Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch năm 2025?
Tái sinh dòng sông Tô Lịch - điều đang được mong đợi năm 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh?
Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch?
Dưới đây là Thông tin giải thích Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch năm 2025:
Sông Tô Lịch bắt nguồn từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), đổ ra sông Nhuệ - đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì).
Mỗi ngày, trung bình có đến khoảng 160.000m3 nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà máy chưa được xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn thải vào sông Tô Lịch. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm một cách trầm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của những người dân thành phố và người dân hai bên sông.
Ngày 1/12/2024, Hà Nội bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm. Thời gian vận hành thử trong vòng 6 tháng. Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được kỳ vọng sẽ làm "sống lại" sông Tô Lịch.
Thời hạn "tái sinh" sông Tô Lịch đã được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chốt trước ngày 2/9/2025. Do đó, các sở, ngành liên quan đang nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều phương án cải thiện môi trường cho dòng sông như: Dồn lực cho dự án bổ cập nước từ sông Hồng, Kết nối tổng thể bằng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Nạo vét toàn diện, cải thiện dòng chảy,... nhằm đạt tiến độ đã đề ra.
Việc đồng loạt triển khai các dự án đang tạo nên bước chuyển lớn trong hành trình tái sinh sông Tô Lịch. Điều này hứa hẹn mang lại sự trong xanh và thơ mộng của dòng sông Tô Lịch ngày xưa.
Lưu ý: Thông tin Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch năm 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì?
Xem thêm: Năng lượng tái tạo là gì?
Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch năm 2025? (Hình từ Internet)
Chất thải là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh?
[1] Chất thải là gì?
Tại khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
18. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
...
Theo đó, chất thải được hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
[2] Cơ quan nào có thẩm quyền công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh?
Tại điểm b khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;
b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;
c) Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
d) Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;
đ) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.
Theo đó, việc công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn thuộc về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Tại khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
7. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
c) Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
đ) Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
e) Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
g) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
...
Theo đó, nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
[1] Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
[2] Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
[3] Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
[4] Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
[5] Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
[6] Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
[7] Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
Từ khóa: Sông Tô Lịch Tái sinh của dòng sông Tô Lịch Tái sinh của dòng sông Tô Lịch năm 2025 Dòng sông Tô Lịch năm 2025 Mong chờ sự tái sinh của dòng sông Tô Lịch Tái sinh Chất thải
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;