Cúm A uống thuốc gì? Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A là gì? Bị cúm A uống thuốc gì? Bệnh này có nguy hiểm hay không?

Đăng bài: 09:35 24/01/2025

Bệnh cúm A là gì? Cúm A uống thuốc gì? 

​​​​​Bệnh cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, dễ lây lan. Các chủng cúm A có khả năng tồn tại một thời gian dài trong môi trường bên ngoài và có thể sống lên tới 48 giờ trên những bề mặt như bề mặt bàn, tay nắm cửa, ghế, tủ,... Virus có thể tồn tại trong quần áo lên tới 12 giờ và duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.

Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm thường, có thể kéo dài từ 2-8 ngày và có thể kéo dài tới 17 ngày. Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn tới việc khó xác định thời gian ủ bệnh của người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh được áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người đã từng có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A.

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong một khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát bệnh và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Đối với một số trường hợp có thể kéo dài từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì người mắc bệnh cúm A có thể khỏi được bệnh trong vòng từ 7-10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt và đau đầu, nhưng mệt mỏi và ho có thể còn tiếp tục kéo dài.

Vậy bị cúm A uống thuốc gì? 

Đa số người bệnh mắc cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Hầu hết những trường hợp này được chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ có một số ít bệnh nhân diễn biến nặng phải được điều trị cúm A tại cơ sở y tế. Một số loại thuốc điều trị cúm A bao gồm:

- Oresol để bù nước và điện giải

- Thuốc hạ sốt: giúp làm hạ nhiệt độ cơ thể để chống lại sự tấn công của virus. Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến như paracetamol, ibuprofen,...

- Thuốc giảm ho: ho khan kéo dài liên tục có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi. Vì vậy, thuốc giảm ho có tác dụng xoa dịu cơn ho và đau họng.

- Thuốc xịt mũi: có thể làm sạch dịch nhầy ở mũi giúp cho mũi thông thoáng và dễ thở hơn.

- Thuốc kháng virus: trường hợp bị cúm lâu ngày có thể gặp biến chứng nguy hiểm và bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Lưu ý: Thông tin "Bệnh cúm A là gì? Cúm A uống thuốc gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Cúm A uống thuốc gì? Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A uống thuốc gì? Bệnh cúm A có nguy hiểm không? (Hình từ Internet)

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Các virus cúm A có đặc điểm khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài, trên các vật dụng trong gia đình, trên quần áo hay lòng bàn tay của người bệnh. Vì vậy, bệnh rất dễ lây nhiễm. Theo thống kê, tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới có thể lên đến 90% ở mọi đối tượng.

Đối tượng bị mắc cúm A là cả người lớn và trẻ em. Những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em dưới 5 tuổi; người già trên 65 tuổi; phụ nữ mang thai; người làm việc trong môi trường đông người dễ nhiễm virus cúm hơn cả. Họ cũng là đối tượng khi bị cúm A sẽ dễ gặp các triệu chứng nặng và gặp biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người muốn biết cúm A uống thuốc gì vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Biến chứng nặng nhất của bệnh là suy hô hấp dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn:

- Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất

- Người lớn >65 tuổi

- Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch

- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ

- Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…

- Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong chữa bệnh, chữa bênh như sau:

- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

17/01/2025

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì và tại sao nó quan trọng trong cuộc sống hàng ngày? Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, có lợi cho sức khỏe?

02/01/2025

Cơ hội nghề nghiệp cho Bác sĩ chuyên khoa Nhi (pediatrician) với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn

08/01/2025

Cải thiện sức khỏe tinh thần (mental health) và duy trì cuộc sống cân bằng (life balance) bằng cách nào? Lối sống lành mạnh có tác động như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

31/12/2024

Chế độ dinh dưỡng có quan trọng đến mức nào trong việc nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống không? Những yếu tố nào cần cân nhắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved