Quyết định 975/QĐ-BXD năm 2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 975/QĐ-BXD |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Nguyễn Xuân Sang |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 975/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét tờ trình số 2593/TTr-CHHĐTVN ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH
Cảng biển Khánh Hòa gồm các khu bến: Bắc Vân Phong; Nam Vân Phong; Nha Trang; Cam Ranh; bến cảng huyện đảo Trường Sa; khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2030
- Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 26,5 triệu tấn đến 32,2 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,04 triệu TEU đến 0,08 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 549,9 nghìn lượt khách đến 612,9 nghìn lượt khách.
- Về kết cấu hạ tầng: có tổng số 22 bến cảng gồm từ 47 cầu cảng đến 51 cầu cảng với tổng chiều dài từ 10.235 m đến 11.625 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).
- Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
- Về hàng hóa: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm.
- Về kết cấu hạ tầng: tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
2. Nội dung quy hoạch
a) Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy hoạch các khu bến cảng
(1) Quy hoạch đến năm 2030
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 975/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét tờ trình số 2593/TTr-CHHĐTVN ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH
Cảng biển Khánh Hòa gồm các khu bến: Bắc Vân Phong; Nam Vân Phong; Nha Trang; Cam Ranh; bến cảng huyện đảo Trường Sa; khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2030
- Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 26,5 triệu tấn đến 32,2 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,04 triệu TEU đến 0,08 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 549,9 nghìn lượt khách đến 612,9 nghìn lượt khách.
- Về kết cấu hạ tầng: có tổng số 22 bến cảng gồm từ 47 cầu cảng đến 51 cầu cảng với tổng chiều dài từ 10.235 m đến 11.625 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).
- Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
- Về hàng hóa: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm.
- Về kết cấu hạ tầng: tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
2. Nội dung quy hoạch
a) Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy hoạch các khu bến cảng
(1) Quy hoạch đến năm 2030
- Khu bến Bắc Vân Phong
+ Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 5,5 triệu tấn đến 7,0 triệu tấn (chưa bao gồm lượng hàng trung chuyển container quốc tế), hành khách từ 120 nghìn lượt khách đến 130 nghìn lượt khách. Từng bước phát triển các bến tàu khách du lịch quốc tế, bến du thuyền, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong và khu vực lân cận theo nhu cầu.
+ Quy mô các bến cảng: 03 bến cảng gồm từ 07 cầu cảng đến 08 cầu cảng với tổng chiều dài từ 1.985 m đến 2.345 m, cụ thể như sau:
. Bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong: 05 cầu cảng đến 06 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời với tổng chiều dài 1.460 m đến 1.820 m, tiếp nhận tàu container trọng tải đến 24.000 TEU, tàu tổng hợp, tàu hàng rời đến 250.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 5,5 triệu tấn đến 7,0 triệu tấn.
. Bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn: 01 cầu cảng hàng khách dài 480 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 225.000 GT, đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 120 nghìn lượt khách đến 130 nghìn lượt khách.
. Bến cảng Đầm Môn: 01 cầu cảng hàng tổng hợp dài 45 m, tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn. Giữ nguyên hiện trạng.
- Khu bến Nam Vân Phong
+ Về hàng hóa thông qua: từ 15,4 triệu tấn đến 18,5 triệu tấn.
+ Quy mô các bến cảng: có tổng số 09 bến cảng gồm từ 16 cầu cảng đến 19 cầu cảng với tổng chiều dài 2.873,5 m đến 3.903,5 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau:
. Bến cảng Hòn Khói: 02 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 220 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 3.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,4 triệu tấn đến 0,5 triệu tấn.
. Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Xuân Thành: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 150 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,65 triệu tấn.
. Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Long Sơn: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 180 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,70 triệu tấn đến 0,90 triệu tấn.
. Bến cảng trạm phân phối xi măng Ninh Thủy: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 206 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,70 triệu tấn đến 0,90 triệu tấn.
. Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong: từ 03 cầu cảng đến 06 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài từ 798 m đến 1.828 m, tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 2,50 triệu tấn đến 3,70 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu Nam Vân Phong: 02 cầu cảng hàng lỏng với tổng chiều dài 590 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 4,40 triệu tấn đến 4,50 triệu tấn.
. Bến cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: 04 cầu cảng hàng lỏng/khí với tổng chiều dài 319,5 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,00 triệu tấn đến 3,30 triệu tấn.
. Bến cảng nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1: 02 cầu cảng tổng hợp, rời dài 410 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 105.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 2,70 triệu tấn đến 3,60 triệu tấn.
. Bến cảng tro xỉ nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1: 01 cầu cảng chuyên dùng hàng rời dài 60m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 0,1 triệu tấn đến 0,2 triệu tấn.
- Khu bến Nha Trang
+ Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 0,1 triệu tấn đến 0,2 triệu tấn, hành khách qua cảng từ 349,9 nghìn lượt khách đến 392,9 nghìn lượt khách.
+ Quy mô các bến cảng: có tổng số 03 bến cảng gồm 05 cầu cảng với tổng chiều dài 1.023 m, cụ thể như sau:
. Bến cảng Nha Trang: 03 cầu cảng hành khách với tổng chiều dài 771 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 225.000 GT, đáp ứng thông qua hành khách từ 169,9 nghìn lượt khách đến 202,9 nghìn lượt khách.
. Bến cảng Học viện Hải Quân: 02 cầu cảng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 252 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 0,1 triệu tấn đến 0,2 triệu tấn.
. Bến cảng công viên bến du thuyền Quốc tế: số lượng cầu cảng/chiều dài theo đề xuất của nhà đầu tư, tiếp nhận tàu trọng tải đến 7.000 GT, đáp ứng thông qua hành khách từ 180 nghìn lượt khách đến 190 nghìn lượt khách.
- Khu bến cảng Cam Ranh
+ Về hàng hóa và hành khách thông qua: hàng hóa từ 5,5 triệu tấn đến 6,5 triệu tấn, hành khách qua cảng từ 80 nghìn lượt khách đến 90 nghìn lượt khách.
+ Quy mô các bến cảng: 07 bến cảng gồm 19 cầu cảng với tổng chiều dài 4.353,5 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau:
. Bến cảng Ba Ngòi: 05 cầu cảng tổng hợp, rời và container với tổng chiều dài 759,5 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 3,00 triệu tấn đến 3,50 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu K662: 02 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài 338 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,62 triệu tấn đến 0,80 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu Phú Khánh: 02 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài 359 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn, áp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,30 triệu tấn đến 0,60 triệu tấn.
. Bến cảng nhà máy xi măng Cam Ranh: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 180 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,50 triệu tấn.
. Bến cảng LPG Hồng Mộc: 01 cầu cảng lỏng/khí với chiều dài 120 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 GT, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,08 triệu tấn đến 0,10 triệu tấn.
. Bến cảng hành khách quốc tế Bắc bán đảo Cam Ranh: 01 cầu cảng dài 420m, tiếp nhận tàu khách trọng tải đến 225.000 GT, đáp ứng nhu cầu thông qua từ 20 nghìn lượt khách đến 30 nghìn lượt khách. Ngoài ra, khu bến phát triển các cầu cảng du thuyền số lượng cầu cảng/chiều dài theo đề xuất của nhà đầu tư, tiếp nhận tàu trọng tải đến 7.000GT, đáp ứng nhu cầu thông qua đến 20 nghìn lượt khách.
. Bến cảng quốc tế Cam Ranh: 07 cầu cảng hành khách kết hợp tiếp nhận hàng container, tổng hợp, rời với tổng chiều dài 2.177 m, tiếp nhận tàu container, tổng hợp, rời trọng tải đến 70.000 tấn và tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, đáp ứng thông qua hành khách đến 40 nghìn lượt khách.
- Bến cảng huyện đảo Trường Sa: phát triển các bến cảng kết nối giữa đất liền và các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo kết hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
- Các khu chuyển tải, khu neo chờ, tránh, trú bão: tại Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, một số đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.
(2) Tầm nhìn đến năm 2050
Tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm.
c) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải
Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng được quy hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng bến cảng, lộ trình đầu tư tùy thuộc vào khả năng bố trí, huy động nguồn lực. Tuyến luồng vào khu bến Nam Vân Phong cho tàu 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tuyến luồng Ba Ngòi cho tàu 50.000 tấn. Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô bến cảng theo quy hoạch.
d) Định hướng quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối
Triển khai kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt.
đ) Các bến cảng khác
Bến cảng khác gồm: bến cảng nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam (quy mô 07 cầu cảng với tổng chiều dài 1.985 m, phục vụ sửa chữa và đóng mới cỡ tàu đến 400.1 tấn); bến du thuyền phục vụ du lịch tại khu bến cảng hành khách quốc tế Bắc bán đảo Cam Ranh; bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, bến nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom và giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy.
e) Định hướng quy hoạch các khu chức năng khác
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải: theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn.
- Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch: tại vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh.
- Các khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét: theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, các quy hoạch có liên quan và các khu vực, địa điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chấp thuận, công bố.
(Chi tiết tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).
II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MẶT NƯỚC
- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 745 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng).
- Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 88.551 ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 21.327 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 523 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 20.804 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).
1. Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng:
Cải tạo nâng cấp các tuyến luồng hàng hải: tuyến luồng dùng chung vào khu bến Nam Vân Phong cho tàu đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tuyến luồng Ba Ngòi cho tàu 50.000 tấn; đầu tư xây dựng Đài thông tin duyên hải, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Đại diện Cảng vụ Hàng hải tại Trường Sa, hệ thống đèn biển tại Trường Sa; các kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo chờ tránh, trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.
2. Bến cảng biển:
Đầu tư các bến cảng tại khu bến Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Thực hiện các giải pháp quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Khuyến khích đầu tư đồng thời khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hạ tầng cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác.
- Tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải tại các bến cảng mới; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự phối hợp, gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có cảng biển.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu.
2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khai thác nguồn lực từ quỹ đất, mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.
3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ
- Khuyến khích Nhà đầu tư khai thác cảng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển; đẩy mạnh chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu đáp ứng các tiêu chí cảng xanh, cảng biển thông minh.
- Xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, cảng biển thông minh, đồng thời nghiên cứu đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư cảng biển.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng biển được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng biển và các hạ tầng liên quan. Định kỳ tổ chức hội nghị cảng biển để giải quyết các vấn đề liên quan.
- Các bến cảng hiện hữu được phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với quy mô, công năng, cỡ tàu đã được quy định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật khác phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn có thể được xem xét cho phép vào cảng theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần sau cảng và dịch vụ logistics để hỗ trợ cho hoạt động cảng biển. Liên kết giữa các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu và công ty logistics trên địa bàn với các nhà khai thác cảng cạn, kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ vận tải tạo thành chuỗi dịch vụ, hướng đến hình thành “hệ sinh thái logistics” hỗ trợ chủ hàng từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối sản phẩm.
- Xây dựng kho dữ liệu tập trung, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu dùng chung phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và khai thác cảng.
- Thiết lập bản đồ số hóa hệ thống cảng biển phục vụ công tác thống kê, tra cứu, quy hoạch và tối ưu hóa tiến trình phát triển cảng biển Khánh Hòa.
1. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa: công bố, kiểm tra, giám sát quy hoạch và thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Khánh Hòa theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.
- Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, khai thác và các giải pháp quản lý, khai thác các bến cảng thuộc cảng biển Khánh Hòa.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch.
- Hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch được duyệt; đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao thông kết nối cảng biển trong quy hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị xây dựng, môi trường, quốc phòng, an ninh để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định trong quá trình chấp thuận, cấp phép đầu tư bến cảng, cầu cảng. Đồng thời căn cứ kết quả dự báo quy hoạch, thực tế hàng hóa thông qua tại khu vực và khả năng kết nối cảng để xem xét hiệu quả làm cơ sở cấp phép dự án đầu tư với quy mô, tiến trình phù hợp.
- Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Khánh Hòa theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DỰ BÁO HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM
2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2025 của
Bộ Xây dựng)
Đơn vị: Triệu tấn
TT |
Tên bến cảng |
Kịch bản thấp |
Kịch bản cao |
||||||
Tổng |
Hàng container |
Hàng tổng hợp, rời |
Hàng lỏng/khí |
Tổng |
Hàng container |
Hàng tổng hợp, rời |
Hàng lỏng/khí |
||
|
CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA |
26,50 |
0,50 |
17,50 |
8,50 |
32,20 |
1,00 |
21,70 |
9,50 |
I |
KHU BẾN BẮC VÂN PHONG |
5,50 |
0,50 |
5,00 |
|
7,00 |
1,00 |
6,00 |
|
1 |
Bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong |
5,50 |
0,50 |
5,00 |
|
7,00 |
1,00 |
6,00 |
|
2 |
Bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Bến cảng Đầm Môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
KHU BẾN NAM VÂN PHONG |
15,40 |
|
7,90 |
7,50 |
18,50 |
|
10,50 |
8,00 |
1 |
Bến cảng Hòn Khói |
0,40 |
|
0,40 |
|
0,50 |
|
0,50 |
|
2 |
Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Xuân Thành |
0,65 |
|
0,65 |
|
0,65 |
|
0,65 |
|
3 |
Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Long Sơn |
0,70 |
|
0,70 |
|
0,90 |
|
0,90 |
|
4 |
Bến cảng trạm phân phối xi măng Ninh Thủy |
0,70 |
|
0,70 |
|
0,90 |
|
0,90 |
|
5 |
Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong |
2,50 |
|
2,40 |
0,10 |
3,70 |
|
3,50 |
0,20 |
6 |
Bến cảng xăng dầu Nam Vân Phong |
4,40 |
|
|
4,40 |
4,50 |
|
|
4,50 |
7 |
Bến cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong |
3,00 |
|
|
3,00 |
3,30 |
|
|
3,30 |
8 |
Bến cảng nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 |
2,70 |
|
|
|
3,60 |
|
|
|
9 |
Bến cảng tro xỉ nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 |
0,1 |
|
|
|
0,2 |
|
|
|
10 |
Bến cảng nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam |
0,25 |
|
|
|
0,25 |
|
|
|
III |
KHU BẾN NHA TRANG |
0,10 |
|
0,10 |
|
0,20 |
|
0,20 |
|
1 |
Bến cảng Nha Trang |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bến cảng Học viện Hải quân |
0,10 |
|
0,10 |
|
0,20 |
|
0,20 |
|
3 |
Bến cảng công viên bến du thuyền Quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Nhà máy đóng tàu Nha Trang |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
KHU BẾN CAM RANH |
5,50 |
|
4,50 |
1,00 |
6,50 |
|
5,00 |
1,50 |
1 |
Bến cảng Ba Ngòi |
3,00 |
|
3,00 |
0,00 |
3,50 |
|
3,50 |
0,00 |
2 |
Bến cảng xăng dầu K662 |
0,62 |
|
|
0,62 |
0,80 |
|
|
0,80 |
3 |
Bến cảng xăng dầu Phú Khánh |
0,30 |
|
|
0,30 |
0,60 |
|
|
0,60 |
4 |
Bến cảng nhà máy xi măng Cam Ranh |
1,50 |
|
1,50 |
|
1,50 |
|
1,50 |
|
5 |
Bến cảng LPG Hồng Mộc |
0,08 |
|
|
0,08 |
0,10 |
|
|
0,10 |
6 |
Bến cảng hành khách quốc tế Bắc bán đảo Cam Ranh |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Bến cảng quốc tế Cam Ranh |
|
|
|
|
|
|
|
|
DỰ BÁO HÀNH KHÁCH THÔNG QUA CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM
2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2025 của
Bộ Xây dựng)
Đơn vị: nghìn lượt khách
TT |
Tên bến cảng |
Kịch bản thấp |
Kịch bản cao |
||||
Tổng |
Khách quốc tế |
Khách nội địa |
Tổng |
Khách quốc tế |
Khách nội địa |
||
|
CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA |
549,9 |
467,4 |
82,5 |
612,9 |
521,0 |
91,9 |
I |
KHU BẾN BẮC VÂN PHONG |
120 |
80 |
40 |
130 |
85 |
45 |
1 |
Bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn |
120 |
80 |
40 |
130 |
85 |
45 |
II |
KHU BẾN NHA TRANG |
349,9 |
307,4 |
42,5 |
392,9 |
346 |
46,9 |
1 |
Bến cảng Nha Trang |
169,9 |
127,4 |
42,5 |
202,9 |
156 |
46,9 |
2 |
Bến cảng công viên bến du thuyền Quốc tế |
180 |
180 |
|
190 |
190 |
|
III |
KHU BẾN CAM RANH |
80 |
80 |
|
90 |
90 |
|
1 |
Bến cảng hành khách quốc tế Bắc bán đảo Cam Ranh |
40 |
50 |
|
40 |
50 |
|
2 |
Bến cảng quốc tế Cam Ranh |
40 |
40 |
|
40 |
40 |
|
DANH MỤC QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM
2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2025 của
Bộ Xây dựng)
TT |
Tên bến cảng |
Hiện trạng |
Công năng, phân loại |
Quy hoạch đến năm 2030 (đã bao gồm các bến cảng hiện trạng) |
Ghi chú |
|||||
Số lượng cầu cảng /Chiều dài (m) |
Cỡ tàu (Tấn) |
Số lượng cầu cảng /Chiều dài (m) |
Cỡ tàu (Tấn) |
Công suất (Tr.Tấn) |
Diện tích vùng đất (ha) |
Diện tích vùng nước (ha) |
||||
KB thấp ÷ KB cao |
||||||||||
|
CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Bến cảng, cầu cảng chính |
35/6.696,8 |
|
|
47/10.235 ÷ 51/11.625 |
|
41,2÷63,4 |
590,02 |
129,54 |
|
- |
Bến cảng, cầu cảng khác |
3/858 |
|
|
7/1.985 ÷ 7/1.985 |
|
|
155,06 |
53,65 |
|
I |
KHU BẾN BẮC VÂN PHONG |
3/545 |
|
|
7/1.985 ÷ 8/2.345 |
|
11,68 ÷ 18,2 |
67,30 |
24,89 |
|
+ |
Bến container, tổng hợp, rời |
3/545 |
|
|
6/1.505 ÷ 7/1.865 |
|
11,68 ÷ 18,2 |
38,33 |
16,24 |
|
+ |
Bến hành khách |
|
|
|
1/480 ÷ 1/480 |
|
|
28,97 |
8,65 |
|
1 |
Bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong |
2/500 |
70.000 |
Cont., TH |
5/1.460 ÷ 6/1.820 |
24.000 TEU; 250.000 |
11,68 ÷ 18,2 |
33,33 |
13,78 |
|
2 |
Bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn |
|
|
HK |
1/480 ÷ 1/480 |
225.000 GT |
|
28,97 |
8,65 |
|
3 |
Bến cảng Đầm Môn |
1/45 |
30.000 |
TH (*) |
1/45÷1/45 |
30.000 |
|
5,00 |
2,46 |
|
II |
KHU BẾN NAM VÂN PHONG |
15/2.751,5 |
|
|
23/4.858,5 ÷ 26/5.888,5 |
|
24,0 ÷ 37,4 |
530,28 |
65,99 |
|
- |
Bến cảng chính |
12/1.893,5 |
|
|
16/2.873,5 ÷ 19/3.903,5 |
|
24,0 ÷ 37,4 |
396,52 |
41,72 |
|
+ |
Bến tổng hợp, hàng rời |
8/1.574 |
|
|
10/1.964 ÷ 13/2.994 |
|
14,6÷27,9 |
294,76 |
23,14 |
|
+ |
Bến lỏng/khí |
4/319,5 |
|
|
6/909,5 ÷ 6/909,5 |
|
8,91 ÷ 9,51 |
101,76 |
18,58 |
|
- |
Bến cảng khác |
3/858 |
|
|
7/1.985 ÷ 7/1.985 |
|
|
133,76 |
24,26 |
|
1 |
Bến cảng Hòn Khói |
2/220 |
2.000 |
TH |
2/220 ÷ 2/220 |
3.000 |
0,66 ÷ 0,88 |
6,05 |
0,60 |
|
2 |
Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Xuân Thành |
1/150 |
3.000 |
TH (*) |
1/150 ÷ 1/150 |
15.000 |
0,9 ÷ 1,2 |
3,49 |
0,73 |
|
3 |
Bến cảng nhà máy đóng bao, trạm phân phối xi măng Long Sơn |
1/180 |
15.000 |
TH (*) |
1/180 ÷ 1/180 |
15.000 |
1,08 ÷ 1,44 |
3,64 |
1,19 |
|
4 |
Bến cảng trạm phân phối xi măng Ninh Thủy |
1/206 |
20.000 |
TH (*) |
1/206 ÷ 1/206 |
20.000 |
1,24 ÷ 1,65 |
5,24 |
1,26 |
|
5 |
Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong |
2/468 |
70.000 |
TH, LK |
3/798 ÷ 6/1.828 |
100.000 TH; 300.000 Rời |
6,39 ÷ 18,28 |
65,95 |
16,47 |
Kết hợp tiếp nhận tàu hàng lỏng chở nhựa đường; |
6 |
Bến cảng xăng dầu Nam Vân Phong |
|
|
LK (*) |
2/590 ÷ 2/590 |
150.000 |
4,4 ÷ 4,5 |
9,35 |
8,75 |
|
7 |
Bến cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong |
4/319,5 |
150.000 |
LK (*) |
4/319,5 ÷ 4/319,5 |
150.000 |
4,51 ÷ 5,01 |
61,14 |
9,83 |
|
8 |
Bến cảng nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 |
1/350 |
100.000 |
TH (*) |
1/350 ÷ 1/350 |
105.000 |
4,21 ÷ 4,21 |
210,28 |
2,56 |
|
9 |
Bến cảng tro xỉ nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 |
|
|
TH (*) |
1/60 ÷ 1/60 |
5.000 |
0,1 ÷ 0,2 |
0,11 |
0,33 |
|
10 |
Bến cảng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.1 |
Bến cảng nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam |
3/858 |
400.000 |
CK (*) |
7/1.985 ÷ 7/1.985 |
400.000 |
|
133,76 |
24,26 |
có 02 ụ khô đáp ứng tàu đến 400.000 tấn, cầu nhô cho phép cập 2 bên |
III |
KHU BẾN NHA TRANG |
5/838,8 |
|
|
5/1.023 ÷ 5/1.023 |
|
0,05 ÷ 0,06 |
7,32 |
23,95 |
|
+ |
Bến tổng hợp, rời |
2/252 |
|
|
2/252 ÷ 2/252 |
|
0,05 ÷ 0,06 |
1,66 |
0,69 |
|
+ |
Bến hành khách |
3/586,8 |
|
|
3/771 ÷ 3/771 |
|
|
5,66 |
23,26 |
Phát triển các cầu cảng du thuyền khi đủ điều kiện |
1 |
Bến cảng Nha Trang |
2/419,3 |
40.000 tấn giảm tải (TH), 60.870 GT (HK) |
HK |
3/771 ÷ 3/771 |
225.000 GT |
|
3,85 |
6,96 |
|
2 |
Bến cảng Học viện Hải quân |
2/252 |
5.000 |
TH (*) |
2/252 ÷ 2/252 |
5.000 |
0,05 ÷ 0,06 |
1,66 |
0,69 |
|
3 |
Bến cảng công viên bến du thuyền Quốc tế |
1/167,5 |
|
HK |
01 bến du thuyền có số lượng cầu cảng/chiều dài theo đề xuất của nhà đầu tư |
7.000 GT |
|
1,81 |
16,30 |
Các bến du thuyền phát triển theo năng lực và nhu cầu của nhà đầu tư |
4 |
Bến cảng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Nhà máy đóng tàu Nha Trang |
|
|
CK (*) |
Phát triển khi có điều kiện |
có 01 triền đà bán ụ 5.000 tấn và 01 triền đà 400 tấn |
||||
IV |
KHU BẾN CAM RANH |
15/3.419,5 |
|
|
19/4.353,5 ÷ 19/4.353,5 |
|
6 ÷ 7,72 |
140,18 |
68,37 |
|
- |
Bến cảng container, tổng hợp, rời |
5/784,5 |
|
|
6/939,5 ÷ 6/939,5 |
|
5 ÷ 6,22 |
55,23 |
6,79 |
|
- |
Bến lỏng/khí |
3/458 |
|
|
5/817 ÷ 5/817 |
|
1 ÷ 1,5 |
40,63 |
11,15 |
|
- |
Bến hành khách |
7/2.177 |
|
|
8/2.597 ÷ 8/2.597 |
|
|
23,02 |
21,04 |
Kết hợp hàng tổng hợp, hàng lỏng và phát triển các cầu cảng du thuyền khi đủ điều kiện |
1 |
Bến cảng Ba Ngòi |
4/ 604,5 |
50.000 |
Cont., TH |
5/759,5 ÷ 5/759,5 |
70.000 |
4,28 ÷ 4,78 |
45,45 |
4,80 |
|
2 |
Bến cảng xăng dầu K662 |
2/ 338 |
10.000 |
LK (*) |
2/338 ÷ 2/338 |
10.000 |
0,62 ÷ 0,8 |
8,78 |
1,15 |
|
3 |
Bến cảng xăng dầu Phú Khánh |
0/ 0 |
|
LK (*) |
2/359 ÷ 2/359 |
10.000 |
0,3 ÷ 0,6 |
15,97 |
5,73 |
|
4 |
Bến cảng nhà máy xi măng Cam Ranh |
1/ 180 |
5.000 |
TH (*) |
1/180 ÷ 1/180 |
5.000 |
0,72 ÷ 1,44 |
9,78 |
1,99 |
|
5 |
Bến cảng LPG Hồng Mộc |
1/ 120 |
2.000 GT |
LK (*) |
1/120 ÷ 1/120 |
2.000 GT |
0,08 ÷ 0,1 |
15,88 |
4,27 |
Kết hợp tiếp nhận tàu xăng dầu |
6 |
Bến cảng hành khách quốc tế Bắc bán đảo Cam Ranh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Cầu cảng chính |
|
|
HK |
1/420 ÷ 1/420 |
225.000 GT |
|
1,55 |
5,52 |
|
- |
Cầu cảng khác |
|
|
HK |
số lượng cầu cảng du thuyền/ chiều dài theo đề xuất của nhà đầu tư |
7.000 GT |
|
21,30 |
29,39 |
Các cầu cảng du thuyền phát triển theo năng lực và nhu cầu của nhà đầu tư |
7 |
Bến cảng quốc tế Cam Ranh |
7/2.177 |
110.000 |
HK, TH |
7/2.177 ÷ 7/2.177 |
225.000 GT |
|
21,47 |
15,52 |
Kết hợp tiếp nhận tàu container, tổng hợp, rời |
8 |
Bến cảng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.1 |
Bến cảng Nhà máy đóng tàu Cam Ranh |
|
10.000 |
CK (*) |
Phát triển khi có điều kiện |
|
||||
V |
KHU BẾN HUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA |
Phát triển các bến cảng kết nối giữa đất liền và các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo kết hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh |
|
|||||||
VI |
BẾN CẢNG, CẦU CẢNG KHÁC, BẾN PHAO, KHU CHUYỂN TẢI, KHU NEO CHỜ, TRÁNH, TRÚ BÃO |
|
Ghi chú:
- Phạm vi vùng đất, vùng nước được xác định theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, chi tiết vị trí, tọa độ diện tích của từng cầu cảng, bến cảng sẽ xác định cụ thể trong bước chuẩn bị đầu tư.
- Ký hiệu:
+ TH: tổng hợp, rời; + LK: lỏng/khí;
+ HK: hành khách; + Cont.: container;
+ CK: cảng khác; + (*): không kinh doanh xếp dỡ.
THÔNG SỐ QUY HOẠCH LUỒNG TÀU CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA ĐẾN
NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2025 của Bộ
Xây dựng)
TT |
Tên tuyến luồng, đoạn luồng hàng hải |
Hiện Trạng |
Quy hoạch đến 2030 |
|||||
Chiều dài (km) |
Bề rộng (m) |
Cao độ đáy (mHĐ) |
Chiều dài (km) |
Bề rộng (m) |
Cao độ đáy (mHĐ) |
Cỡ tàu (tấn) |
||
I |
LUỒNG HÀNG HẢI CÔNG CỘNG ĐẦM MÔN |
16,50 |
200 |
-16,00 |
16,50 |
200 |
-16,00 |
100.000 hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện |
II |
LUỒNG HÀNG HẢI DÙNG CHUNG NAM VÂN PHONG |
|
|
|
10,47 |
250 |
-22,00 |
150.000 hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện |
III |
LUỒNG HÀNG HẢI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BOT VÂN PHONG 1 |
10,10 |
200 |
-16,70 |
10,10 |
200 |
-16,70 |
100.000 |
IV |
LUỒNG BẾN CẢNG HÒN KHÓI |
0,72 |
40 |
-4,50 |
0,72 |
40 |
-4,50 |
3.000 |
V |
LUỒNG HÀNG HẢI CÔNG CỘNG NHA TRANG |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Đoạn luồng phía Bắc Nha Trang: từ phao số “0” phía Bắc vịnh Nha Trang vào tới khu vực giữa trụ T3 và trụ T4 của tuyến cáp treo Vinpearl. |
3,95 |
200 |
-11,00 |
3,95 |
200 |
-11,00 |
225.000 GT |
- |
Đoạn luồng phía Nam Nha Trang: từ phao số “0” phía Nam vịnh Nha Trang vào tới khu vực giữa trụ T3 và trụ T4 của tuyến cáp treo Vinpearl. |
6,75 |
200 |
-11,00 |
6,75 |
200 |
-11,00 |
|
VI |
LUỒNG BẾN CẢNG CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN QUỐC TẾ |
0,70 |
45 ÷ 55 |
TN; -2,6 |
0,70 |
45 ÷ 55 |
TN; -2,6 |
7.000 GT |
VII |
LUỒNG HÀNG HẢI CÔNG CỘNG BA NGÒI |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Đoạn từ phao 0 đến cặp phao 9,10 |
10,7 |
450 |
-11,2 |
10,7 |
450 |
-11,2 |
50.000 |
- |
Đoạn từ phao 9,10 đến Cảng Ba Ngòi |
2,3 |
200 |
-7,6 |
2,3 |
200 |
-10,5 |
|
VIII |
LUỒNG BẾN CẢNG HÀNH KHÁCH QUỐC TẾ BẮC BÁN ĐẢO CAM RANH |
|
|
|
2,17 |
200 |
-9,6 |
225.000GT |
Ghi chú:
- Thông số cụ thể của các tuyến luồng sẽ được xác định trong bước nghiên cứu dự án.
- Chuẩn tắc luồng chuyên dùng kết nối từ luồng công cộng: tùy thuộc vào cỡ tàu khai thác và nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp cảng, phù hợp với quy mô quy hoạch bến cảng.
DANH MỤC CÁC KHU CHUYỂN TẢI CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2025 của Bộ
Xây dựng)
TT |
Khu chuyển tải |
Số lượng bến |
Cỡ tàu (tấn) |
|
CẢNG BIỂN KHÁNH HÒA |
4 |
|
I |
KHU BẾN VÂN PHONG |
2 |
|
1 |
Khu chuyển tải hàng hóa N5 |
1 |
4.000 |
2 |
Khu chuyển tải hàng hóa N6 |
1 |
10.000 |
II |
KHU BẾN NHA TRANG |
2 |
|
1 |
Khu chuyển tải |
1 |
50.000 tấn đầy tải và 58.000 tấn giảm tải |
2 |
Khu neo cho tàu khách, du thuyền |
1 |
225.000 GT |
Ghi chú:
- Các khu chuyển tải, khu neo chờ là kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời khai thác với quy mô được chấp thuận thiết lập; giải tỏa phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các bến cảng thay thế và các quy hoạch có liên quan.