Những cơ hội và thách thức của ngành Digital Marketing khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến?
Ngành Digital Marketing sẽ gặp phải những cơ hội và thách thức nào khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến? Người quảng cáo có các quyền nào trong hoạt động quảng cáo?
Những cơ hội và thách thức của ngành Digital Marketing khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến?
Digital Marketing được hiểu là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn sử dụng những phương thức truyền thống để tiếp cận khách hàng. Thay vào đó, các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng. Ứng dụng những nền tảng kỹ thuật số, những Marketer sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể thấy được rằng dạo gần đây trí tuệ nhân tạo AI đang ngày càng phổ biến và trở nên rộng rãi. Vậy khi trí tuệ nhân tạo tiếp tục phổ biến như thế, những cơ hội và thách thức náo sẽ dành cho ngành Digital Marketing? Dưới đây là bài viết có thể tham khảo.
AI - trí tuệ nhân tạo được dự đoán rằng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa trong lĩnh vực Digital Marketing. AI có thể giúp các thương hiệu thay đổi cách giao tiếp với khách hàng cũng như cách các chiến dịch. Ngoài ra, người lao động có thể sử dụng AI để thay thế cho những tác vụ tốn thời gian, sản xuất nội dung hoặc nhiều hơn thế là trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngành Digital Marketing. Đi theo đó, dưới quy mô và sự phát triển của AI, quá trình ngành tuyển dụng Nhân viên Marketing cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng và tác động lớn.
Nếu người lao động ngành Digital Marketing biết cách sử dụng AI, đây sẽ là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong quá trình làm việc. Cụ thể như:
- AI có thể giúp tăng năng suất thông qua việc tự động hóa nhiều thao tác và giảm thời gian cho những công việc đơn giản, giúp tập trung vào những công việc quan trọng khác.
- AI sẽ vận dụng khả năng phân tích và xử lý dữ liệu của mình để tạo ra các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số chính xác và hiệu quả hơn.
- AI có thể giúp người lao động ngành Digital Marketing tương tác với khách hàng, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp.
Để AI không làm mất việc, người làm ngành Digital Marketing cần phải nâng cấp và phát triển bản thân hơn từng ngày, cụ thể:
- Để có thể cạnh tranh tốt với AI, con người cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Bản thân phải luôn nỗ lực học tập, nghiên cứu và liên tục cập nhật những kiến thức mới để có thể làm việc tốt hơn, đáp ứng được những sự đổi mới liên tục của thị trường tuyển dụng.
- Thay thế suy nghĩ xem AI là đối thủ, biết cách sử dụng điều này để tận dụng tối đa lợi ích mà AI đem lại. Khi biết cách vận dụng, AI sẽ là một trợ thủ đắc lực. Ngoài ra, công cụ AI sẽ giúp bản thân tăng cường năng suất làm việc, giảm thiểu được những sai sót, tối ưu hóa được quy trình và có thể nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phải luôn luôn trao dồi thêm kỹ năng mềm vì đây là yếu tố quan trọng giúp bản thân phát triển và đối phó với các thay đổi trong công nghệ cũng như thị trường lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Những cơ hội và thách thức của ngành Digital Marketing khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
>>>> Digital Marketing: Xây dựng kỹ năng quản lý tài khoản quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hiệu quả?
>>>> Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing 2025 và cách trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng?
Những cơ hội và thách thức của ngành Digital Marketing khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến? (Hình từ Internet)
Người quảng cáo có các quyền nào trong hoạt động quảng cáo?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
1. Người quảng cáo có các quyền sau:
a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
b) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
c) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người quảng cáo có các quyền sau trong hoạt động quảng cáo:
- Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
- Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
- Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Từ khóa: Ngành Digital Marketing Cơ hội và thách thức của ngành Digital Marketing Trí tuệ nhân tạo Người quảng cáo Hoạt động quảng cáo Phổ biến
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;