tỉnh Nghệ An |
Không sáp nhập |
10 |
Tỉnh Hà Tĩnh |
Không sáp nhập |
11 |
Tỉnh Cao Bằng |
Không sáp nhập |
Trên đây là toàn bộ thông tin"Đã có danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 mới nhất theo Nghị quyết 60?"
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 mới nhất theo Nghị quyết 60? (Hình internet)
Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể:
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
...
2. Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
b) Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
c) Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
e) Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
g) Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
...
Như vậy, việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
- Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];