Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 876/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 24/06/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Nguyễn Long Biên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 876/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 6 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 21/5/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1603/TTr-SGDĐT ngày 15/6/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh triển khai thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
- Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 24/6/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Thủ tục Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1.1. Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 876/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 6 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 21/5/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1603/TTr-SGDĐT ngày 15/6/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh triển khai thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
- Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 24/6/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Thủ tục Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1.1. Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ Điều 27 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP này 24 tháng 3 năm 2014.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025 - 2026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 525.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 525.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
2. Thủ tục Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
2.1. Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa
a) Hồ sơ phổ cập giáo dục:
- Mẫu hóa Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo mẫu số 02.
- Mẫu hóa Sổ theo dõi phổ cập giáo dục theo mẫu số 05.
- Mẫu hóa Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở) theo mẫu số 06.
b) Hồ sơ xóa mù chữ:
- Mẫu hóa Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo mẫu số 02.
- Mẫu hóa Sổ theo dõi xóa mù chữ theo mẫu số 03.
- Mẫu hóa danh sách học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo mẫu số 04.
c) Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn:
- Mẫu hóa Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của xã kèm theo các biểu thống kê theo mẫu số 01.
- Mẫu hóa Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo mẫu số 07.
- Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.
Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính; đáp ứng việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của Chính phủ.
c) Thẩm quyền giải quyết TTHC
- Giao UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định (hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở GDĐT) công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho phù hợp việc tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương.
Lý do: để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ khoản 1 Điều 25; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025 - 2026.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.921.875.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.784.375.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.137.500.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,11%.
II. Lĩnh vực Giáo dục thường xuyên
1. Thủ tục Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ sơ “Bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT;
- Mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Tờ trình đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã; Báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; đáp ứng mục tiêu triển khai thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Chuyển thẩm quyền quyết định công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã từ Trưởng phòng giáo dục sang Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Lý do: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 5 và Điều 9 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.582.376.250 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.023.601.250 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 559,075,636 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35,3%.
2. Thủ tục Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ Chương III Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 342.090.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 342.090.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
III. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
1. Thủ tục Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định về việc nộp hồ sơ và trả kết quả thông qua phần mềm quản trị điện tử;
- Mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; Biên bản họp Hội đồng; Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn.
- Quy định rõ thời hạn giải quyết.
Lý do: Tạo thuận lợi, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; đáp ứng mục tiêu triển khai thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử.
- Sửa đổi thẩm quyền thẩm định và quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa:
Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
+ Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Lý do: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.687.500.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.762.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.925.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,8%.
2. Thủ tục Điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định về việc nộp hồ sơ và trả kết quả thông qua phần mềm quản trị điện tử;
- Mẫu hóa các thành phần hồ sơ: Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; Biên bản họp Hội đồng; Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn bổ sung hoặc điều chỉnh lựa chọn của cơ sở giáo dục.
- Quy định rõ thời hạn giải quyết.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; đáp ứng mục tiêu triển khai thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Sửa đổi thẩm quyền thẩm định và quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa:
Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
+ Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Lý do: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.412.500.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.257.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.155.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,85%.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Cắt giảm việc thực hiện thủ tục hành chính, nội dung đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn được thực hiện trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi quy định tại Điều 25 và Điều 26 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngay 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Cắt giảm việc thực hiện thủ tục hành chính, nội dung đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn được thực hiện trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi quy định tại Điều 25 và Điều 26 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT- BGDĐT ngay 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Cắt giảm việc thực hiện thủ tục hành chính, nội dung đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn được thực hiện trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi quy định tại Điều 25 và Điều 26 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT- BGDĐT ngay 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
6.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này
Lý do: Cắt giảm việc thực hiện thủ tục hành chính, nội dung đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn được thực hiện trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi quy định tại Điều 25 và Điều 26 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT- BGDĐT ngay 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Chuyển thẩm quyền quyết định Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục từ Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo sang Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp nhận hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.413.680 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.909.120 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.504.560 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,6%.
2. Thủ tục Thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Chuyển thẩm quyền quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú từ Ủy ban nhân dân cấp huyện sang Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp nhận hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.261.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.756.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.504.560 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40,0%.
3. Thủ tục Cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Chuyển thẩm quyền quyết định Cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục từ Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo sang Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp nhận hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.413.680 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.909.120 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.504.560 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,6%.
4. Thủ tục Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Chuyển thẩm quyền quyết định Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú từ Ủy ban nhân dân cấp huyện sang Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp nhận hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 15.565.960 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.061.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.504.560 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,9 %.
5. Thủ tục Giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Chuyển thẩm quyền quyết định Giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú từ Ủy ban nhân dân cấp huyện sang Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp nhận hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lý do: Tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC; để phù hợp với mô hình, tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện định hướng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 62 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.109.120 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.756.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.352.280 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,8 %.