Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành?
Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành công bố của Viện dinh dưỡng Quốc gia? Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh? Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh?
Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành?
Dưới đây là tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành công bố của Viện dinh dưỡng Quốc gia:
Trong đó:
Người trưởng thành là những đối tượng ở độ tuổi lao động (18 - 60 tuổi). Đây là lực lượng lao động chính của xã hội.
Vì vậy, người trưởng thành cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe và tăng cường miễn dịch để đảm bảo sức khỏe để làm việc cống hiến cho xã hội.
Số lượng lương thực, thực phẩm sử dụng cho một ngày được khuyến nghị theo Tháp dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành, mỗi bữa ăn cần có trên 10 loại thực phẩm để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
(1) Cung cấp đủ năng lượng: Hàng ngày, bữa ăn phải đa dạng, cân đối và phối hợp nhiều loại thực phẩm.
- Nhóm cung cấp chất bột đường: gạo, bún, phở, bánh mì, ngô, khoai và các sản phẩm chế biến. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, các loại thủy hải sản, trứng, sữa, các loại đậu hạt và các sản phẩm chế biến. Hàng ngày, nên ăn ít nhất 2 loại thực phẩm trong nhóm này.
- Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ: rau lá, rau củ quả, trái cây/quả chín là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ quan trọng cho cơ thể. Nên chọn rau, củ, quả tươi, theo mùa, không ăn rau quả khô.
- Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, các loại hạt có dầu (lạc, vừng…). Nên ăn dầu thực vật, dầu cá, hạn chế mỡ động vật.
(2) Uống đủ nước hàng ngày: không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm, hạn chế sự bám dính của virus sẽ xâm nhập vào cơ thể.
(3) Ăn đủ 3 bữa, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động:
Nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày. Tránh căng thẳng quá mức.
Hoạt động thể lực cường độ vừa (đi bộ nhanh, chạy bộ chậm, yoga, đạp xe tại chỗ...) ít nhất 30 phút/ngày, trong 5-7 ngày mỗi tuần.
Trên là thông tin tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành công bố của Viện dinh dưỡng Quốc gia.
>> Thiếu chất kẽm dễ mắc phải bệnh lý về dinh dưỡng nào?
Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành? (Hình từ Internet)
Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh quy định ra sao?
Căn cứ Điều 67 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
b) Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.
Theo đó, dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
+ Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
+ Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.
Có bao nhiêu chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, có tổng cộng 10 chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, chính sách quan trọng nhất là Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];