Học kế toán hay kiểm toán: Đâu là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn?

Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Nên lựa chọn nghề nghiệp nào?

Đăng bài: 09:15 26/04/2025

Kế toán là gì? Kiểm toán là gì? 

1. Kế toán là gì? 

Kế toán dịch theo từ ngữ tiếng anh là Accounting. Đây là quá trình thu thập, ghi chép, phân loại, xử lý và tóm tắt các giao dịch tài chính phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Sau đó, thông tin tài chính được sử dụng để lập các báo cáo kế toán như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… và trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc ra quyết định quản lý, điều hành.

Các báo cáo tài chính này phải đảm bảo tính minh bạch, trung thực, chính xác và tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành, bởi đây không chỉ là cơ sở để kê khai nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán,…mà còn là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch, phân tích và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai.

2. Kiểm toán là gì? 

Kiểm toán dịch theo từ ngữ tiếng anh là Audit. Đây là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác minh tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các hồ sơ,chứng từ kế toán và báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập ra. Mục tiêu của hoạt động kiểm toán là đảm bảo rằng các thông tin tài chính được trình bày đúng theo chuẩn mực kế toán và quy định pháp luật hiện hành, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa các sai sót, gian lận có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp. Dựa trên kết quả kiểm toán, kiểm toán viên có thể đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Báo cáo kiểm toán là văn bản chính thức thể hiện ý kiến độc lập của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Báo cáo này đóng vai trò như một chứng từ pháp lý và tài liệu đáng tin cậy đối với các bên liên quan như: Cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, đối tác, khách hàng, người lao động và ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Học kế toán hay kiểm toán: Đâu là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn?

(1) Học kế toán phù hợp với những người có các đặc điểm, tính cách sau:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác: Công việc kế toán đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chính xác của các con số và báo cáo. 

- Khả năng làm việc độc lập và có hệ thống: Kế toán viên thường phải xử lý lượng lớn dữ liệu một cách độc lập và theo một quy trình nhất định.

- Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin: Kế toán không chỉ ghi chép mà còn phải phân tích các dữ liệu tài chính để cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý.

- Yêu thích làm việc với con số và các quy trình: Nếu bạn cảm thấy thoải mái và hứng thú với việc xử lý các con số và tuân thủ các quy định, kế toán có thể là lựa chọn phù hợp.

(2) Học kiểm toán phù hợp với những người có các đặc điểm, tính cách sau:

- Tư duy phân tích, logic và khả năng giải quyết vấn đề: Kiểm toán viên cần có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, phân tích các bằng chứng và đưa ra những đánh giá xác đáng.

- Tính khách quan, độc lập và trung thực: Đây là những phẩm chất cốt lõi của một kiểm toán viên để đảm bảo tính tin cậy của ý kiến kiểm toán.

- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt: Kiểm toán viên thường xuyên phải trao đổi thông tin với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và làm việc trong các nhóm kiểm toán.

- Khả năng chịu áp lực cao và thích sự thử thách: Công việc kiểm toán đôi khi đòi hỏi phải làm việc dưới áp lực thời gian và đối mặt với những tình huống phức tạp.

Lưu ý: Thông tin về "Học kế toán hay kiểm toán: Đâu là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn?" chỉ mang tính tham khảo.

Học kế toán hay kiểm toán: Đâu là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn? (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

7 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Học kế toán hay kiểm toán Kế toán là gì Kiểm toán là gì kiểm toán viên Học kế toán kiểm toán viên nhà nước

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...