Quyết định 905/QĐ-CTK năm 2025 về Phương án Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam do Cục trưởng Cục Thống kê ban hành
Số hiệu | 905/QĐ-CTK |
Ngày ban hành | 10/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 10/07/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Cục Thống kê |
Người ký | Nguyễn Thị Hương |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 905/QĐ-CTK |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2025 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2025/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 130/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực thống kê;
Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 2288/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 1892/QĐ-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1933/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2026 của Bộ Tài chính do Cục Thống kê chủ trì thực hiện;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Điều tra thống kê.
QUYẾT ĐỊNH:
|
CỤC TRƯỞNG |
KHẢO
SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 905/QĐ-CTK ngày 10 tháng 7 năm 2025 của Cục trưởng Cục
Thống kê)
1. Mục đích
Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (viết gọn là Khảo sát mức sống) là cuộc điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm thu thập thông tin phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư; phục vụ hoạch định chính sách, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia.
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 905/QĐ-CTK |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2025 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2025/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 130/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực thống kê;
Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 2288/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 1892/QĐ-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1933/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2026 của Bộ Tài chính do Cục Thống kê chủ trì thực hiện;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Điều tra thống kê.
QUYẾT ĐỊNH:
|
CỤC TRƯỞNG |
KHẢO
SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 905/QĐ-CTK ngày 10 tháng 7 năm 2025 của Cục trưởng Cục
Thống kê)
1. Mục đích
Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (viết gọn là Khảo sát mức sống) là cuộc điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm thu thập thông tin phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư; phục vụ hoạch định chính sách, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Yêu cầu
- Thực hiện khảo sát đúng các nội dung quy định trong Phương án khảo sát.
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng khảo sát theo quy định của Luật Thống kê.
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc khảo sát đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Kết quả khảo sát phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ KHẢO SÁT
1. Phạm vi khảo sát
Khảo sát mức sống được tiến hành trên phạm vi 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố).
2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm:
- Hộ dân cư (viết gọn là hộ) và các thành viên hộ;
- Các xã có hộ được chọn khảo sát đối với các năm có số tận cùng là 0; 2; 4; 6 và 8.
3. Đơn vị khảo sát
Đơn vị của cuộc khảo sát gồm:
- Hộ;
- Xã: Đối với các năm có số tận cùng là 0; 2; 4; 6 và 8.
Hộ là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi.
Thành viên hộ là những người thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
(1) Cùng ăn, ở chung trong hộ từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.
(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.
Chủ hộ: Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký thường trú, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký thường trú.
Trong cuộc khảo sát này, có 5 trường hợp ngoại lệ dưới đây được coi là thành viên của hộ, cụ thể:
(1) Chủ hộ không ăn, ở trong hộ hơn 6 tháng.
(2) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng.
(3) Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả đã có hoặc chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc ở các cơ quan, xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức,...
(4) Học sinh, sinh viên, những người đi làm việc, đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong/ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ phải nuôi.
(5) Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và hộ phải nuôi toàn bộ.
Trong cuộc khảo sát này, có 2 trường hợp ngoại lệ dưới đây không được coi là thành viên của hộ, cụ thể:
(1) Người giúp việc có gia đình riêng sống ở nơi khác, bản thân có quỹ thu chi riêng và đang ở chung nhà, ăn chung với hộ.
(2) Người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài; người chết trong 12 tháng qua, mặc dù họ đã từng sống trong hộ hơn 6 tháng.
Khảo sát mức sống là cuộc điều tra chọn mẫu, mẫu được thiết kế nhằm cung cấp các ước lượng về thu nhập, nghèo đa chiều, chi tiêu và các chỉ tiêu đánh giá mức sống khác.
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1. Thời điểm khảo sát
Thời điểm khảo sát là ngày thu thập thông tin tại các đơn vị khảo sát trong khoảng thời gian khảo sát được quy định tại Mục 3, Phần IV Phương án này.
2. Thời kỳ khảo sát
Các chỉ tiêu thời kỳ trong cuộc khảo sát này có thời gian tham chiếu là 30 ngày, 3 tháng hoặc 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Thời kỳ khảo sát được quy định cụ thể tại phiếu khảo sát.
3. Thời gian khảo sát
Khảo sát mức sống được tiến hành trong 4 kỳ vào tháng 2, 5, 8 và 11 hàng năm. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ là 25 ngày (bao gồm cả thời gian di chuyển), bắt đầu vào ngày 01 đến hết ngày 25 của tháng khảo sát.
4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát mức sống áp dụng phương pháp phỏng vấn và cân đo trực tiếp. Điều tra viên thống kê (viết gọn là ĐTV), nhân trắc viên và đội trưởng sử dụng phiếu điện tử được cài đặt trên thiết bị điện tử thông minh (CAPI) để thu thập thông tin.
- ĐTV có trách nhiệm đến gặp trực tiếp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu.
- Nhân trắc viên cân đo trực tiếp thành viên dưới 16 tuổi của hộ khảo sát và ghi thông tin vào phần nhân trắc trong phiếu.
- Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) xã và người có liên quan, ghi thông tin vào phiếu xã.
Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng không được sao chép thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu điện tử.
1. Nội dung khảo sát đối với hộ
Nội dung khảo sát đối với hộ và các thành viên hộ gồm:
- Thông tin định danh của hộ.
- Thông tin của thành viên hộ về nhân khẩu học, giáo dục, y tế, nhân trắc, việc làm và tiền lương, tiền công.
- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thu nhập và các khoản thu nhập khác của hộ.
- Thông tin về điều kiện sống của hộ gồm: Nhà ở, điện, nguồn nước sử dụng, điều kiện vệ sinh, môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt và đồ dùng lâu bền.
- Thông tin về công nghệ thông tin và truyền thông.
Đối với các năm có số tận cùng là 0; 2; 4; 6 và 8 ngoài các nội dung nêu trên, thu thập thêm thông tin về chi tiêu của hộ, gồm: chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa, tiêu dùng năng lượng,... và chi khác.
2. Nội dung khảo sát đối với xã
Nội dung khảo sát đối với xã bao gồm:
- Tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện và nguồn nước.
- Tình trạng kinh tế: tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản lượng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.
- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường, xử lý và thu gom rác thải, tín dụng và tiết kiệm.
3. Phiếu khảo sát
Khảo sát mức sống sử dụng các loại phiếu sau:
- Phiếu số 1A/KSMS-TN: Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập);
- Phiếu số 1B/KSMS-TNCT: Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập và chi tiêu);
- Phiếu số 2/KSMS-XA: Phiếu phỏng vấn xã.
Đối với các năm có số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9: Sử dụng phiếu số 1A/KSMS-TN.
Đối với các năm có số tận cùng là 0; 2; 4; 6 và 8: Sử dụng cả 3 loại phiếu nêu trên.
VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG KHẢO SÁT
Khảo sát mức sống sử dụng các danh mục và bảng phân loại thống kê sau:
1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 19/2025/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cập nhật đến thời điểm khảo sát.
2. Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Danh mục các dân tộc Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA KHẢO SÁT
1. Quy trình xử lý thông tin
Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin tại đơn vị khảo sát, ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng thực hiện đồng bộ dữ liệu về hệ thống máy chủ của Cục Thống kê.
Giám sát viên (viết gọn là GSV) các cấp truy cập vào hệ thống để thực hiện việc giám sát, phúc tra, kiểm tra thông tin, hoàn thiện và nghiệm thu số liệu.
2. Biểu đầu ra của khảo sát
Biểu đầu ra của Khảo sát mức sống được thiết kế phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu thống kê theo yêu cầu, mục đích khảo sát.
Khảo sát mức sống được thực hiện theo kế hoạch sau:
STT |
Nội dung công việc |
Thời gian thực hiện/hoàn thành |
1 |
Xây dựng và hoàn thiện Phương án |
Tháng 5 - 7/2025 |
2 |
Thiết kế mẫu, thiết kế và hoàn thiện phiếu khảo sát |
Tháng 5 - 8/2025 |
3 |
Thiết kế biểu đầu ra và hướng dẫn cách tính |
Tháng 8 - 10/2025 |
4 |
Xây dựng Sổ tay nghiệp vụ và các tài liệu khác |
Tháng 9 - 10/2025 |
5 |
Chọn địa bàn |
Hằng năm: Tháng 10 - 11 năm trước năm khảo sát |
6 |
Xây dựng/cập nhật các chương trình phần mềm (bao gồm xây dựng yêu cầu về thiết kế bảng hỏi, yêu cầu chức năng của các phần mềm) |
Hằng năm: Tháng 9 - 12 năm trước năm khảo sát |
7 |
In tài liệu (nếu có) |
Tháng 11-12 năm trước năm khảo sát |
8 |
Tổ chức hội nghị tập huấn cấp trung ương và cấp tỉnh (nếu có) |
Trước tháng 02 năm khảo sát |
9 |
Rà soát và cập nhật địa bàn mẫu, cập nhật bảng kê hộ và chọn hộ khảo sát |
Trước ngày 25 các tháng 1, 4, 7 và 10 năm khảo sát |
10 |
Thu thập thông tin tại địa bàn |
Tháng 2, 5, 8 và 11 năm khảo sát |
11 |
Kiểm tra, phúc tra, giám sát việc khảo sát tại địa bàn |
Hằng kỳ |
12 |
Kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu |
Hằng kỳ |
13 |
Xử lý số liệu khảo sát |
Hằng kỳ, hằng năm |
14 |
Tính quyền số |
Hằng kỳ, hằng năm |
15 |
Tổng hợp kết quả sơ bộ |
Tháng 3, 6, 9, và 12 năm khảo sát |
16 |
Tổng hợp kết quả chính thức |
Tháng 2-3 năm sau năm khảo sát |
17 |
Công bố kết quả khảo sát |
Quý II năm sau năm khảo sát |
1. Công tác chuẩn bị
a) Thiết kế mẫu, chọn địa bàn, rà soát và cập nhật mẫu khảo sát
Cục Thống kê thực hiện công tác thiết kế mẫu, chọn địa bàn khảo sát và hướng dẫn Thống kê các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát địa bàn, rà soát cập nhật bảng kê hộ.
Công tác rà soát địa bàn phải đảm bảo cập nhật các thay đổi về mã, tên các thông tin định danh gắn với địa bàn; các thay đổi liên quan quy mô, sự tồn tại của địa bàn trên thực tế (chia cắt, sáp nhập, giải tỏa ...).
Công tác rà soát, cập nhật bảng kê hộ cần lưu ý thực hiện nghiêm túc phản ánh đầy đủ sự thay đổi của các hộ trong địa bàn (chuyển đi, chuyển đến, tách hộ...).
b) Tuyển chọn điều tra viên thống kê, nhân trắc viên và đội trưởng
Cuộc khảo sát có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có các lĩnh vực nhạy cảm nên ĐTV và đội trưởng phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh nghiệm phỏng vấn khai thác thông tin, thông thạo địa bàn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khỏe. Nhân trắc viên là người có kiến thức về y tế, có phương tiện để thực hiện cân đo và có thể thực hiện việc cân, đo nhân trắc, ưu tiên nhân viên tại trạm y tế xã, phường.
Thống kê tỉnh, thành phố thành lập các đội khảo sát; Mỗi đội khảo sát phụ trách một số đơn vị hành chính cấp xã có địa bàn khảo sát; số lượng đội khảo sát phù hợp với tình hình địa phương. Mỗi đội khảo sát gồm 01 đội trưởng, 02 - 05 ĐTV, 01 nhân trắc viên.
ĐTV có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân công để thu thập thông tin và điền trực tiếp vào phiếu điện tử.
Nhân trắc viên có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân công để đo chiều cao, cân nặng của các thành viên hộ dưới 16 tuổi và điền trực tiếp vào phiếu điện tử.
Đội trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công việc khảo sát tại địa bàn được phân công; dự phỏng vấn của ĐTV; kiểm tra, duyệt và nghiệm thu toàn bộ dữ liệu khảo sát do ĐTV, nhân trắc viên thu thập; thu thập thông tin xã và điền vào phiếu điện tử.
c) Tập huấn
Công tác tập huấn được thực hiện ở 02 cấp: Cấp trung ương và cấp tỉnh.
Đối với các năm có số tận cùng là 0, 2, 4, 6 và 8 tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm. Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, thời gian: 02 ngày; hội nghị tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm, thời gian: 01 ngày.
Các năm còn lại, các hội nghị tổ chức với tổng thời gian là 02 ngày.
- Thành phần tham gia tập huấn cấp trung ương gồm: GSV cấp trung ương và giảng viên cấp tỉnh.
- Thành phần tham gia tập huấn cấp tỉnh gồm: ĐTV; Nhân trắc viên; Đội trưởng; GSV cấp tỉnh.
Tại các hội nghị tập huấn cả hai cấp trung ương và cấp tỉnh cần dành thời gian thích hợp để thảo luận những điểm cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện Khảo sát mức sống các năm trước; nâng cao kỹ năng thực hành phỏng vấn và điền phiếu điện tử cũng như xử lý các lỗi thường gặp.
d) Công tác tuyên truyền
Cục Thống kê phát hành Thư gửi hộ tham gia khảo sát và giao ĐTV giới thiệu đầy đủ nội dung Thư và chuyển tới hộ để động viên, làm rõ mục đích và lợi ích của cuộc khảo sát nhằm giúp hộ xác định được trách nhiệm và vinh dự, sẵn sàng phối hợp và cung cấp thông tin chính xác cho ĐTV và nhân trắc viên.
UBND xã, phường có địa bàn khảo sát tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ được chọn tham gia khảo sát bằng các hình thức thích hợp.
đ) Tài liệu khảo sát
Tài liệu khảo sát bao gồm: Thư gửi hộ, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng trang thông tin, hướng dẫn sử dụng các phiếu điện tử.
e) Chương trình phần mềm
Chương trình phần mềm sử dụng trong khảo sát bao gồm: Chương trình phần mềm phục vụ rà soát và cập nhật đơn vị khảo sát; chương trình chọn mẫu đơn vị khảo sát; phiếu khảo sát trên CAPI; các chương trình quản lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điện tử, chương trình tổng hợp kết quả khảo sát, ...
2. Thu thập thông tin
Cục Thống kê chỉ đạo tổ chức thu thập thông tin tại địa bàn, bảo đảm việc thu thập thông tin thực hiện tại hộ được chọn khảo sát, đúng yêu cầu chất lượng và thời gian quy định.
Tại mỗi xã, phường có địa bàn khảo sát, đội trưởng báo cáo và thống nhất với UBND xã, phường kế hoạch tổ chức thu thập thông tin tại địa phương. Sau khi thống nhất, đội trưởng và cán bộ thôn, ấp, bản, tổ dân phố thông báo kế hoạch phỏng vấn đến hộ để chủ hộ và các thành viên có liên quan trong hộ chủ động sắp xếp công việc, có mặt ở nhà tiếp ĐTV, nhân trắc viên. Kế hoạch phỏng vấn cần thông báo trước thời điểm ĐTV, nhân trắc viên đến phỏng vấn, cân đo khoảng 3-5 ngày.
Đội trưởng lập bảng phân công khối lượng công việc cho từng ĐTV, nhân trắc viên và báo cáo Thống kê tỉnh, thành phố để bố trí kế hoạch kiểm tra, giám sát ở địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, ĐTV phải trực tiếp gặp chủ hộ và thành viên trong hộ để phỏng vấn thu thập thông tin, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để thay thế cho phỏng vấn trực tiếp.
Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, nhân trắc viên phải trực tiếp gặp các thành viên dưới 16 tuổi của hộ để cân và đo chiều cao, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để lấy thông tin nhân trắc.
ĐTV và nhân trắc viên phải tuân thủ quy trình phỏng vấn hộ và cân đo được quy định trong Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ.
Quy định từ khâu thu thập thông tin đến khi hoàn thiện phiếu được nghiệm thu, mỗi ĐTV hoàn thành 01 hộ trong 1,5 ngày đối với Phiếu số 1A/KSMS-TN; 02 ngày đối với Phiếu số 1B/KSMS-TNCT; mỗi nhân trắc viên hoàn thành 01 địa bàn trong 05 ngày; mỗi đội trưởng hoàn thành Phiếu số 2/KSMS-XA trong 02 ngày.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc khảo sát, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc khảo sát.
Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ chức và thực hiện các quy trình khảo sát, quy trình cân đo, thực hiện quy định đến phỏng vấn đúng hộ, cân đo đúng đối tượng đã phân công cho ĐTV và nhân trắc viên, cách phỏng vấn, kỹ thuật cân đo và điền phiếu điện tử của ĐTV và nhân trắc viên, việc chấp hành các thủ tục hành chính.
Đội trưởng: Chịu trách nhiệm dự phỏng vấn của ĐTV, dự cân đo của nhân trắc viên để kiểm tra kỹ năng giao tiếp, việc thu thập, cân đo và điền thông tin vào phiếu khảo sát điện tử; kiểm tra tất cả phiếu khảo sát đã hoàn thành của đội; hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.
GSV cấp tỉnh: Thực hiện kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện khảo sát của các đội khảo sát theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các hộ khảo sát đã được đội trưởng xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.
GSV cấp trung ương: Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện khảo sát của Thống kê tỉnh, thành phố theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các hộ khảo sát đã được GSV cấp tỉnh xác nhận nghiệm thu hoặc đội trưởng đội khảo sát xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên, đội trưởng và GSV cấp tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử và Trang thông tin của Khảo sát mức sống.
4. Công tác phúc tra
Đơn vị được phân công thực hiện chọn ngẫu nhiên 10% số hộ đã phỏng vấn để thực hiện phúc tra theo phiếu Phúc tra hộ (Phiếu số 3/KSMS-PT) trên CAPI nhằm đánh giá chất lượng cuộc khảo sát. Để bảo đảm chất lượng của phúc tra, cần lựa chọn người có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các phiếu điện tử của Khảo sát mức sống, có trách nhiệm cao trực tiếp tới hộ được chọn để phúc tra. Khi thực hiện phúc tra, phúc tra viên tuyệt đối không để lộ thông tin của hộ được chọn phúc tra.
5. Nghiệm thu và xử lý thông tin
a) Nghiệm thu phiếu khảo sát
Quy trình nghiệm thu như sau:
(1) Đội trưởng kiểm tra và xác nhận từng phiếu khảo sát điện tử đã hoàn thành của các ĐTV, nhân trắc viên trong đội.
(2) Thống kê cấp tỉnh kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu khảo sát của tất cả các địa bàn khảo sát trên phạm vi tỉnh, thành phố.
(3) Cục Thống kê kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu khảo sát cấp tỉnh.
b) Xử lý thông tin
Cục Thống kê chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khảo sát phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát; thực hiện tính quyền số và tổng hợp kết quả đầu ra.
X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA
Kinh phí Khảo sát mức sống do Ngân sách nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan.
Cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khảo sát theo đúng quy định.
Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc Khảo sát mức sống theo đúng nội dung của Phương án khảo sát, văn bản hướng dẫn của Cục Thống kê và các chế độ tài chính hiện hành.
Các điều kiện vật chất khác: Sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành thống kê./.