Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 85/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/01/2021 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Dương Tấn Hiển |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 3959/TTr-SVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2020.
Điều 1. Phê duyệt, công bố kèm theo Quyết định này Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Trách nhiệm quản lý và lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với các công trình trong danh mục thuộc Điều 1, cụ thể:
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện trực tiếp quản lý các công trình trên địa bàn được đưa vào danh mục theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm lập hồ sơ khoa học các công trình để trình các cấp thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định.
Điều 3. Ít nhất 05 (năm) năm một lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê các công trình không đủ tiêu chí xếp hạng di tích theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các Giám đốc Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Tổng số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: 325 di tích.
Cụ thể:
1. Di tích đã được xếp hạng: 36 di tích (14 di tích quốc gia; 22 di tích cấp thành phố)
2. Di tích thuộc danh mục kiểm kê đủ tiêu chí xếp hạng nhưng chưa được xếp hạng: 13 di tích. Gồm:
- Loại hình lịch sử: 04.
- Loại hình kiến trúc nghệ thuật: 08.
- Loại hình danh lam thắng cảnh: 01.
3. Di tích đã kiểm kê nhưng chưa đủ tiêu chí xếp hạng: 276 di tích.
DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG (36 DI TÍCH)
STT |
TÊN DI TÍCH |
ĐỊA ĐIỂM |
TÓM TẮT GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH |
LOẠI HÌNH DI TÍCH |
CHỦ SỞ HỮU, QUẢN LÝ |
GHI CHÚ |
A. DI TÍCH QUỐC GIA: 14 di tích |
|
|||||
I. QUẬN NINH KIỀU: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Khám lớn Cần Thơ |
Số 08, Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Khám lớn Cần Thơ do thực dân Pháp xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1876 đến năm 1886, mang tên là “Prison Provinciale”, có diện tích rộng 3.762 m2, gồm 21 phòng giam tập thể và nhiều phòng biệt giam, Nhân dân quen gọi là Khám lớn Cần Thơ. Đến năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chính quyền Sài Gòn đổi tên Khám lớn Cần Thơ thành Trung tâm cải huấn. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước tham gia đấu tranh, biểu tình ở Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đã bị địch bắt giam tại Khám lớn Cần Thơ. Trong đó, có các đồng chí như: Đồng chí Quản Trọng Hoàng (Bí thư Liên Tỉnh ủy Cần Thơ), đồng chí Lê Văn Nhung (Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ), đồng chí Ngô Hữu Hạnh (Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ) và nhiều chiến sĩ cách mạng khác… Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khám lớn Cần Thơ trở thành chứng tích ghi dấu tội ác của thực dân đế quốc. Ngày 28/6/1996 Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 1460-QĐ/VH xếp hạng Khám lớn Cần Thơ là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Bảo tàng thành phố Cần Thơ |
|
2 |
Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) |
Số 32, Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Chùa Ông còn có tên là Quảng Triệu Hội Quán, là cơ sở tín ngưỡng của người Hoa, được xây dựng vào năm 1894 và hoàn thành năm 1896. Phần lớn các vật liệu xây dựng được mang từ Trung Quốc sang. Chùa tọa lạc trên diện tích 532m2,
toàn bộ kiến trúc được bố cục theo hình chữ Quốc Ngoài điểm nổi bật về kiến trúc mang nét đặc trưng của dân tộc Hoa, Chùa Ông còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật thư pháp, hiện diện trên hoành phi, liễn đối…; đồng thời, là nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa, lễ hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hàng năm, tại chùa diễn ra lễ vía Quan Công (ngày 24/6 âm lịch), vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch)… Ngày 21/6/1993, Chùa Ông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Chùa Ông |
|
II. QUẬN BÌNH THỦY: 07 di tích |
|
|||||
1 |
Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang (1929-1930) |
Số 34/7, Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Đầu tháng 9/1929, đồng chí Châu Văn Liêm đại diện An Nam Cộng sản Đảng về Cần Thơ liên hệ với cơ sở An Nam Cộng sản Đảng để chuẩn bị hình thành một tổ chức trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn miền Hậu Giang. Đồng chí Trần Thị Thơ (còn gọi là Quyền), một đảng viên rất tích cực lúc bấy giờ được giao nhiệm vụ tìm căn nhà thuận lợi trong khu vực chợ Bình Thủy để làm cơ quan hoạt động. Trong một đêm giữa tháng 9/1929, tại một căn nhà (nay là số nhà 34/7, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), đã diễn ra Hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì. Đồng chí thay mặt tổ chức cấp trên chỉ đạo bầu Ban Chấp hành Đặc ủy Hậu Giang, đồng chí Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư. Từ khi được thành lập Đặc ủy Hậu Giang xây dựng được nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở khắp miền Hậu Giang, nhằm tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam. Sau khi ba tổ chức Đảng trong nước được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đặc ủy Hậu Giang trực thuộc Xứ ủy Nam kỳ. Tháng 4/1930, do yêu cầu giữ bí mật, an toàn cho cơ sở hoạt động cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang được chuyển sang tỉnh Sa Đéc. Đặc ủy tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Hậu Giang theo từng chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Ngày 25/01/1991, Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang (1929 - 1930) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND quận Bình Thủy |
|
2 |
Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa |
Đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh năm 1807 tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Năm Ất Mùi (1835), Bùi Hữu Nghĩa đỗ đầu kỳ thi Hương ở Gia Định, sau đó làm quan. Trong thời gian làm quan, với đức tính thanh liêm, cương trực, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa luôn bênh vực quyền lợi của dân nghèo nên ông được nhân dân tin yêu, quý trọng. Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng với tác phẩm “Kim Thạch Kỳ Duyên”. Với tài “cầm bút thay gươm” tên tuổi của ông gắn liền với phong trào chống thực dân Pháp trên đất Nam kỳ lục tỉnh. Các tác phẩm thơ, văn của Bùi Hữu Nghĩa để lại có giá trị lớn trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ngày 21 tháng Giêng năm 1872, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa qua đời tại quê nhà, thọ 65 tuổi. Hiện nay, Khu tượng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa có diện tích rộng 10.000 m2, được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, gồm các hạng mục: nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phần mộ… Hàng năm, vào ngày 21 tháng Giêng, chính quyền địa phương và Nhân dân trong vùng tổ chức lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa rất trang trọng. Ngày 25/01/1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 152 VH/QĐ xếp hạng Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND quận Bình Thủy |
|
3 |
Đình Bình Thủy |
Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Đình Bình Thủy được khởi công xây dựng năm 1909, hoàn thành năm 1910, tọa lạc trên diện tích rộng 4.000m2, có các hạng mục: Khu đình chính, dãy nhà lục ấp và các miếu thờ trong khuôn viên. Đình thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, bên cạnh đó còn thờ ông Đinh Công Chánh, người đã đóng góp nhiều công sức xây dựng làng, được dân làng phong Hậu thần. Ngoài ra, đình thờ các vị anh hùng có công với nước như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực,… Kiến trúc đình Bình Thủy mang nét tiêu biểu của đình làng Nam Bộ. Mái đình lợp ngói, dọc trên bờ nóc trang trí nhiều tượng bằng gốm sứ như: Rồng, quả châu, kỳ lân, các vị thần tiên, hoa lá… rất đẹp và sinh động. Nội thất của đình cao ráo, đặc biệt có 6 hàng cột tròn to, chân hơi choãi ra, vừa thoáng mát, vừa tạo cho đình thêm vững chắc. Ngoài ra, đình còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ rất đẹp, nét hoa văn chạm trổ sắc xảo, tinh vi, sơn nhũ vàng lấp lánh nổi bật thể hiện bởi hệ thống bao lam, hoành phi, liễn đối dàn trải từ tiền điện đến hậu điện. Hàng năm đình có 2 kỳ lễ hội lớn, được tổ chức long trọng: lễ Thượng điền (ngày 12, 13 và 14/4 âm lịch) và lễ Hạ điền (ngày 14/12 âm lịch). Ngày 05/9/1989, Đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 1570-VH/QĐ xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Trị sự Đình Bình Thủy |
|
4 |
Chùa Nam Nhã |
Số 612, Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Chùa Nam Nhã còn có tên là Nam Nhã đường, theo đạo Minh Sư, do ông Nguyễn Giác Nguyên sáng lập vào năm 1895. Năm 1905, chùa được tái thiết và tu bổ hoàn thiện bằng bê tông, mái lợp ngói vào năm 1917. Chùa Nam Nhã là một trong những công trình kiến trúc mang nét cổ kính, tiêu biểu ở Cần Thơ vào đầu thế kỷ XX. Chùa có các hạng mục: Chính điện, Càn Đạo đường và Khôn Đạo đường. Các hạng mục xây dựng cân đối, vững chãi, không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tại Cần Thơ, chùa Nam Nhã là một trong những trụ sở hoạt động của phong trào Đông Du ở Cần Thơ. Tại đây, vào tháng 02/1913, sau khi từ Pháp trở về nước, chí sĩ yêu nước Cường Để cùng với ông Nguyễn Giác Nguyên bàn quốc sự, vận động phong trào yêu nước ở Nam Kỳ. Sau thời gian theo dõi, thực dân Pháp phát hiện nên chùa bị đóng cửa, tuy nhiên, các chí sĩ cách mạng yêu nước vẫn bí mật hoạt động tại đây. Năm 1929, khi Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang được thành lập ở Bình Thủy, chùa là cơ sở liên lạc giữa Đặc ủy Hậu Giang với Xứ ủy Nam kỳ của những nhà cách mạng, trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư Chấp ủy Lâm thời Đảng bộ Nam kỳ. Hàng năm, Chùa Nam Nhã có các kỳ lễ hội lớn như: Cúng rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười và kỷ niệm ngày Phật Đản (Đản sanh). Các lễ hội thực hiện theo nghi thức truyền thống tôn giáo, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày 25/01/1991, Chùa Nam Nhã đã được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Ban Trị sự Chùa Nam Nhã |
|
5 |
Chùa Long Quang |
Số 155, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy |
Chùa Long Quang có diện tích khoảng 12.000m2, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, chính điện, giảng đường, thất trụ trì, tháp cốt, trai đường… Chùa theo hệ Bắc tông, phái “Thiền tông Lâm tế”, ngoài thờ Phật Tổ còn thờ Phật Thích Ca, Long Vương, Ngọc Hoàng, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Giám Trai… Đặc biệt là nhóm tượng 18 vị La Hán được điêu khắc bằng gỗ. Trên tay mỗi vị đều cầm một bửu bối khác nhau, tượng trưng cho phẩm hạnh, đức độ hoặc phương tiện mà các vị chứng quả. Các con vật cưỡi của các vị La Hán chạm khắc nhiều tư thế khác nhau, rất uyển chuyển, mềm mại… Qua đó, thể hiện nét chạm trổ rất khéo léo, tinh vi từng chi tiết, thể hiện tay nghề của nghệ nhân đạt trình độ nghệ thuật cao. Hàng năm, tại đây tổ chức 4 kỳ lễ hội lớn theo ngày âm lịch: cúng Thượng Ngươn (Rằm tháng Giêng), cúng Trung Ngươn (Rằm tháng Bảy), cúng Hạ Ngươn (Rằm tháng Mười); cúng Phật Đản sanh (Rằm tháng Tư). Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng Chùa Long Quang là di tích nghệ thuật cấp quốc gia. |
Nghệ thuật |
Ban Trị sự chùa Long Quang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Bình Thủy |
|
6 |
Chùa Hội Linh |
Số 314/36, Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Chùa Hội Linh được khởi lập vào năm 1907, theo hệ Bắc tông, phái Thiền tông Lâm Tế. Từ năm 1941 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là cơ sở bí mật của cách mạng. Các Hòa thượng, tăng ni và bà con phật tử nơi đây đã che chở, đùm bọc, nuôi chứa nhiều cán bộ, lãnh đạo cách mạng. Năm 1946, để bảo vệ cơ sở cách mạng tại đây, Hòa thượng Thích Pháp Thân đã đốt một phần ngôi chính điện, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng của các vị Hòa thượng và tăng ni. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng vững chắc, bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng bám trụ hoạt động. Nhà chùa công khai tiếp đón, giúp đỡ, lo chu đáo về chỗ ăn chỗ ở cho hơn 200 gia đình từ các nơi về đây thăm thân nhân là cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam tại Trại tù binh Lộ Tẻ. Với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của chùa Hội Linh, Nhà nước đã truy tặng nhiều bằng khen, giấy khen và huân chương, huy chương cao quý cho các vị hòa thượng trụ trì và bà con phật tử tham gia nuôi chứa cán bộ, lãnh đạo cách mạng. Chùa Hội Linh còn là nơi lưu giữ những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật điêu khắc. Các tượng Phật Thích Ca, Di Lặc, Ngọc Hoàng, các vị Kim Cang, Giám Trai… là những tác phẩm điêu khắc gỗ, có giá trị nghệ thuật cao. Hàng năm, tại đây tổ chức các kỳ lễ hội lớn theo ngày âm lịch: cúng Thượng Ngươn (Rằm tháng Giêng), cúng Trung Ngươn (Rằm tháng Bảy), cúng Hạ Ngươn (Rằm tháng Mười); cúng Phật Đản sanh (Rằm tháng Tư) và Lễ giỗ Hòa thượng Thích Pháp Thân (18/8). Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng Chùa Hội Linh là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Ban Trị sự chùa Hội Linh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Bình Thủy |
|
7 |
Nhà thờ họ Dương |
Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Ngôi nhà do ông Dương Văn Vị xây dựng lần đầu năm 1870, bằng gỗ, mái lợp ngói, để thờ tổ tiên. Sau thời gian sử dụng, ông Vị cho thiết kế xây dựng lại. Năm 1904, sau khi ông mất, con trai là Dương Chấn Kỷ (tức Hội đồng Ba) tiếp tục công việc xây dựng ngôi nhà và hoàn thiện vào năm 1911. Công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét cổ kính, trang nghiêm, vừa thể hiện tính phóng khoáng, trang nhã. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn lại khá nguyên vẹn ở Bình Thủy - Cần Thơ nên người dân thường gọi là Nhà cổ Bình Thủy. Ngoài ra, vào những năm 1980 hậu duệ đời thứ 5 là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, sưu tập nhiều giống lan quý, tổ chức hội hoa lan, nên từ đó nơi đây còn có tên gọi “Vườn lan Bình Thủy”. Nhà tọa lạc trên diện tích 6.000m2, nằm theo hướng Đông - Tây. Không gian nội thất gồm: Nhà trước là nơi tiếp khách trong các dịp lễ nghi trang trọng, ở đây trang trí theo phong các Châu Âu. Nhà giữa bố trí là nơi thờ tự trang trí theo truyền thống thuần Việt. Ngăn cách giữa nơi tiếp khách và nơi thờ là hệ thống bao lam tạo tác bằng gỗ, với các đồ án quy ước quen thuộc trong kiến trúc cổ, gần gũi với đời sống của người dân Việt ở Nam Bộ. Tổng thể về kiến trúc và cách trang trí của ngôi nhà có sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Chính nhờ sự tiếp thu có chọn lọc và vận dụng, sáng tạo tài tình hợp lý trong kiến trúc giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX, chủ nhân đã tạo cho ngôi nhà có phong cách kiến trúc riêng của tầng lớp cư dân giàu có ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cần Thơ nói riêng. Ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 314/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Nhà thờ họ Dương là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Đại diện gia tộc: Ông Dương Minh Hiển |
|
III. QUẬN CÁI RĂNG: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Hiệp Thiên Cung |
Số 27, đường Hàm Nghi, phường Lê Bình, quận Cái Răng |
Hiệp Thiên Cung (thường gọi Quan Đế Miếu hay chùa Ông Cái Răng) xây dựng vào năm 1856, đến năm 1904 được tu bổ kiến trúc như ngày nay. Chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phúc Đức Chính Thần (Thần Tài)... Chùa xây dựng trên diện tích 567,8 m2,
theo hình chữ Quốc Hàng năm tại đây diễn ra các kỳ cúng lễ: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu (ngày 15 tháng Giêng), lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch), lễ vía Quan Thánh Đế (ngày 13/5 âm lịch)... Ngày 14/4/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1532/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Hiệp Thiên Cung là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung |
|
IV. QUẬN THỐT NỐT: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Thạnh Hòa |
Khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt |
Đình xây dựng kiến cố vào đầu thế kỷ XX, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền và những người có công với quê hương, đất nước… Khối đình chính có diện tích 1.424,3 m2,
được cất theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đình diễn ra các kỳ lễ hội truyền thống: Lễ Thượng điền (ngày 19, 20 và 21/4 âm lịch), lễ Hạ điền (ngày 19 và 20/11 âm lịch), lễ Khai hạ hay còn gọi là Lễ Khai sơn trảm mộc (ngày mùng 7 tháng Giêng). Ngày 04/11/2020, Đình Thạnh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3234/QĐ-BVHTTDL xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Đình Thạnh Hòa |
|
V. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Mộ Nhà thơ Phan Văn Trị |
Xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền |
Nhà thơ Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Năm 19 tuổi, Phan Văn Trị đạt học vị Cử nhân, nhưng không ra làm quan mà về quê dạy học, làm thơ. Năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Phan Văn Trị về Vĩnh Long mở trường dạy học và hốt thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tại đây, ông cùng với các sĩ phu đề xướng phong trào “Tỵ địa”, tập hợp lực lượng cổ vũ hỗ trợ cho các phong trào yêu nước. Năm 1868, Phan Văn Trị về làng Nhơn Ái (thuộc Cần Thơ), tiếp tục mở trường dạy học và sáng tác thơ văn, nhằm chỉ trích quan lại “mãi quốc cầu vinh”, đồng thời ca ngợi sĩ khí của các nghĩa quân, sĩ phu yêu nước. Với tài dùng thơ như một vũ khí vô cùng sắc bén chống lại chế độ phong kiến và thực dân Pháp, Phan Văn Trị thực sự là một nhà thơ - chiến sĩ, xứng đáng là một trong những vị lãnh đạo tinh thần trên mặt trận đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nam bộ vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (ngày 22/6/1910), nhà thơ Phan Văn Trị đã yên nghỉ tại làng Nhơn Ái. Hiện nay, khu mộ của nhà thơ Phan Văn Trị có diện tích rộng 2.060m2, gồm các hạng mục: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phần mộ,… Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của ông, chính quyền địa phương và nhân dân tổ chức Lễ giỗ rất trang trọng. Ngày 25/01/1991, Mộ Nhà thơ Phan Văn Trị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Điền |
|
2 |
Địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ vòng cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ |
Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền |
Lộ Vòng Cung dài gần 30 km, nối với Quốc lộ 1A từ cầu Cái Răng vào huyện Phong Điền. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lộ Vòng Cung là địa điểm chuyển quân (ấp Mỹ Nhơn); Trạm Quân y Tiền phương (ấp Mỹ Long); nơi cất giấu vũ khí (ấp Mỹ Thuận) của lực lượng cách mạng. Tại đây, ta đã tổ chức vận chuyển lương thực, vũ khí, nhu yếu phẩm nuôi chứa cán bộ cách mạng, các đơn vị bộ đội và là nơi tập kết của các lực lượng cách mạng. Do đó, đế quốc Mỹ tiến hành nhiều đợt phi pháo càn quét, bắn phá tan hoang nhà cửa, ruộng vườn của bà con Nhân dân và rải chất khai quang hủy diệt sự sống, với quyết tâm đánh bật lực cách mạng ra khỏi Vòng Cung, cắt đường dây kết nối liên lạc giữa lực lượng cách mạng và Nhân dân nơi đây. Nhiều cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng gay go ác liệt, có biết bao máu xương của chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống mảnh đất Vòng Cung. Vì vậy, lộ Vòng Cung Cần Thơ không chỉ là địa danh mà còn ghi dấu sự kiện lịch sử trong kháng chiến chống ngoại xâm của Cần Thơ. Bên cạnh đó, nơi đây còn mang đậm tình nghĩa quân dân, gắn liền với những đau thương, mất mát, hy sinh của những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. Ngày 07/02/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Địa điểm chuyển quân, Trạm Quân y Tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND huyện Phong Điền |
|
VI. HUYỆN CỜ ĐỎ: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ |
Ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ |
Tháng 9 năm 1929 Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang được thành lập. Để nhân rộng tổ chức Đảng, Đặc ủy quyết định chọn Đồn điền Cờ Đỏ thuộc làng Thới Đông, quận Ô Môn (nay là thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ) để xây dựng tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Cần Thơ, bởi lẽ Đồn điền Cờ Đỏ là nơi tập trung mâu thuẫn sâu sắc, cao độ giữa nông dân tá điền với chủ điền Tây và là điều kiện thuận lợi để vận động giác ngộ tổ chức quần chúng theo cách mạng. Vào đêm 10 tháng 11 năm 1929, tại căn chòi nhỏ gần lẫm lúa đồn điền Cờ Đỏ, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ được thành lập, đồng chí Hà Huy Giáp là Bí thư. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ đã tuyên truyền, vận động nâng cao, giác ngộ cách mạng cho đông đảo nông dân lao động, hướng dẫn đấu tranh đòi quyền lợi thiết thân và chọn lọc quần chúng tích cực đưa vào các tổ chức Đảng; tác động mạnh mẽ việc xây dựng phát triển các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh để lãnh đạo phong trào cách mạng những năm tiếp theo. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Cần Thơ. Ngày 31/10/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ, được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ (10/11/1929 - 10/11/2019). Di tích có diện tích rộng trên 40.000 m2, gồm các hạng mục: tượng đài, phù điêu, quảng trường, nhà bia, nhà trưng bày... Hiện nay, ngoài địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử, nơi đây còn là địa điểm tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống, văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân. |
Lịch sử |
UBND huyện Cờ Đỏ |
|
B. DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ: 22 di tích |
|
|||||
I. QUẬN NINH KIỀU: 03 di tích |
|
|||||
1 |
Nhà lồng chợ Cần Thơ |
Phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Nhà lồng Chợ Cần Thơ được xây dựng trên diện tích 1.723m2, thiết kế theo hình chữ T, kết cấu chủ yếu bằng bê tông, cốt thép, mái lợp ngói với phong cách kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Mặt chính của chợ có ba tháp, ở giữa là tháp lớn nhất, đối xứng có hai tháp nhỏ hơn. Đỉnh tháp trang trí hình hỏa châu và long vân cách điệu, mặt tháp có gắn đồng hồ nên người dân gọi là tháp đồng hồ. Về quy mô Chợ Cần Thơ có kiến trúc gọn, đẹp, tinh tế theo lối không gian mở, bốn bề lộng gió, kết hợp hài hòa giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây từ chất liệu, màu sắc đến đường nét. Chính những đặc điểm này làm tăng thêm vẻ đẹp của chợ và mang nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước. Chợ Cần Thơ hoạt động liên tục hơn 100 năm qua, làm tròn vai trò sứ mệnh lịch sử của chợ đầu mối thương mại ở Nam kỳ lục tỉnh từ đầu thế kỷ XX. Đến khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, chợ Cần Thơ vẫn tiếp tục phát huy vai trò của chợ trung tâm đầu mối, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ cho Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà lồng chợ Cần Thơ được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 846/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 4 năm 2012 xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Công ty Cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ (CTC) |
|
2 |
Địa điểm thành lập Chi bộ An Hòa tại Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác |
Phường An Hòa, quận Ninh Kiều |
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720-1791), quê ở Hải Dương (nay là tỉnh Hưng Yên). Ông không chì là một thầy thuốc giỏi, có tài, có đức mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII, được tôn vinh là bậc Y tổ của dân tộc. Tác phẩm có giá trị nhất của ông để lại hiện nay là bộ sách “Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Linh”. Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được một số Đông y, dược sĩ ở Cần Thơ cùng với nhân dân đóng góp xây dựng lần đầu tiên vào năm 1967 bằng tre lá. Trải qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp. Ngày 25/2/2012 Đền được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông ở Cần Thơ không chỉ là nơi thờ Đức Y tổ của dân tộc, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ. Tại đây, có phòng khám, điều trị bệnh cho Nhân dân, các thầy thuốc vừa điều trị bệnh, vừa tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng cho quần chúng Nhân dân. Đặc biệt, đây là địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của khu phố An Hòa (nay là phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). Vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm, tại đây diễn ra lễ giỗ Đức Y tổ - Hải Thượng Lãn Ông do Hội Đông y thành phố Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức. Ngày 09/01/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm thành lâp Chi bộ An Hòa tại Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND quận Ninh Kiều |
|
3 |
Đình Thới Bình |
Số 21, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều |
Đình được hình thành khoảng những năm đầu thế kỷ XIX, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng. Trải qua thời gian, đình có nhiều lần tu bổ, nhưng vẫn được bảo lưu về kiến trúc nghệ thuật. Đình xây dựng trên diện tích khoảng 1.000m2,
tổng thể kiến trúc bố cục theo hình chữ Nhất Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình Thới Bình còn lưu giữ các hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, như bao lam, hoành phi, liễn đối, đặc biệt là sắc phong, niên đại 1852. Hàng năm tại đây diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: lễ Hạ điền (ngày 10, 11 và 12/4 âm lịch) và lễ Thượng điền (ngày 14, 15 và 16/11 âm lịch). Ngày 30/8/2018, Đình Thới Bình đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 2267/QĐ-UBND xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Thới Bình |
|
II. QUẬN BÌNH THỦY: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ (Căn cứ Vườn Mận) |
Khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy |
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khi Đội Biệt động thành phố được thành lập, đơn vị đã chọn khu vườn mận của nhà ông Lê Văn Tiểu (thường gọi ông Hai Tiểu) để xây dựng căn cứ bám trụ hoạt động trong lòng địch, nên Căn cứ thường gọi là Căn cứ Vườn Mận. Nơi đây là một trong những địa điểm nằm trên tuyến lộ Vòng Cung của thành phố Cần Thơ - chiến trường ác liệt nhất ở khu Tây Nam Bộ. Năm 1968, Khu ủy Khu 9, Tỉnh ủy Cần Thơ chọn nơi đây làm Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ. Khu vườn rộng hơn 6.000 m2, cách thị trấn Cái Răng 2 km, cách đồn Bà Chủ Kiểu và đồn Hàng Bàng - Cầu Đá của địch non 400 m. Căn cứ nằm trong vòng vây của hệ thống đồn bót địch nên còn có tên gọi khác là Căn cứ lõm Vườn Mận. Trong khu vườn, có nhiều hầm bí mật cá nhân, dọc theo bìa vườn là những công sự chiến đấu. Trung tâm Căn cứ Ban Chỉ huy là ngôi nhà cây, vách lá, ba gian của gia đình ông Hai Tiểu. Từ căn cứ, các lực lượng vũ trang của ta đã đồng loạt xuất kích tấn công vào nội thành Cần Thơ. Qua 3 đợt tiến công vào thị xã, quân dân Cần Thơ đã cùng toàn miền Nam làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, buộc chính phủ Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn Hội nghị tại Paris để bàn về việc chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam; đồng thời, tạo tiền đề thắng lợi cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Căn cứ Vườn Mận không chỉ là cơ sở hoạt động của cách mạng, nơi đây còn là minh chứng về niềm tin của nhân dân đối với cách mạng, đối với Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Ngày 15/11/2004, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-CT.UB xếp hạng Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và Nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ (Căn cứ Vườn Mận) là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
UBND quận Bình Thủy |
|
III. QUẬN CÁI RĂNG: 03 di tích |
||||||
1 |
Địa điểm Chiến thắng của Tiểu đoàn Tây đô tại Rạch Ông Cửu năm 1968 |
Khu vực Thạnh Hòa, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng |
Ngày 10/6/1968 tại rạch Ông Cửu, xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành B (nay là xã Thường Thạnh, quận Cái Răng), Tiểu đoàn Tây Đô và lực lượng vũ trang địa phương đánh bại cuộc hành quân “Tìm diệt” của Sư đoàn 21 vùng IV chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Trận chiến đấu kéo dài từ 9 giờ đến 14 giờ, ta và địch tranh chấp quyết liệt, giành giật từng công sự, bờ mương… Mặc dù địch chiếm ưu thế về số lượng và rất mạnh về hỏa lực, được trang bị vũ khí hiện đại như: Pháo binh mặt đất, xe M113, các loại máy bay ném bom, chất độc hóa học…; nhưng với tinh thần chiến đấu kiên cường ta đã tiêu diệt hơn 400 tên địch thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 33, thu 22 súng M16, đại liên M60, súng M79, hàng trăm mũ phòng hóa học, 2 máy PRC25 và nhiều quân trang quân dụng. Chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô tại rạch Ông Cửu năm 1968, là kết tinh sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, mưu lược của quân dân ta, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng đã đánh bại cuộc hành quân càn quét của Sư đoàn 21 ngụy tại vùng IV chiến thuật. Ngày 02/12/2013, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 3824/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô tại rạch Ông Cửu năm 1968 là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử |
UBND quận Cái Răng |
|
2 |
Địa điểm Chiến thắng của Đội Cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945 (trận Lê Bình) |
Khu vực Thị trấn, phường Lê Bình, quận Cái Răng |
Vào ngày 12/11/1945, lợi dụng việc cấp giấy hồi cư và giấy phép sinh hoạt mua bán cho dân, Đội Cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ do đồng chí Lê Bình - Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ làm chỉ huy đã dùng phương án “Hóa trang kỳ tập”, tổ chức đánh vào Ban chỉ huy quân Pháp đóng ở Nhà Việc làng Thường Thạnh. Đây là căn nhà 2 tầng kiến trúc kiểu Pháp, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX, phía trước nhà là một khoảng sân rộng; bên phải là Hiệp Thiên Cung, bên trái là dãy phố lầu của người Hoa. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Quân ta lợi dụng địa hình từng vách nhà, cánh cửa để tiêu diệt địch. Đội Cảm tử đã tiêu diệt 27 tên và làm bị thương 17 tên, trong đó có quan ba Rouen bị thương nặng. Nhưng trận chiến không cân sức, đồng chí Lê Bình cùng các đồng chí trong Đội cảm tử quân đã anh dũng hy sinh. Trận “Hóa trang kỳ tập”, được xem là trận đánh mang tính chất biệt động, đặc công đầu tiên của Công an Nhân dân Nam Bộ nói chung, Công an Cần Thơ nói riêng. Tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Đội Cảm tử trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi một nét son rực rỡ, tô thắm truyền thống lịch sử anh hùng của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Ngày 06/6/2006, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1431/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm Chiến thắng của Đội Cảm tử - Quốc gia Tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945 là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Công an thành phố Cần Thơ |
|
3 |
Đình Thường Thạnh |
Khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng |
Đình Thường Thạnh được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX dưới dạng ngôi miếu nhỏ để thờ cúng thần linh. Năm 1823 các vị bô lão trong làng bàn bạc di dời xây dựng miếu ở vị trí như hiện nay và đến năm 1939 đổi tên là đình Thường Thạnh. Do ban đầu đình cất gần ngã ba sông nơi có dòng nước xoáy (vận) nên còn gọi là đình Nước Vận. Đình Thường Thạnh quay về hướng Đông- Bắc, gồm các hạng mục chính: võ ca, tiền điện và chính điện. Ngoài ra, trong khuôn viên đình còn có bia thờ họ Lâm (dòng họ đã có công lao đối với ngôi đình, với làng), miếu thờ Thần Hổ, miếu thờ Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ… Chính điện và võ ca được xây dựng bằng vật liệu bền vững, bố trí đối xứng nhau trên một bình đồ hình chữ nhật. Toàn bộ hệ thống cột được nối liên hoàn với nhau tạo thành một hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh, chịu lực, vững chắc, nâng đỡ các vì kèo cánh ác (cánh dơi) và các tầng mái. Đình Thường Thạnh thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, được vua Tự Đức phong tặng vào năm 1852. Hàng năm, tại đình có diễn ra các lễ chính: lễ Hạ điền (ngày 10 và 11/5 âm lịch), lễ Thượng điền (ngày 15 và 16/11 âm lịch). Ngoài ra, nơi đây còn có nghi thức tế lễ Bà Chúa Xứ và diễn xướng của nghệ nhân múa bóng rỗi diễn ra trong kỳ cúng lễ Hạ điền và Thượng điền. Ngày 31/3/2008, Đình Thường Thạnh đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 745/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Trung đình Đình Thường Thạnh |
|
IV. QUẬN Ô MÔN: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Thới An |
Khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn |
Đình Thới An được xây dựng năm 1832, ban đầu bằng tre lá, thờ các vị thần linh. Năm 1852, làng Thới An được vua Tự Đức phê sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng, từ đó đình được xây dựng lại kiên cố vào đầu thế kỷ XX. Đình xây dựng trên diện tích khoảng 3.000m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đình có tổ chức 2 lễ cúng chính: lễ Thượng điền (ngày 15 và 16 tháng 4 âm lịch); lễ Hạ điền (ngày 15 và 16 tháng 12 âm lịch)… Ngày 15/11/2004, Đình Thới An đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 3446/QĐ-CT.UB xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Thới An |
|
2 |
Chùa PôthiSomrôn |
Số 415, khu vực IV, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn |
Chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1735, vật liệu bằng cây, lá. Năm 1856, chùa được cất lại bằng gỗ quý, đến năm 1950, chùa được tu bổ, nhưng trải qua nhiều năm tồn tại toàn bộ kiến trúc chùa xuống cấp. Năm 2003, chùa được xây dựng lại bằng bê tông, trên khuôn viên có diện tích 8.600 m2, gồm các hạng mục: Chính điện, sala, tháp cốt, trai đường, … Chính điện là ngôi nhà trung tâm, thờ duy nhất Phật Thích Ca, đây là nơi diễn ra các nghi lễ truyền thống của đồng bào Khmer. Trên các vách tường chính điện trang trí các tác phẩm hội họa và hoa văn mang nét đặc trưng của dân tộc Khmer, với chủ đề lấy từ sự tích của Phật Thích Ca. Khuôn viên chùa, còn có 5 tháp cốt, trong đó, tháp cốt xưa nhất xây dựng bằng ô dước, đá ong và gạch thẻ, niên đại khoảng thế kỷ XVIII. Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, chùa còn góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia kháng chiến bảo vệ quê hương. Ngoài chức năng hoạt động tôn giáo, chùa còn là nơi sinh hoạt cộng động và bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Hàng năm tại chùa có tổ chức các lễ như: Lễ Phật Đản, Chol Chnam Thmay, lễ Dâng y, lễ hội Ok-Om-Bok… Ngày 27/3/2006, Chùa Pôthi Somrôn đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 985/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Trị sự chùa PôthiSomrôn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Ô Môn |
|
3 |
Linh Sơn Cổ Miếu |
Khu vực Thới Hòa 1, phường Thới Long, quận Ô Môn |
Linh Sơn Cổ Miếu do cộng đồng người Hoa góp công xây dựng vào năm 1890, thờ Quan Thánh Đế. Ban đầu miếu cất bằng cây, lá, đến năm 1930 miếu được cất lại vững chắc bằng gỗ quý, mái lợp ngói. Sau đó, miếu có nhiều lần tôn tạo khang trang bằng bê tông như hiện nay vào các năm 2002, 2004. Miếu xây dựng trên diện tích 517,5m2,
theo hình chữ Quốc Ngoài là cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Linh Sơn Cổ Miếu còn là cơ sở hội họp của cán bộ cách mạng. Mặc dù nhiều lần địch khả nghi đến lùng sục khắp nơi trong miếu, nhưng nhờ ngụy trang khéo léo và sự đùm bọc của bà con người Hoa nên cán bộ cách mạng được bảo vệ an toàn. Hàng năm, tại đây có diễn ra các lễ cúng như: Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch), vía Quan Thánh Đế (ngày 13/5 âm lịch), cúng ngày Trùng Cửu (ngày 9/9 âm lịch),... Linh Sơn Cổ Miếu đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 744/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử vào ngày 31/3/2008. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Quản trị Miếu Linh Sơn |
|
4 |
Chùa Cảm Thiên Đại Đế |
Khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn |
Chùa Cảm Thiên Đại Đế là một trong những ngôi chùa được người Hoa gốc Triều Châu xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ XIX. Chùa thờ Trịnh Ân - Phó quan khai quốc công thần, được vua nhà Tống phong tước vị Cảm Thiên Đại Đế. Chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc Hàng năm tại đây có tổ chức các lễ cúng theo ngày âm lịch như: lễ Rước Ông (ngày 4 tháng Giêng); Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng); Lễ vía Ông vào (ngày 29/3 âm lịch); lễ thí thực (ngày 16/7 âm lịch)... Ngày 05/02/2016, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 337/QĐ-UBND xếp hạng Chùa Cảm Thiên Đại Đế là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Quản trị Chùa Cảm Thiên Đại Đế |
|
V. QUẬN THỐT NỐT: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Mộ Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền |
Phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt |
Soạn giả Mộc Quán (1876 - 1953) tên thật là Nguyễn Trọng Quyền sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Thạnh Hòa Trung Nhứt, tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, hạt Long Xuyên (nay thuộc phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ông vừa là nhà nho, vừa tinh thông chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Ông sáng tác nhiều thể loại như thơ, thơ tuồng, đặc biệt là tuồng cải lương… Trong sự nghiệp, Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền đã sáng tác 90 vở cải lương, làm thầy tuồng cho 5 gánh hát ở Cần Thơ và 3 gánh hát lớn ở Nam Bộ. Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền là cổ vũ lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, đề cao lòng trung hiếu tiết hạnh, truyền thống dân tộc. Ông cũng chính là người đưa bản “Dạ cổ hoài lang” của cố Soạn giả Cao Văn Lầu lên sân khấu cải lương; đồng thời góp phần đào tạo nhiều tài năng sân khấu cải lương như: Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há, nghệ sĩ Huỳnh Năng Nhiêu, Kim Cúc, Kim Lan, và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác. Sau khi ông mất được an táng tại quê nhà. Hiện nay, phần mộ của ông nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, có diện tích rộng khoảng 12.000 m2, tọa lạc tại khu vực Quy Thạnh 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt. Công trình xây dựng Khu tưởng niệm được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 142 năm ngày sinh của Soạn giả. Ngày 01/8/2019, Mộ Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 1850/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố. |
Lịch sử |
UBND quận Thốt Nốt |
|
2 |
Đình Tân Lộc Đông |
Khu vực Tân Mỹ 1, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt |
Đình Tân Lộc Đông được cất ban đầu vào đầu thế kỷ XIX, bằng tre, lá, tại cù lao Cát (phường Tân Lộc ngày nay), để thờ cúng thần linh. Năm 1852, vua Tự Đức phê sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng cho làng Tân Lộc Đông, từ khi làng có sắc phong, đình thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng và xây dựng kiên cố khang trang hơn. Năm 1922, đình được khởi công xây dựng lại, hoàn thành vào năm 1925 và tồn tại cho đến nay. Đình xây dựng trên diện tích 2.884m2,
theo hình chữ Nhất Hệ thống cột được nối liên hoàn với nhau tạo thành một hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh, chịu lực, vững chắc, nâng đỡ các vì kèo và các tầng mái phía trên. Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình còn bảo lưu giá trị về nghệ thuật qua các mảng chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ trên hoành phi, bao lam, liễn đối. Ngoài ra, đình còn lưu giữ sắc phong, hệ thống hoành phi, liễn đối, long sa, khánh thờ, những đồ thờ tự. Hàng năm, tại đây có tổ chức 2 kỳ lễ hội lớn: lễ Hạ điền (ngày 11, 12, 13 tháng 4 âm lịch); lễ Thượng điền (ngày 20, 21 tháng 11 âm lịch). Ngày 22/5/2017, Đình Tân Lộc Đông đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 1342/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Tân Lộc Đông |
|
3 |
Đình Thới Thuận |
Khu vực Thới Thạnh 2, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt |
Đình được cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX, vật liệu ban đầu bằng cây, lá, tại rạch Chanh (khu vực Thới Bình). Đến đầu thế kỷ XX, đình được xây dựng kiên cố tại vị trí như hiện nay, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng. Đình xây dựng trên diện tích 2.828 m2, theo kiến trúc truyền thống ba gian hai chái, mang nét đặc trưng của đình làng Nam Bộ. Đình có các hạng mục võ ca, tiền điện và chính điện… các hạng mục xây dựng nối liền nhau với hệ thống mái lợp ngói. Trên nóc và các đầu hồi khối đình chính trang trí tượng gốm men nhiều màu, đề tài lưỡng long triều nhật, cá hóa long... thể hiện sự hòa hợp âm dương. Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, như: Nghi thờ, khánh thờ, hương án, bát bửu, hoành phi, bao lam, liễn đối, đặc biệt là sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng, niên đại 1852. Hàng năm, tại đây diễn ra lễ lớn: lễ Kỳ yên Hạ điền trong (ngày 16,17,18/4 âm lịch), lễ Thượng điền (ngày 15 và 16/11 âm lịch). Ngày 19/11/2018 UBND thành phố ban hành Quyết định số 2995/QĐ-UBND xếp hạng Đình Thới Thuận là di tích kiến trúc nghệ thuật. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Thới Thuận |
|
4 |
Đình Thuận Hưng |
Khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt |
Đình được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Ban đầu xây dựng dưới dạng ngôi miếu nhỏ bằng cây, lá, có tên là “Tòa Miếu Võ”, tại làng Tân Thuận Đông, thờ “Bổn Cảnh Sơn Hà”, sau đó được dân làng tu bổ dần trở thành ngôi đình. Năm 1848, vua Tự Đức phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng cho làng, từ khi có sắc phong dân làng làm ăn ngày càng phát đạt, ngôi đình cũng được tu bổ dần khang trang. Năm 1935, làng Tân Hưng và làng Tân Thuận Đông sáp nhập thành làng Thuận Hưng, đình Tân Hưng cũng được dời về sáp nhập với đình Tân Thuận Đông, lấy tên là đình Thuận Hưng. Đình xây dựng trên diện tích 1.050 m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đây có tổ chức 02 kỳ lễ hội: Thượng điền và Hạ điền, cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư được ấm no, hạnh phúc. Từ năm 2010 đến nay, đình còn có tổ chức lễ dâng hương hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch). Ngày 12/12/2006, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND xếp hạng Đình Thuận Hưng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Thuận Hưng |
Di tích đủ tiêu chí đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia |
VI. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Chiến thắng Ông Hào |
Xã Trường Long, huyện Phong Điền |
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vào ngày 08 tháng 6 năm 1965, Tiểu đoàn Tây Đô và lực lượng vũ trang huyện Ô Môn đã tổ chức phòng ngự và tập kích các tiểu đoàn của địch: Trung đoàn 31, 32, 33 thuộc sư đoàn 2, tiểu đoàn biệt động 44, tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, tiểu đoàn bảo an 429… cùng với 60 lượt máy bay các loại, 14 xe bọc thép M113 càn vào địa bàn các xã Trường Xuân, Trường Thành, Trường Long huyện Ô Môn. Trận chiến đấu diễn ra vô cung ác liệt, địch càng đánh càng thua đau nên điên cuồng dùng máy bay ném bom hủy diệt địa hình và nhà thờ công giáo Ông Hào, làm chết 121 người vô tội, trong đó có 112 giáo dân. Kết quả trận đánh, ta tiêu diệt 889 tên địch, xóa sổ tiểu đoàn “Cọp đen”; bắn rơi 01 máy bay B57 và thu nhiều quân trang, quân dụng. Đây là trận tập kích lớn đầu tiên, khẳng định lực lượng vũ trang Cần Thơ, trưởng thành vượt bậc, phá vỡ cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch tại vùng IV chiến thuật. Địa điểm Chiến thắng Ông Hào đã được UBND tỉnh Cần Thơ ban hành Quyết định số 2569/1998/QĐ.Ct.VH ngày 25 tháng 9 năm 1998 xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Điền |
|
2 |
Giàn Gừa |
Ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền |
Trước đây, khu này có diện tích khoảng 10.000m2, xung quanh ít nhà dân, nhiều cỏ cây, lau sậy. Nơi đây có một ngôi miếu bằng tre lá do nhân dân xây dựng để thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ dưới tán cây gừa và lấy ngày 28 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày Vía Bà. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chi bộ xã Nhơn Nghĩa đã chọn nơi đây làm địa điểm hội họp, triển khai kế hoạch, Nghị quyết, Chỉ thị của Khu ủy khu Tây Nam Bộ. Đặc biệt, nơi đây được lực lượng biệt động thị xã Cần Thơ chọn làm địa điểm mở lớp đào tạo, huấn luyện đội “Biệt động mật”, để cung cấp cho các cơ sở nội thành hoạt động, do đồng chí Nguyễn Việt Dũng - Thị đội trưởng Thị xã Cần Thơ phụ trách. Địa điểm đào tạo, huấn luyện đội “Biệt động mật” đã góp phần cho các phong trào đấu tranh vũ trang tiến lên một bước mới. Phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị lực lượng vũ trang tấn công vào nội ô, đánh thẳng vào cơ quan đầu não của địch. Ngoài ra, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 ở Cần Thơ, giàn gừa còn là địa điểm cất giấu vũ khí và đạn dược để chuyển qua Lộ Vòng Cung phục vụ cách mạng. Ngày 05/4/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
Ban Quản lý Miếu Bà Giàn Gừa |
|
3 |
Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành |
Xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền |
Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành, là một trong những trung tâm dân cư mang nét đặc trưng của Văn hóa Óc Eo vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có niên đại từ thế kỷ I - VI. Qua các tư liệu khảo cổ học thu thập được các nhà nghiên cứu phát hiện nơi đây nhiều loại hình có giá trị khoa học, tiêu biểu như: loại hình cư trú và kiến trúc nhà ở; xưởng chế tác thủ công, trong đó chế tác sản phẩm chủ lực là đồ trang sức bằng kim loại. Việc phát hiện chiếc cầu thang gỗ và thuyền độc mộc có kích thước lớn tại di tích cho thấy, nơi đây có khả năng tồn tại cầu cảng hay bến thuyền, đóng vai trò trung tâm vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi thương mại của cộng đồng cư dân Óc Eo - Nhơn Thành. Đặc biệt, việc phát hiện bộ sưu tập khuôn đúc Nhơn Thành, thế kỷ I - VII AD (sau Công nguyên); Tượng phật gỗ Nhơn Thành, thế kỷ IV - VI AD và Bình gốm (Kendi), thế kỷ V AD, là 03 nhóm hiện vật Văn hóa Óc Eo tại thành phố Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Các hiện vật không những có giá trị tiêu biểu, quý hiếm- đại diện cho ngành thủ công nghiệp bản địa vốn rất phát triển trong thời kỳ Văn hóa Óc Eo mà còn là những sản phẩm văn hóa vật chất, phản ánh diện mạo đời sống văn hóa, xã hội. Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành có vị trí quan trọng, là mắc xích trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Ngày 20/10/2014, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3015/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành là di tích lịch sử - văn hóa. |
Khảo cổ |
UBND huyện Phong Điền |
Đang thực hiện hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt |
4 |
Địa điểm Đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966 |
Ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền |
Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966, là một trong những địa điểm ghi dấu tội ác chiến tranh, do đế quốc gây ra đối với Nhân dân vô tội trên địa bàn Cần Thơ. Nhằm thực hiện mục tiêu “tìm diệt” lực lượng chủ lực cách mạng tại Cần Thơ, vào lúc 5 giờ ngày 09/8/1966 (nhằm ngày 23/6 năm Bính Ngọ), đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dùng máy bay phản lực liên tiếp dội bom bi dọc hai bên bờ rạch từ Bòng Bọng, Ông Tạc, Ông Nghĩa dài ra Cầu Nhiếm. Với mật độ bom pháo ác liệt của quân địch đã thảm sát hơn 200 đồng bào vô tội, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em,… Đây là một trong vụ thảm sát điển hình của đế quốc Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam, nhằm phô trương sức mạnh quân sự và làm lung lay tinh thần đấu tranh của Nhân dân. Để tưởng nhớ những người đã khuất và ghi tội ác do chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Năm 1993, chính quyền và Nhân dân xã Tân Thới dựng lên “Bia Căm thù”, nay là bia tưởng niệm, nhằm giáo dục tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh của ông cha ta cho các tầng lớp Nhân dân ở địa phương. Ngày 04/10/2019, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966 là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND huyện Phong Điền |
|
VII. HUYỆN THỚI LAI: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Địa điểm Chiến thắng Ông Đưa năm 1960 |
Ấp Định Khánh A, xã Định Môn, huyện Thới Lai |
Ngày 06/6/1960 tại xã Định Môn, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là ấp Định Khánh A, xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) diễn ra trận chiến đấu của Đơn vị Tây Đô và dân quân du kích xã Trường Thành với 03 Tiểu đoàn Bảo an của địch. Mặc dù so sánh tình hình giữa ta và địch có sự chênh lệch tỷ lệ 1: 10, địch chiếm ưu thế về quân số và mạnh về vũ khí, đạn dược, nhưng với khí phách, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm và sáng tạo của các lực lượng cách mạng, ta đã giành thế chủ động. Kết thúc trận đánh ta tiêu diệt 180 tên địch, đánh tan tát 01 tiểu đoàn, làm thiệt hại nặng 02 tiểu đoàn, tiêu diệt và thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đây là trận chống càn quy mô quyết liệt và tiêu biểu nhất của Đơn vị Tây Đô, mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang ở Cần Thơ giành thắng lợi theo tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Ngày 18/5/2011, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-UBND xếp hạng “Địa điểm Chiến thắng Ông Đưa năm 1960” là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
UBND huyện Thới Lai |
|
2 |
Địa điểm Căn cứ Huyện ủy Ô Môn (1971 - 1975) |
Khu vực ấp Trường Tây, xã Trường Thành, huyện Thới Lai |
Tại Cần Thơ, sau khi thất bại trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu tiến hành kế hoạch bình định. Xã Trường Thành, huyện Ô Môn, là một trong những địa bàn quan trọng nằm trong vành đai chiến lược phía Tây của Cần Thơ. Tại đây, ngoài hệ thống đồn bót, địch còn cho mật thám theo dõi, càn quét đánh phá các cứ điểm cách mạng, phát quang dọn sạch địa hình rậm rạp, gom dân vào ấp chiến lược…, với quyết tâm xóa sạch cơ sở cách mạng của ta. Để đối phó tình hình đó, quán triệt thực hiện chỉ đạo của Đảng, các đồng chí lãnh đạo huyện Ô Môn kiên quyết bám dân, bám đất để xây dựng căn cứ cách mạng. Lúc bấy giờ, địa điểm căn cứ lõm Lò Mo là khu vườn rộng lớn, diện tích rộng khoảng 1.000 - 1.500m2, được bao phủ bởi nhiều cây, dây leo rậm rạp và xung quanh có nhiều sông rạch chằng chịt, đặc biệt cách căn cứ vài trăm mét là có nhiều đồn bót của địch. Lợi dụng địa thế, tại đây ta bố trí bãi mìn, hầm chông, hệ thống công sự, hầm trú ẩn..., đồng thời bố trí lực lượng đóng quân, bí mật theo dõi hoạt động của địch, với khẩu hiệu: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không lớn và xuất hiện vào ban đêm”. Tại Căn cứ, các đồng chí Huyện ủy Ô Môn đã vượt khó khăn, linh hoạt chỉ đạo, chuyển từ thế bị động sang chủ động. Tổ chức nhiều trận đánh làm hạn chế mức độ càn quét của địch, có 64 lần ta tấn công vào đồn bót địch, diệt 30 đồn, nội ứng khởi nghĩa được 17 đồn, diệt trên 1.000 tên địch... vừa bảo vệ được căn cứ, vừa mở rộng vùng giải phóng, tạo được niềm tin vững vàng của Nhân dân với Đảng. Căn cứ Huyện ủy Ô Môn là địa điểm lịch sử tiêu biểu của thành phố Cần Thơ, nơi triển khai thực hiện chỉ đạo chiến lược của Đảng, góp phần đánh bại kế hoạch bình định của chính quyền Sài Gòn, giải phóng Cần Thơ năm 1975. Ngoài ra, đây còn là địa điểm căn cứ của lòng dân, nhân dân tin vào Đảng, vào cách mạng suốt trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngày 21/9/2018, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm Căn cứ Huyện ủy Ô Môn (1971 - 1975) là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND huyện Thới Lai |
|
VIII. HUYỆN VĨNH THẠNH: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Vĩnh Trinh |
Ấp Vĩnh Long, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh |
Đình Vĩnh Trinh được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XIX với kiến trúc đơn giản ở Ngã Tắc (nay thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt) để thờ cúng thần linh. Đến năm 1852, được vua Tự Đức phong sắc “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Vào đầu thế kỷ XX, các vị bô lão, Hương chức, Hội tề họp bàn bạc và quyết định dời đình về xây dựng trên diện tích đất do ông Nguyễn Thiện Tích, Hương Cả của làng bấy giờ hiến tặng (vị trí đình tọa lạc hiện nay). Nơi đây vừa có cảnh quan đẹp vừa thuận tiện cho bà con đến chiêm bái và tổ chức lễ hội. Đình xây dựng trên diện tích 1.557,8m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đây diễn ra 2 kỳ lễ hội truyền thống: Lễ Hạ điền (ngày 16/7 - 18/7 âm lịch) và Lễ Thượng điền (ngày 27/12 - 28/12 âm lịch). Ngày 11/4/2018, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 902/QĐ-UBND xếp hạng Đình Vĩnh Trinh là di tích kiến trúc nghệ thuật. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Vĩnh Trinh |
|
DI TÍCH KIỂM KÊ, CÓ TIÊU CHÍ NHƯNG CHƯA XẾP HẠNG (13 DI TÍCH)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 3959/TTr-SVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt, công bố kèm theo Quyết định này Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Trách nhiệm quản lý và lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với các công trình trong danh mục thuộc Điều 1, cụ thể:
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện trực tiếp quản lý các công trình trên địa bàn được đưa vào danh mục theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm lập hồ sơ khoa học các công trình để trình các cấp thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định.
Điều 3. Ít nhất 05 (năm) năm một lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê các công trình không đủ tiêu chí xếp hạng di tích theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các Giám đốc Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
KIỂM
KÊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNHTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ, TÍNH ĐẾN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm Quyết định số 85/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Tổng số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: 325 di tích.
Cụ thể:
1. Di tích đã được xếp hạng: 36 di tích (14 di tích quốc gia; 22 di tích cấp thành phố)
2. Di tích thuộc danh mục kiểm kê đủ tiêu chí xếp hạng nhưng chưa được xếp hạng: 13 di tích. Gồm:
- Loại hình lịch sử: 04.
- Loại hình kiến trúc nghệ thuật: 08.
- Loại hình danh lam thắng cảnh: 01.
3. Di tích đã kiểm kê nhưng chưa đủ tiêu chí xếp hạng: 276 di tích.
PHỤ LỤC I
DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG (36 DI TÍCH)
STT |
TÊN DI TÍCH |
ĐỊA ĐIỂM |
TÓM TẮT GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH |
LOẠI HÌNH DI TÍCH |
CHỦ SỞ HỮU, QUẢN LÝ |
GHI CHÚ |
A. DI TÍCH QUỐC GIA: 14 di tích |
|
|||||
I. QUẬN NINH KIỀU: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Khám lớn Cần Thơ |
Số 08, Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Khám lớn Cần Thơ do thực dân Pháp xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1876 đến năm 1886, mang tên là “Prison Provinciale”, có diện tích rộng 3.762 m2, gồm 21 phòng giam tập thể và nhiều phòng biệt giam, Nhân dân quen gọi là Khám lớn Cần Thơ. Đến năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chính quyền Sài Gòn đổi tên Khám lớn Cần Thơ thành Trung tâm cải huấn. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước tham gia đấu tranh, biểu tình ở Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đã bị địch bắt giam tại Khám lớn Cần Thơ. Trong đó, có các đồng chí như: Đồng chí Quản Trọng Hoàng (Bí thư Liên Tỉnh ủy Cần Thơ), đồng chí Lê Văn Nhung (Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ), đồng chí Ngô Hữu Hạnh (Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ) và nhiều chiến sĩ cách mạng khác… Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khám lớn Cần Thơ trở thành chứng tích ghi dấu tội ác của thực dân đế quốc. Ngày 28/6/1996 Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 1460-QĐ/VH xếp hạng Khám lớn Cần Thơ là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Bảo tàng thành phố Cần Thơ |
|
2 |
Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) |
Số 32, Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Chùa Ông còn có tên là Quảng Triệu Hội Quán, là cơ sở tín ngưỡng của người Hoa, được xây dựng vào năm 1894 và hoàn thành năm 1896. Phần lớn các vật liệu xây dựng được mang từ Trung Quốc sang. Chùa tọa lạc trên diện tích 532m2,
toàn bộ kiến trúc được bố cục theo hình chữ Quốc Ngoài điểm nổi bật về kiến trúc mang nét đặc trưng của dân tộc Hoa, Chùa Ông còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật thư pháp, hiện diện trên hoành phi, liễn đối…; đồng thời, là nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa, lễ hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hàng năm, tại chùa diễn ra lễ vía Quan Công (ngày 24/6 âm lịch), vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch)… Ngày 21/6/1993, Chùa Ông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Chùa Ông |
|
II. QUẬN BÌNH THỦY: 07 di tích |
|
|||||
1 |
Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang (1929-1930) |
Số 34/7, Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Đầu tháng 9/1929, đồng chí Châu Văn Liêm đại diện An Nam Cộng sản Đảng về Cần Thơ liên hệ với cơ sở An Nam Cộng sản Đảng để chuẩn bị hình thành một tổ chức trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn miền Hậu Giang. Đồng chí Trần Thị Thơ (còn gọi là Quyền), một đảng viên rất tích cực lúc bấy giờ được giao nhiệm vụ tìm căn nhà thuận lợi trong khu vực chợ Bình Thủy để làm cơ quan hoạt động. Trong một đêm giữa tháng 9/1929, tại một căn nhà (nay là số nhà 34/7, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), đã diễn ra Hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì. Đồng chí thay mặt tổ chức cấp trên chỉ đạo bầu Ban Chấp hành Đặc ủy Hậu Giang, đồng chí Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư. Từ khi được thành lập Đặc ủy Hậu Giang xây dựng được nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở khắp miền Hậu Giang, nhằm tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam. Sau khi ba tổ chức Đảng trong nước được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đặc ủy Hậu Giang trực thuộc Xứ ủy Nam kỳ. Tháng 4/1930, do yêu cầu giữ bí mật, an toàn cho cơ sở hoạt động cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang được chuyển sang tỉnh Sa Đéc. Đặc ủy tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Hậu Giang theo từng chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Ngày 25/01/1991, Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang (1929 - 1930) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND quận Bình Thủy |
|
2 |
Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa |
Đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh năm 1807 tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Năm Ất Mùi (1835), Bùi Hữu Nghĩa đỗ đầu kỳ thi Hương ở Gia Định, sau đó làm quan. Trong thời gian làm quan, với đức tính thanh liêm, cương trực, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa luôn bênh vực quyền lợi của dân nghèo nên ông được nhân dân tin yêu, quý trọng. Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng với tác phẩm “Kim Thạch Kỳ Duyên”. Với tài “cầm bút thay gươm” tên tuổi của ông gắn liền với phong trào chống thực dân Pháp trên đất Nam kỳ lục tỉnh. Các tác phẩm thơ, văn của Bùi Hữu Nghĩa để lại có giá trị lớn trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ngày 21 tháng Giêng năm 1872, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa qua đời tại quê nhà, thọ 65 tuổi. Hiện nay, Khu tượng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa có diện tích rộng 10.000 m2, được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, gồm các hạng mục: nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phần mộ… Hàng năm, vào ngày 21 tháng Giêng, chính quyền địa phương và Nhân dân trong vùng tổ chức lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa rất trang trọng. Ngày 25/01/1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 152 VH/QĐ xếp hạng Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND quận Bình Thủy |
|
3 |
Đình Bình Thủy |
Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Đình Bình Thủy được khởi công xây dựng năm 1909, hoàn thành năm 1910, tọa lạc trên diện tích rộng 4.000m2, có các hạng mục: Khu đình chính, dãy nhà lục ấp và các miếu thờ trong khuôn viên. Đình thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, bên cạnh đó còn thờ ông Đinh Công Chánh, người đã đóng góp nhiều công sức xây dựng làng, được dân làng phong Hậu thần. Ngoài ra, đình thờ các vị anh hùng có công với nước như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực,… Kiến trúc đình Bình Thủy mang nét tiêu biểu của đình làng Nam Bộ. Mái đình lợp ngói, dọc trên bờ nóc trang trí nhiều tượng bằng gốm sứ như: Rồng, quả châu, kỳ lân, các vị thần tiên, hoa lá… rất đẹp và sinh động. Nội thất của đình cao ráo, đặc biệt có 6 hàng cột tròn to, chân hơi choãi ra, vừa thoáng mát, vừa tạo cho đình thêm vững chắc. Ngoài ra, đình còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ rất đẹp, nét hoa văn chạm trổ sắc xảo, tinh vi, sơn nhũ vàng lấp lánh nổi bật thể hiện bởi hệ thống bao lam, hoành phi, liễn đối dàn trải từ tiền điện đến hậu điện. Hàng năm đình có 2 kỳ lễ hội lớn, được tổ chức long trọng: lễ Thượng điền (ngày 12, 13 và 14/4 âm lịch) và lễ Hạ điền (ngày 14/12 âm lịch). Ngày 05/9/1989, Đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 1570-VH/QĐ xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Trị sự Đình Bình Thủy |
|
4 |
Chùa Nam Nhã |
Số 612, Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Chùa Nam Nhã còn có tên là Nam Nhã đường, theo đạo Minh Sư, do ông Nguyễn Giác Nguyên sáng lập vào năm 1895. Năm 1905, chùa được tái thiết và tu bổ hoàn thiện bằng bê tông, mái lợp ngói vào năm 1917. Chùa Nam Nhã là một trong những công trình kiến trúc mang nét cổ kính, tiêu biểu ở Cần Thơ vào đầu thế kỷ XX. Chùa có các hạng mục: Chính điện, Càn Đạo đường và Khôn Đạo đường. Các hạng mục xây dựng cân đối, vững chãi, không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tại Cần Thơ, chùa Nam Nhã là một trong những trụ sở hoạt động của phong trào Đông Du ở Cần Thơ. Tại đây, vào tháng 02/1913, sau khi từ Pháp trở về nước, chí sĩ yêu nước Cường Để cùng với ông Nguyễn Giác Nguyên bàn quốc sự, vận động phong trào yêu nước ở Nam Kỳ. Sau thời gian theo dõi, thực dân Pháp phát hiện nên chùa bị đóng cửa, tuy nhiên, các chí sĩ cách mạng yêu nước vẫn bí mật hoạt động tại đây. Năm 1929, khi Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang được thành lập ở Bình Thủy, chùa là cơ sở liên lạc giữa Đặc ủy Hậu Giang với Xứ ủy Nam kỳ của những nhà cách mạng, trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư Chấp ủy Lâm thời Đảng bộ Nam kỳ. Hàng năm, Chùa Nam Nhã có các kỳ lễ hội lớn như: Cúng rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười và kỷ niệm ngày Phật Đản (Đản sanh). Các lễ hội thực hiện theo nghi thức truyền thống tôn giáo, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày 25/01/1991, Chùa Nam Nhã đã được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Ban Trị sự Chùa Nam Nhã |
|
5 |
Chùa Long Quang |
Số 155, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy |
Chùa Long Quang có diện tích khoảng 12.000m2, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, chính điện, giảng đường, thất trụ trì, tháp cốt, trai đường… Chùa theo hệ Bắc tông, phái “Thiền tông Lâm tế”, ngoài thờ Phật Tổ còn thờ Phật Thích Ca, Long Vương, Ngọc Hoàng, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Giám Trai… Đặc biệt là nhóm tượng 18 vị La Hán được điêu khắc bằng gỗ. Trên tay mỗi vị đều cầm một bửu bối khác nhau, tượng trưng cho phẩm hạnh, đức độ hoặc phương tiện mà các vị chứng quả. Các con vật cưỡi của các vị La Hán chạm khắc nhiều tư thế khác nhau, rất uyển chuyển, mềm mại… Qua đó, thể hiện nét chạm trổ rất khéo léo, tinh vi từng chi tiết, thể hiện tay nghề của nghệ nhân đạt trình độ nghệ thuật cao. Hàng năm, tại đây tổ chức 4 kỳ lễ hội lớn theo ngày âm lịch: cúng Thượng Ngươn (Rằm tháng Giêng), cúng Trung Ngươn (Rằm tháng Bảy), cúng Hạ Ngươn (Rằm tháng Mười); cúng Phật Đản sanh (Rằm tháng Tư). Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng Chùa Long Quang là di tích nghệ thuật cấp quốc gia. |
Nghệ thuật |
Ban Trị sự chùa Long Quang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Bình Thủy |
|
6 |
Chùa Hội Linh |
Số 314/36, Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy |
Chùa Hội Linh được khởi lập vào năm 1907, theo hệ Bắc tông, phái Thiền tông Lâm Tế. Từ năm 1941 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là cơ sở bí mật của cách mạng. Các Hòa thượng, tăng ni và bà con phật tử nơi đây đã che chở, đùm bọc, nuôi chứa nhiều cán bộ, lãnh đạo cách mạng. Năm 1946, để bảo vệ cơ sở cách mạng tại đây, Hòa thượng Thích Pháp Thân đã đốt một phần ngôi chính điện, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng của các vị Hòa thượng và tăng ni. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng vững chắc, bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng bám trụ hoạt động. Nhà chùa công khai tiếp đón, giúp đỡ, lo chu đáo về chỗ ăn chỗ ở cho hơn 200 gia đình từ các nơi về đây thăm thân nhân là cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam tại Trại tù binh Lộ Tẻ. Với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của chùa Hội Linh, Nhà nước đã truy tặng nhiều bằng khen, giấy khen và huân chương, huy chương cao quý cho các vị hòa thượng trụ trì và bà con phật tử tham gia nuôi chứa cán bộ, lãnh đạo cách mạng. Chùa Hội Linh còn là nơi lưu giữ những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật điêu khắc. Các tượng Phật Thích Ca, Di Lặc, Ngọc Hoàng, các vị Kim Cang, Giám Trai… là những tác phẩm điêu khắc gỗ, có giá trị nghệ thuật cao. Hàng năm, tại đây tổ chức các kỳ lễ hội lớn theo ngày âm lịch: cúng Thượng Ngươn (Rằm tháng Giêng), cúng Trung Ngươn (Rằm tháng Bảy), cúng Hạ Ngươn (Rằm tháng Mười); cúng Phật Đản sanh (Rằm tháng Tư) và Lễ giỗ Hòa thượng Thích Pháp Thân (18/8). Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 774 QĐ/BT xếp hạng Chùa Hội Linh là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Ban Trị sự chùa Hội Linh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Bình Thủy |
|
7 |
Nhà thờ họ Dương |
Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy |
Ngôi nhà do ông Dương Văn Vị xây dựng lần đầu năm 1870, bằng gỗ, mái lợp ngói, để thờ tổ tiên. Sau thời gian sử dụng, ông Vị cho thiết kế xây dựng lại. Năm 1904, sau khi ông mất, con trai là Dương Chấn Kỷ (tức Hội đồng Ba) tiếp tục công việc xây dựng ngôi nhà và hoàn thiện vào năm 1911. Công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét cổ kính, trang nghiêm, vừa thể hiện tính phóng khoáng, trang nhã. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn lại khá nguyên vẹn ở Bình Thủy - Cần Thơ nên người dân thường gọi là Nhà cổ Bình Thủy. Ngoài ra, vào những năm 1980 hậu duệ đời thứ 5 là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, sưu tập nhiều giống lan quý, tổ chức hội hoa lan, nên từ đó nơi đây còn có tên gọi “Vườn lan Bình Thủy”. Nhà tọa lạc trên diện tích 6.000m2, nằm theo hướng Đông - Tây. Không gian nội thất gồm: Nhà trước là nơi tiếp khách trong các dịp lễ nghi trang trọng, ở đây trang trí theo phong các Châu Âu. Nhà giữa bố trí là nơi thờ tự trang trí theo truyền thống thuần Việt. Ngăn cách giữa nơi tiếp khách và nơi thờ là hệ thống bao lam tạo tác bằng gỗ, với các đồ án quy ước quen thuộc trong kiến trúc cổ, gần gũi với đời sống của người dân Việt ở Nam Bộ. Tổng thể về kiến trúc và cách trang trí của ngôi nhà có sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Chính nhờ sự tiếp thu có chọn lọc và vận dụng, sáng tạo tài tình hợp lý trong kiến trúc giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX, chủ nhân đã tạo cho ngôi nhà có phong cách kiến trúc riêng của tầng lớp cư dân giàu có ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cần Thơ nói riêng. Ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 314/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Nhà thờ họ Dương là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Đại diện gia tộc: Ông Dương Minh Hiển |
|
III. QUẬN CÁI RĂNG: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Hiệp Thiên Cung |
Số 27, đường Hàm Nghi, phường Lê Bình, quận Cái Răng |
Hiệp Thiên Cung (thường gọi Quan Đế Miếu hay chùa Ông Cái Răng) xây dựng vào năm 1856, đến năm 1904 được tu bổ kiến trúc như ngày nay. Chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phúc Đức Chính Thần (Thần Tài)... Chùa xây dựng trên diện tích 567,8 m2,
theo hình chữ Quốc Hàng năm tại đây diễn ra các kỳ cúng lễ: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu (ngày 15 tháng Giêng), lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch), lễ vía Quan Thánh Đế (ngày 13/5 âm lịch)... Ngày 14/4/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1532/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Hiệp Thiên Cung là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung |
|
IV. QUẬN THỐT NỐT: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Thạnh Hòa |
Khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt |
Đình xây dựng kiến cố vào đầu thế kỷ XX, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền và những người có công với quê hương, đất nước… Khối đình chính có diện tích 1.424,3 m2,
được cất theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đình diễn ra các kỳ lễ hội truyền thống: Lễ Thượng điền (ngày 19, 20 và 21/4 âm lịch), lễ Hạ điền (ngày 19 và 20/11 âm lịch), lễ Khai hạ hay còn gọi là Lễ Khai sơn trảm mộc (ngày mùng 7 tháng Giêng). Ngày 04/11/2020, Đình Thạnh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3234/QĐ-BVHTTDL xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Quản trị Đình Thạnh Hòa |
|
V. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Mộ Nhà thơ Phan Văn Trị |
Xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền |
Nhà thơ Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Năm 19 tuổi, Phan Văn Trị đạt học vị Cử nhân, nhưng không ra làm quan mà về quê dạy học, làm thơ. Năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Phan Văn Trị về Vĩnh Long mở trường dạy học và hốt thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tại đây, ông cùng với các sĩ phu đề xướng phong trào “Tỵ địa”, tập hợp lực lượng cổ vũ hỗ trợ cho các phong trào yêu nước. Năm 1868, Phan Văn Trị về làng Nhơn Ái (thuộc Cần Thơ), tiếp tục mở trường dạy học và sáng tác thơ văn, nhằm chỉ trích quan lại “mãi quốc cầu vinh”, đồng thời ca ngợi sĩ khí của các nghĩa quân, sĩ phu yêu nước. Với tài dùng thơ như một vũ khí vô cùng sắc bén chống lại chế độ phong kiến và thực dân Pháp, Phan Văn Trị thực sự là một nhà thơ - chiến sĩ, xứng đáng là một trong những vị lãnh đạo tinh thần trên mặt trận đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nam bộ vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (ngày 22/6/1910), nhà thơ Phan Văn Trị đã yên nghỉ tại làng Nhơn Ái. Hiện nay, khu mộ của nhà thơ Phan Văn Trị có diện tích rộng 2.060m2, gồm các hạng mục: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phần mộ,… Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của ông, chính quyền địa phương và nhân dân tổ chức Lễ giỗ rất trang trọng. Ngày 25/01/1991, Mộ Nhà thơ Phan Văn Trị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 154-QĐ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Điền |
|
2 |
Địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ vòng cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ |
Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền |
Lộ Vòng Cung dài gần 30 km, nối với Quốc lộ 1A từ cầu Cái Răng vào huyện Phong Điền. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lộ Vòng Cung là địa điểm chuyển quân (ấp Mỹ Nhơn); Trạm Quân y Tiền phương (ấp Mỹ Long); nơi cất giấu vũ khí (ấp Mỹ Thuận) của lực lượng cách mạng. Tại đây, ta đã tổ chức vận chuyển lương thực, vũ khí, nhu yếu phẩm nuôi chứa cán bộ cách mạng, các đơn vị bộ đội và là nơi tập kết của các lực lượng cách mạng. Do đó, đế quốc Mỹ tiến hành nhiều đợt phi pháo càn quét, bắn phá tan hoang nhà cửa, ruộng vườn của bà con Nhân dân và rải chất khai quang hủy diệt sự sống, với quyết tâm đánh bật lực cách mạng ra khỏi Vòng Cung, cắt đường dây kết nối liên lạc giữa lực lượng cách mạng và Nhân dân nơi đây. Nhiều cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng gay go ác liệt, có biết bao máu xương của chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống mảnh đất Vòng Cung. Vì vậy, lộ Vòng Cung Cần Thơ không chỉ là địa danh mà còn ghi dấu sự kiện lịch sử trong kháng chiến chống ngoại xâm của Cần Thơ. Bên cạnh đó, nơi đây còn mang đậm tình nghĩa quân dân, gắn liền với những đau thương, mất mát, hy sinh của những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. Ngày 07/02/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Địa điểm chuyển quân, Trạm Quân y Tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Lịch sử |
UBND huyện Phong Điền |
|
VI. HUYỆN CỜ ĐỎ: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ |
Ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ |
Tháng 9 năm 1929 Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang được thành lập. Để nhân rộng tổ chức Đảng, Đặc ủy quyết định chọn Đồn điền Cờ Đỏ thuộc làng Thới Đông, quận Ô Môn (nay là thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ) để xây dựng tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Cần Thơ, bởi lẽ Đồn điền Cờ Đỏ là nơi tập trung mâu thuẫn sâu sắc, cao độ giữa nông dân tá điền với chủ điền Tây và là điều kiện thuận lợi để vận động giác ngộ tổ chức quần chúng theo cách mạng. Vào đêm 10 tháng 11 năm 1929, tại căn chòi nhỏ gần lẫm lúa đồn điền Cờ Đỏ, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ được thành lập, đồng chí Hà Huy Giáp là Bí thư. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ đã tuyên truyền, vận động nâng cao, giác ngộ cách mạng cho đông đảo nông dân lao động, hướng dẫn đấu tranh đòi quyền lợi thiết thân và chọn lọc quần chúng tích cực đưa vào các tổ chức Đảng; tác động mạnh mẽ việc xây dựng phát triển các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh để lãnh đạo phong trào cách mạng những năm tiếp theo. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Cần Thơ. Ngày 31/10/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ, được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ (10/11/1929 - 10/11/2019). Di tích có diện tích rộng trên 40.000 m2, gồm các hạng mục: tượng đài, phù điêu, quảng trường, nhà bia, nhà trưng bày... Hiện nay, ngoài địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử, nơi đây còn là địa điểm tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống, văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân. |
Lịch sử |
UBND huyện Cờ Đỏ |
|
B. DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ: 22 di tích |
|
|||||
I. QUẬN NINH KIỀU: 03 di tích |
|
|||||
1 |
Nhà lồng chợ Cần Thơ |
Phường Tân An, quận Ninh Kiều |
Nhà lồng Chợ Cần Thơ được xây dựng trên diện tích 1.723m2, thiết kế theo hình chữ T, kết cấu chủ yếu bằng bê tông, cốt thép, mái lợp ngói với phong cách kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Mặt chính của chợ có ba tháp, ở giữa là tháp lớn nhất, đối xứng có hai tháp nhỏ hơn. Đỉnh tháp trang trí hình hỏa châu và long vân cách điệu, mặt tháp có gắn đồng hồ nên người dân gọi là tháp đồng hồ. Về quy mô Chợ Cần Thơ có kiến trúc gọn, đẹp, tinh tế theo lối không gian mở, bốn bề lộng gió, kết hợp hài hòa giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây từ chất liệu, màu sắc đến đường nét. Chính những đặc điểm này làm tăng thêm vẻ đẹp của chợ và mang nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước. Chợ Cần Thơ hoạt động liên tục hơn 100 năm qua, làm tròn vai trò sứ mệnh lịch sử của chợ đầu mối thương mại ở Nam kỳ lục tỉnh từ đầu thế kỷ XX. Đến khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, chợ Cần Thơ vẫn tiếp tục phát huy vai trò của chợ trung tâm đầu mối, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ cho Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà lồng chợ Cần Thơ được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 846/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 4 năm 2012 xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Công ty Cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ (CTC) |
|
2 |
Địa điểm thành lập Chi bộ An Hòa tại Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác |
Phường An Hòa, quận Ninh Kiều |
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720-1791), quê ở Hải Dương (nay là tỉnh Hưng Yên). Ông không chì là một thầy thuốc giỏi, có tài, có đức mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII, được tôn vinh là bậc Y tổ của dân tộc. Tác phẩm có giá trị nhất của ông để lại hiện nay là bộ sách “Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Linh”. Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được một số Đông y, dược sĩ ở Cần Thơ cùng với nhân dân đóng góp xây dựng lần đầu tiên vào năm 1967 bằng tre lá. Trải qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp. Ngày 25/2/2012 Đền được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông ở Cần Thơ không chỉ là nơi thờ Đức Y tổ của dân tộc, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ. Tại đây, có phòng khám, điều trị bệnh cho Nhân dân, các thầy thuốc vừa điều trị bệnh, vừa tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng cho quần chúng Nhân dân. Đặc biệt, đây là địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của khu phố An Hòa (nay là phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). Vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm, tại đây diễn ra lễ giỗ Đức Y tổ - Hải Thượng Lãn Ông do Hội Đông y thành phố Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức. Ngày 09/01/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm thành lâp Chi bộ An Hòa tại Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND quận Ninh Kiều |
|
3 |
Đình Thới Bình |
Số 21, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều |
Đình được hình thành khoảng những năm đầu thế kỷ XIX, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng. Trải qua thời gian, đình có nhiều lần tu bổ, nhưng vẫn được bảo lưu về kiến trúc nghệ thuật. Đình xây dựng trên diện tích khoảng 1.000m2,
tổng thể kiến trúc bố cục theo hình chữ Nhất Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình Thới Bình còn lưu giữ các hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, như bao lam, hoành phi, liễn đối, đặc biệt là sắc phong, niên đại 1852. Hàng năm tại đây diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: lễ Hạ điền (ngày 10, 11 và 12/4 âm lịch) và lễ Thượng điền (ngày 14, 15 và 16/11 âm lịch). Ngày 30/8/2018, Đình Thới Bình đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 2267/QĐ-UBND xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Thới Bình |
|
II. QUẬN BÌNH THỦY: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ (Căn cứ Vườn Mận) |
Khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy |
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khi Đội Biệt động thành phố được thành lập, đơn vị đã chọn khu vườn mận của nhà ông Lê Văn Tiểu (thường gọi ông Hai Tiểu) để xây dựng căn cứ bám trụ hoạt động trong lòng địch, nên Căn cứ thường gọi là Căn cứ Vườn Mận. Nơi đây là một trong những địa điểm nằm trên tuyến lộ Vòng Cung của thành phố Cần Thơ - chiến trường ác liệt nhất ở khu Tây Nam Bộ. Năm 1968, Khu ủy Khu 9, Tỉnh ủy Cần Thơ chọn nơi đây làm Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ. Khu vườn rộng hơn 6.000 m2, cách thị trấn Cái Răng 2 km, cách đồn Bà Chủ Kiểu và đồn Hàng Bàng - Cầu Đá của địch non 400 m. Căn cứ nằm trong vòng vây của hệ thống đồn bót địch nên còn có tên gọi khác là Căn cứ lõm Vườn Mận. Trong khu vườn, có nhiều hầm bí mật cá nhân, dọc theo bìa vườn là những công sự chiến đấu. Trung tâm Căn cứ Ban Chỉ huy là ngôi nhà cây, vách lá, ba gian của gia đình ông Hai Tiểu. Từ căn cứ, các lực lượng vũ trang của ta đã đồng loạt xuất kích tấn công vào nội thành Cần Thơ. Qua 3 đợt tiến công vào thị xã, quân dân Cần Thơ đã cùng toàn miền Nam làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, buộc chính phủ Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn Hội nghị tại Paris để bàn về việc chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam; đồng thời, tạo tiền đề thắng lợi cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Căn cứ Vườn Mận không chỉ là cơ sở hoạt động của cách mạng, nơi đây còn là minh chứng về niềm tin của nhân dân đối với cách mạng, đối với Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Ngày 15/11/2004, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-CT.UB xếp hạng Căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và Nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ (Căn cứ Vườn Mận) là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
UBND quận Bình Thủy |
|
III. QUẬN CÁI RĂNG: 03 di tích |
||||||
1 |
Địa điểm Chiến thắng của Tiểu đoàn Tây đô tại Rạch Ông Cửu năm 1968 |
Khu vực Thạnh Hòa, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng |
Ngày 10/6/1968 tại rạch Ông Cửu, xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành B (nay là xã Thường Thạnh, quận Cái Răng), Tiểu đoàn Tây Đô và lực lượng vũ trang địa phương đánh bại cuộc hành quân “Tìm diệt” của Sư đoàn 21 vùng IV chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Trận chiến đấu kéo dài từ 9 giờ đến 14 giờ, ta và địch tranh chấp quyết liệt, giành giật từng công sự, bờ mương… Mặc dù địch chiếm ưu thế về số lượng và rất mạnh về hỏa lực, được trang bị vũ khí hiện đại như: Pháo binh mặt đất, xe M113, các loại máy bay ném bom, chất độc hóa học…; nhưng với tinh thần chiến đấu kiên cường ta đã tiêu diệt hơn 400 tên địch thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 33, thu 22 súng M16, đại liên M60, súng M79, hàng trăm mũ phòng hóa học, 2 máy PRC25 và nhiều quân trang quân dụng. Chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô tại rạch Ông Cửu năm 1968, là kết tinh sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, mưu lược của quân dân ta, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng đã đánh bại cuộc hành quân càn quét của Sư đoàn 21 ngụy tại vùng IV chiến thuật. Ngày 02/12/2013, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 3824/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô tại rạch Ông Cửu năm 1968 là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử |
UBND quận Cái Răng |
|
2 |
Địa điểm Chiến thắng của Đội Cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945 (trận Lê Bình) |
Khu vực Thị trấn, phường Lê Bình, quận Cái Răng |
Vào ngày 12/11/1945, lợi dụng việc cấp giấy hồi cư và giấy phép sinh hoạt mua bán cho dân, Đội Cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ do đồng chí Lê Bình - Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ làm chỉ huy đã dùng phương án “Hóa trang kỳ tập”, tổ chức đánh vào Ban chỉ huy quân Pháp đóng ở Nhà Việc làng Thường Thạnh. Đây là căn nhà 2 tầng kiến trúc kiểu Pháp, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX, phía trước nhà là một khoảng sân rộng; bên phải là Hiệp Thiên Cung, bên trái là dãy phố lầu của người Hoa. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Quân ta lợi dụng địa hình từng vách nhà, cánh cửa để tiêu diệt địch. Đội Cảm tử đã tiêu diệt 27 tên và làm bị thương 17 tên, trong đó có quan ba Rouen bị thương nặng. Nhưng trận chiến không cân sức, đồng chí Lê Bình cùng các đồng chí trong Đội cảm tử quân đã anh dũng hy sinh. Trận “Hóa trang kỳ tập”, được xem là trận đánh mang tính chất biệt động, đặc công đầu tiên của Công an Nhân dân Nam Bộ nói chung, Công an Cần Thơ nói riêng. Tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Đội Cảm tử trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi một nét son rực rỡ, tô thắm truyền thống lịch sử anh hùng của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Ngày 06/6/2006, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1431/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm Chiến thắng của Đội Cảm tử - Quốc gia Tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945 là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Công an thành phố Cần Thơ |
|
3 |
Đình Thường Thạnh |
Khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng |
Đình Thường Thạnh được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX dưới dạng ngôi miếu nhỏ để thờ cúng thần linh. Năm 1823 các vị bô lão trong làng bàn bạc di dời xây dựng miếu ở vị trí như hiện nay và đến năm 1939 đổi tên là đình Thường Thạnh. Do ban đầu đình cất gần ngã ba sông nơi có dòng nước xoáy (vận) nên còn gọi là đình Nước Vận. Đình Thường Thạnh quay về hướng Đông- Bắc, gồm các hạng mục chính: võ ca, tiền điện và chính điện. Ngoài ra, trong khuôn viên đình còn có bia thờ họ Lâm (dòng họ đã có công lao đối với ngôi đình, với làng), miếu thờ Thần Hổ, miếu thờ Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ… Chính điện và võ ca được xây dựng bằng vật liệu bền vững, bố trí đối xứng nhau trên một bình đồ hình chữ nhật. Toàn bộ hệ thống cột được nối liên hoàn với nhau tạo thành một hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh, chịu lực, vững chắc, nâng đỡ các vì kèo cánh ác (cánh dơi) và các tầng mái. Đình Thường Thạnh thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, được vua Tự Đức phong tặng vào năm 1852. Hàng năm, tại đình có diễn ra các lễ chính: lễ Hạ điền (ngày 10 và 11/5 âm lịch), lễ Thượng điền (ngày 15 và 16/11 âm lịch). Ngoài ra, nơi đây còn có nghi thức tế lễ Bà Chúa Xứ và diễn xướng của nghệ nhân múa bóng rỗi diễn ra trong kỳ cúng lễ Hạ điền và Thượng điền. Ngày 31/3/2008, Đình Thường Thạnh đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 745/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Trung đình Đình Thường Thạnh |
|
IV. QUẬN Ô MÔN: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Thới An |
Khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn |
Đình Thới An được xây dựng năm 1832, ban đầu bằng tre lá, thờ các vị thần linh. Năm 1852, làng Thới An được vua Tự Đức phê sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng, từ đó đình được xây dựng lại kiên cố vào đầu thế kỷ XX. Đình xây dựng trên diện tích khoảng 3.000m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đình có tổ chức 2 lễ cúng chính: lễ Thượng điền (ngày 15 và 16 tháng 4 âm lịch); lễ Hạ điền (ngày 15 và 16 tháng 12 âm lịch)… Ngày 15/11/2004, Đình Thới An đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 3446/QĐ-CT.UB xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Thới An |
|
2 |
Chùa PôthiSomrôn |
Số 415, khu vực IV, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn |
Chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1735, vật liệu bằng cây, lá. Năm 1856, chùa được cất lại bằng gỗ quý, đến năm 1950, chùa được tu bổ, nhưng trải qua nhiều năm tồn tại toàn bộ kiến trúc chùa xuống cấp. Năm 2003, chùa được xây dựng lại bằng bê tông, trên khuôn viên có diện tích 8.600 m2, gồm các hạng mục: Chính điện, sala, tháp cốt, trai đường, … Chính điện là ngôi nhà trung tâm, thờ duy nhất Phật Thích Ca, đây là nơi diễn ra các nghi lễ truyền thống của đồng bào Khmer. Trên các vách tường chính điện trang trí các tác phẩm hội họa và hoa văn mang nét đặc trưng của dân tộc Khmer, với chủ đề lấy từ sự tích của Phật Thích Ca. Khuôn viên chùa, còn có 5 tháp cốt, trong đó, tháp cốt xưa nhất xây dựng bằng ô dước, đá ong và gạch thẻ, niên đại khoảng thế kỷ XVIII. Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, chùa còn góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia kháng chiến bảo vệ quê hương. Ngoài chức năng hoạt động tôn giáo, chùa còn là nơi sinh hoạt cộng động và bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Hàng năm tại chùa có tổ chức các lễ như: Lễ Phật Đản, Chol Chnam Thmay, lễ Dâng y, lễ hội Ok-Om-Bok… Ngày 27/3/2006, Chùa Pôthi Somrôn đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 985/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Trị sự chùa PôthiSomrôn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Ô Môn |
|
3 |
Linh Sơn Cổ Miếu |
Khu vực Thới Hòa 1, phường Thới Long, quận Ô Môn |
Linh Sơn Cổ Miếu do cộng đồng người Hoa góp công xây dựng vào năm 1890, thờ Quan Thánh Đế. Ban đầu miếu cất bằng cây, lá, đến năm 1930 miếu được cất lại vững chắc bằng gỗ quý, mái lợp ngói. Sau đó, miếu có nhiều lần tôn tạo khang trang bằng bê tông như hiện nay vào các năm 2002, 2004. Miếu xây dựng trên diện tích 517,5m2,
theo hình chữ Quốc Ngoài là cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Linh Sơn Cổ Miếu còn là cơ sở hội họp của cán bộ cách mạng. Mặc dù nhiều lần địch khả nghi đến lùng sục khắp nơi trong miếu, nhưng nhờ ngụy trang khéo léo và sự đùm bọc của bà con người Hoa nên cán bộ cách mạng được bảo vệ an toàn. Hàng năm, tại đây có diễn ra các lễ cúng như: Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch), vía Quan Thánh Đế (ngày 13/5 âm lịch), cúng ngày Trùng Cửu (ngày 9/9 âm lịch),... Linh Sơn Cổ Miếu đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 744/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử vào ngày 31/3/2008. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Quản trị Miếu Linh Sơn |
|
4 |
Chùa Cảm Thiên Đại Đế |
Khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn |
Chùa Cảm Thiên Đại Đế là một trong những ngôi chùa được người Hoa gốc Triều Châu xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ XIX. Chùa thờ Trịnh Ân - Phó quan khai quốc công thần, được vua nhà Tống phong tước vị Cảm Thiên Đại Đế. Chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc Hàng năm tại đây có tổ chức các lễ cúng theo ngày âm lịch như: lễ Rước Ông (ngày 4 tháng Giêng); Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng); Lễ vía Ông vào (ngày 29/3 âm lịch); lễ thí thực (ngày 16/7 âm lịch)... Ngày 05/02/2016, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 337/QĐ-UBND xếp hạng Chùa Cảm Thiên Đại Đế là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Quản trị Chùa Cảm Thiên Đại Đế |
|
V. QUẬN THỐT NỐT: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Mộ Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền |
Phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt |
Soạn giả Mộc Quán (1876 - 1953) tên thật là Nguyễn Trọng Quyền sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Thạnh Hòa Trung Nhứt, tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, hạt Long Xuyên (nay thuộc phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ông vừa là nhà nho, vừa tinh thông chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Ông sáng tác nhiều thể loại như thơ, thơ tuồng, đặc biệt là tuồng cải lương… Trong sự nghiệp, Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền đã sáng tác 90 vở cải lương, làm thầy tuồng cho 5 gánh hát ở Cần Thơ và 3 gánh hát lớn ở Nam Bộ. Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền là cổ vũ lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, đề cao lòng trung hiếu tiết hạnh, truyền thống dân tộc. Ông cũng chính là người đưa bản “Dạ cổ hoài lang” của cố Soạn giả Cao Văn Lầu lên sân khấu cải lương; đồng thời góp phần đào tạo nhiều tài năng sân khấu cải lương như: Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há, nghệ sĩ Huỳnh Năng Nhiêu, Kim Cúc, Kim Lan, và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác. Sau khi ông mất được an táng tại quê nhà. Hiện nay, phần mộ của ông nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, có diện tích rộng khoảng 12.000 m2, tọa lạc tại khu vực Quy Thạnh 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt. Công trình xây dựng Khu tưởng niệm được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 142 năm ngày sinh của Soạn giả. Ngày 01/8/2019, Mộ Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 1850/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố. |
Lịch sử |
UBND quận Thốt Nốt |
|
2 |
Đình Tân Lộc Đông |
Khu vực Tân Mỹ 1, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt |
Đình Tân Lộc Đông được cất ban đầu vào đầu thế kỷ XIX, bằng tre, lá, tại cù lao Cát (phường Tân Lộc ngày nay), để thờ cúng thần linh. Năm 1852, vua Tự Đức phê sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng cho làng Tân Lộc Đông, từ khi làng có sắc phong, đình thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng và xây dựng kiên cố khang trang hơn. Năm 1922, đình được khởi công xây dựng lại, hoàn thành vào năm 1925 và tồn tại cho đến nay. Đình xây dựng trên diện tích 2.884m2,
theo hình chữ Nhất Hệ thống cột được nối liên hoàn với nhau tạo thành một hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh, chịu lực, vững chắc, nâng đỡ các vì kèo và các tầng mái phía trên. Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình còn bảo lưu giá trị về nghệ thuật qua các mảng chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ trên hoành phi, bao lam, liễn đối. Ngoài ra, đình còn lưu giữ sắc phong, hệ thống hoành phi, liễn đối, long sa, khánh thờ, những đồ thờ tự. Hàng năm, tại đây có tổ chức 2 kỳ lễ hội lớn: lễ Hạ điền (ngày 11, 12, 13 tháng 4 âm lịch); lễ Thượng điền (ngày 20, 21 tháng 11 âm lịch). Ngày 22/5/2017, Đình Tân Lộc Đông đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 1342/QĐ-UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Tân Lộc Đông |
|
3 |
Đình Thới Thuận |
Khu vực Thới Thạnh 2, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt |
Đình được cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX, vật liệu ban đầu bằng cây, lá, tại rạch Chanh (khu vực Thới Bình). Đến đầu thế kỷ XX, đình được xây dựng kiên cố tại vị trí như hiện nay, thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng. Đình xây dựng trên diện tích 2.828 m2, theo kiến trúc truyền thống ba gian hai chái, mang nét đặc trưng của đình làng Nam Bộ. Đình có các hạng mục võ ca, tiền điện và chính điện… các hạng mục xây dựng nối liền nhau với hệ thống mái lợp ngói. Trên nóc và các đầu hồi khối đình chính trang trí tượng gốm men nhiều màu, đề tài lưỡng long triều nhật, cá hóa long... thể hiện sự hòa hợp âm dương. Bên cạnh giá trị về kiến trúc, đình còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, như: Nghi thờ, khánh thờ, hương án, bát bửu, hoành phi, bao lam, liễn đối, đặc biệt là sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng, niên đại 1852. Hàng năm, tại đây diễn ra lễ lớn: lễ Kỳ yên Hạ điền trong (ngày 16,17,18/4 âm lịch), lễ Thượng điền (ngày 15 và 16/11 âm lịch). Ngày 19/11/2018 UBND thành phố ban hành Quyết định số 2995/QĐ-UBND xếp hạng Đình Thới Thuận là di tích kiến trúc nghệ thuật. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Thới Thuận |
|
4 |
Đình Thuận Hưng |
Khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt |
Đình được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Ban đầu xây dựng dưới dạng ngôi miếu nhỏ bằng cây, lá, có tên là “Tòa Miếu Võ”, tại làng Tân Thuận Đông, thờ “Bổn Cảnh Sơn Hà”, sau đó được dân làng tu bổ dần trở thành ngôi đình. Năm 1848, vua Tự Đức phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng cho làng, từ khi có sắc phong dân làng làm ăn ngày càng phát đạt, ngôi đình cũng được tu bổ dần khang trang. Năm 1935, làng Tân Hưng và làng Tân Thuận Đông sáp nhập thành làng Thuận Hưng, đình Tân Hưng cũng được dời về sáp nhập với đình Tân Thuận Đông, lấy tên là đình Thuận Hưng. Đình xây dựng trên diện tích 1.050 m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đây có tổ chức 02 kỳ lễ hội: Thượng điền và Hạ điền, cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư được ấm no, hạnh phúc. Từ năm 2010 đến nay, đình còn có tổ chức lễ dâng hương hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch). Ngày 12/12/2006, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND xếp hạng Đình Thuận Hưng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Ban Tế tự Đình Thuận Hưng |
Di tích đủ tiêu chí đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia |
VI. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 04 di tích |
|
|||||
1 |
Chiến thắng Ông Hào |
Xã Trường Long, huyện Phong Điền |
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vào ngày 08 tháng 6 năm 1965, Tiểu đoàn Tây Đô và lực lượng vũ trang huyện Ô Môn đã tổ chức phòng ngự và tập kích các tiểu đoàn của địch: Trung đoàn 31, 32, 33 thuộc sư đoàn 2, tiểu đoàn biệt động 44, tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, tiểu đoàn bảo an 429… cùng với 60 lượt máy bay các loại, 14 xe bọc thép M113 càn vào địa bàn các xã Trường Xuân, Trường Thành, Trường Long huyện Ô Môn. Trận chiến đấu diễn ra vô cung ác liệt, địch càng đánh càng thua đau nên điên cuồng dùng máy bay ném bom hủy diệt địa hình và nhà thờ công giáo Ông Hào, làm chết 121 người vô tội, trong đó có 112 giáo dân. Kết quả trận đánh, ta tiêu diệt 889 tên địch, xóa sổ tiểu đoàn “Cọp đen”; bắn rơi 01 máy bay B57 và thu nhiều quân trang, quân dụng. Đây là trận tập kích lớn đầu tiên, khẳng định lực lượng vũ trang Cần Thơ, trưởng thành vượt bậc, phá vỡ cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch tại vùng IV chiến thuật. Địa điểm Chiến thắng Ông Hào đã được UBND tỉnh Cần Thơ ban hành Quyết định số 2569/1998/QĐ.Ct.VH ngày 25 tháng 9 năm 1998 xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Điền |
|
2 |
Giàn Gừa |
Ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền |
Trước đây, khu này có diện tích khoảng 10.000m2, xung quanh ít nhà dân, nhiều cỏ cây, lau sậy. Nơi đây có một ngôi miếu bằng tre lá do nhân dân xây dựng để thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ dưới tán cây gừa và lấy ngày 28 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày Vía Bà. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chi bộ xã Nhơn Nghĩa đã chọn nơi đây làm địa điểm hội họp, triển khai kế hoạch, Nghị quyết, Chỉ thị của Khu ủy khu Tây Nam Bộ. Đặc biệt, nơi đây được lực lượng biệt động thị xã Cần Thơ chọn làm địa điểm mở lớp đào tạo, huấn luyện đội “Biệt động mật”, để cung cấp cho các cơ sở nội thành hoạt động, do đồng chí Nguyễn Việt Dũng - Thị đội trưởng Thị xã Cần Thơ phụ trách. Địa điểm đào tạo, huấn luyện đội “Biệt động mật” đã góp phần cho các phong trào đấu tranh vũ trang tiến lên một bước mới. Phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị lực lượng vũ trang tấn công vào nội ô, đánh thẳng vào cơ quan đầu não của địch. Ngoài ra, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 ở Cần Thơ, giàn gừa còn là địa điểm cất giấu vũ khí và đạn dược để chuyển qua Lộ Vòng Cung phục vụ cách mạng. Ngày 05/4/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
Ban Quản lý Miếu Bà Giàn Gừa |
|
3 |
Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành |
Xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền |
Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành, là một trong những trung tâm dân cư mang nét đặc trưng của Văn hóa Óc Eo vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có niên đại từ thế kỷ I - VI. Qua các tư liệu khảo cổ học thu thập được các nhà nghiên cứu phát hiện nơi đây nhiều loại hình có giá trị khoa học, tiêu biểu như: loại hình cư trú và kiến trúc nhà ở; xưởng chế tác thủ công, trong đó chế tác sản phẩm chủ lực là đồ trang sức bằng kim loại. Việc phát hiện chiếc cầu thang gỗ và thuyền độc mộc có kích thước lớn tại di tích cho thấy, nơi đây có khả năng tồn tại cầu cảng hay bến thuyền, đóng vai trò trung tâm vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi thương mại của cộng đồng cư dân Óc Eo - Nhơn Thành. Đặc biệt, việc phát hiện bộ sưu tập khuôn đúc Nhơn Thành, thế kỷ I - VII AD (sau Công nguyên); Tượng phật gỗ Nhơn Thành, thế kỷ IV - VI AD và Bình gốm (Kendi), thế kỷ V AD, là 03 nhóm hiện vật Văn hóa Óc Eo tại thành phố Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Các hiện vật không những có giá trị tiêu biểu, quý hiếm- đại diện cho ngành thủ công nghiệp bản địa vốn rất phát triển trong thời kỳ Văn hóa Óc Eo mà còn là những sản phẩm văn hóa vật chất, phản ánh diện mạo đời sống văn hóa, xã hội. Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành có vị trí quan trọng, là mắc xích trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Ngày 20/10/2014, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3015/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm khảo cổ học Nhơn Thành là di tích lịch sử - văn hóa. |
Khảo cổ |
UBND huyện Phong Điền |
Đang thực hiện hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt |
4 |
Địa điểm Đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966 |
Ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền |
Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966, là một trong những địa điểm ghi dấu tội ác chiến tranh, do đế quốc gây ra đối với Nhân dân vô tội trên địa bàn Cần Thơ. Nhằm thực hiện mục tiêu “tìm diệt” lực lượng chủ lực cách mạng tại Cần Thơ, vào lúc 5 giờ ngày 09/8/1966 (nhằm ngày 23/6 năm Bính Ngọ), đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dùng máy bay phản lực liên tiếp dội bom bi dọc hai bên bờ rạch từ Bòng Bọng, Ông Tạc, Ông Nghĩa dài ra Cầu Nhiếm. Với mật độ bom pháo ác liệt của quân địch đã thảm sát hơn 200 đồng bào vô tội, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em,… Đây là một trong vụ thảm sát điển hình của đế quốc Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam, nhằm phô trương sức mạnh quân sự và làm lung lay tinh thần đấu tranh của Nhân dân. Để tưởng nhớ những người đã khuất và ghi tội ác do chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Năm 1993, chính quyền và Nhân dân xã Tân Thới dựng lên “Bia Căm thù”, nay là bia tưởng niệm, nhằm giáo dục tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh của ông cha ta cho các tầng lớp Nhân dân ở địa phương. Ngày 04/10/2019, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966 là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND huyện Phong Điền |
|
VII. HUYỆN THỚI LAI: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Địa điểm Chiến thắng Ông Đưa năm 1960 |
Ấp Định Khánh A, xã Định Môn, huyện Thới Lai |
Ngày 06/6/1960 tại xã Định Môn, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là ấp Định Khánh A, xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) diễn ra trận chiến đấu của Đơn vị Tây Đô và dân quân du kích xã Trường Thành với 03 Tiểu đoàn Bảo an của địch. Mặc dù so sánh tình hình giữa ta và địch có sự chênh lệch tỷ lệ 1: 10, địch chiếm ưu thế về quân số và mạnh về vũ khí, đạn dược, nhưng với khí phách, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm và sáng tạo của các lực lượng cách mạng, ta đã giành thế chủ động. Kết thúc trận đánh ta tiêu diệt 180 tên địch, đánh tan tát 01 tiểu đoàn, làm thiệt hại nặng 02 tiểu đoàn, tiêu diệt và thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đây là trận chống càn quy mô quyết liệt và tiêu biểu nhất của Đơn vị Tây Đô, mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang ở Cần Thơ giành thắng lợi theo tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Ngày 18/5/2011, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-UBND xếp hạng “Địa điểm Chiến thắng Ông Đưa năm 1960” là di tích lịch sử - văn hóa. |
Lịch sử - văn hóa |
UBND huyện Thới Lai |
|
2 |
Địa điểm Căn cứ Huyện ủy Ô Môn (1971 - 1975) |
Khu vực ấp Trường Tây, xã Trường Thành, huyện Thới Lai |
Tại Cần Thơ, sau khi thất bại trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu tiến hành kế hoạch bình định. Xã Trường Thành, huyện Ô Môn, là một trong những địa bàn quan trọng nằm trong vành đai chiến lược phía Tây của Cần Thơ. Tại đây, ngoài hệ thống đồn bót, địch còn cho mật thám theo dõi, càn quét đánh phá các cứ điểm cách mạng, phát quang dọn sạch địa hình rậm rạp, gom dân vào ấp chiến lược…, với quyết tâm xóa sạch cơ sở cách mạng của ta. Để đối phó tình hình đó, quán triệt thực hiện chỉ đạo của Đảng, các đồng chí lãnh đạo huyện Ô Môn kiên quyết bám dân, bám đất để xây dựng căn cứ cách mạng. Lúc bấy giờ, địa điểm căn cứ lõm Lò Mo là khu vườn rộng lớn, diện tích rộng khoảng 1.000 - 1.500m2, được bao phủ bởi nhiều cây, dây leo rậm rạp và xung quanh có nhiều sông rạch chằng chịt, đặc biệt cách căn cứ vài trăm mét là có nhiều đồn bót của địch. Lợi dụng địa thế, tại đây ta bố trí bãi mìn, hầm chông, hệ thống công sự, hầm trú ẩn..., đồng thời bố trí lực lượng đóng quân, bí mật theo dõi hoạt động của địch, với khẩu hiệu: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không lớn và xuất hiện vào ban đêm”. Tại Căn cứ, các đồng chí Huyện ủy Ô Môn đã vượt khó khăn, linh hoạt chỉ đạo, chuyển từ thế bị động sang chủ động. Tổ chức nhiều trận đánh làm hạn chế mức độ càn quét của địch, có 64 lần ta tấn công vào đồn bót địch, diệt 30 đồn, nội ứng khởi nghĩa được 17 đồn, diệt trên 1.000 tên địch... vừa bảo vệ được căn cứ, vừa mở rộng vùng giải phóng, tạo được niềm tin vững vàng của Nhân dân với Đảng. Căn cứ Huyện ủy Ô Môn là địa điểm lịch sử tiêu biểu của thành phố Cần Thơ, nơi triển khai thực hiện chỉ đạo chiến lược của Đảng, góp phần đánh bại kế hoạch bình định của chính quyền Sài Gòn, giải phóng Cần Thơ năm 1975. Ngoài ra, đây còn là địa điểm căn cứ của lòng dân, nhân dân tin vào Đảng, vào cách mạng suốt trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngày 21/9/2018, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ-UBND xếp hạng Địa điểm Căn cứ Huyện ủy Ô Môn (1971 - 1975) là di tích lịch sử. |
Lịch sử |
UBND huyện Thới Lai |
|
VIII. HUYỆN VĨNH THẠNH: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Vĩnh Trinh |
Ấp Vĩnh Long, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh |
Đình Vĩnh Trinh được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XIX với kiến trúc đơn giản ở Ngã Tắc (nay thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt) để thờ cúng thần linh. Đến năm 1852, được vua Tự Đức phong sắc “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Vào đầu thế kỷ XX, các vị bô lão, Hương chức, Hội tề họp bàn bạc và quyết định dời đình về xây dựng trên diện tích đất do ông Nguyễn Thiện Tích, Hương Cả của làng bấy giờ hiến tặng (vị trí đình tọa lạc hiện nay). Nơi đây vừa có cảnh quan đẹp vừa thuận tiện cho bà con đến chiêm bái và tổ chức lễ hội. Đình xây dựng trên diện tích 1.557,8m2,
theo hình chữ Nhất Hàng năm, tại đây diễn ra 2 kỳ lễ hội truyền thống: Lễ Hạ điền (ngày 16/7 - 18/7 âm lịch) và Lễ Thượng điền (ngày 27/12 - 28/12 âm lịch). Ngày 11/4/2018, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 902/QĐ-UBND xếp hạng Đình Vĩnh Trinh là di tích kiến trúc nghệ thuật. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Ban Tế tự Đình Vĩnh Trinh |
|
PHỤ LỤC II
DI TÍCH KIỂM KÊ, CÓ TIÊU CHÍ NHƯNG CHƯA XẾP HẠNG (13 DI TÍCH)
STT |
TÊN DI TÍCH |
ĐỊA ĐIỂM |
TÓM TẮT GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH |
LOẠI HÌNH DI TÍCH |
ĐỦ TIÊU CHÍ XẾP HẠNG CẤP |
CHỦ SỞ HỮU, QUẢN LÝ |
I. QUẬN NINH KIỀU: 03 di tích |
|
|||||
1 |
Chùa Ông (Miếu Quan Thánh Đế) |
Khu vực 1, phường An Bình |
Chùa Ông còn gọi là chùa Ông vàm Đầu Sấu hay Miếu Quan Thánh Đế, do cộng đồng người Hoa xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu… Chùa xây dựng với kết cấu khung sườn bằng gỗ; tường gạch, xi măng; mái lợp ngói, theo kiến trúc của người Hoa. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ một số di vật như tượng thờ, hoành phi, liễn đối bằng gỗ, niên đại thế kỷ XIX. Hàng năm tại chùa có tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân (13/5 âm lịch), lễ cúng Bình an (tháng 12 âm lịch), lễ Tống phong (từ ngày 12-14 tháng Giêng)… |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Quản trị Chùa Ông |
2 |
Chùa Munirensây |
Số 36, đường Hòa Bình, phường An Cư |
Chùa xây dựng năm 1948, theo hệ Nam tông, ban đầu cất bằng gỗ, lá đơn sơ. Sau đó, chùa có nhiều lần trùng tu, xây dựng hoàn thiện dần các hạng mục, như: cổng, hàng rào, chính điện, sala, tháp cốt… bằng bê tông kiên cố như hiện nay. Chùa có khuôn viên rộng 1.507 m2, kiến trúc mang đậm nét truyền thống dân tộc Khmer, đặc biệt là các mảng phù điêu đắp nổi bằng xi măng trang trí ở hệ thống mái, cổng chùa, như: tượng thần 4 mặt, tiên nữ, chim thần, rắn thần… Ngoài chức năng hoạt động tôn giáo, chùa còn là nơi sinh hoạt cộng đồng và bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Hàng năm tại chùa có tổ chức các lễ như: Lễ Phật Đản, Chol Chnam Thmay, lễ Dâng y… |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Ninh Kiều |
3 |
Bến Ninh Kiều |
Đường Hai Bà Trưng, phường Tân An |
Dưới thời Pháp thuộc, bến Ninh Kiều có tên là Quai de Commerce, có nghĩa là bến Thương Mại, người dân thường gọi là bến Hàng Dương (vì dọc đường Mé Sông có trồng hàng dương xanh mát), khu vực chợ Cần Thơ gần đó cũng đươc gọi là chợ Hàng Dương. Năm 1954, bến Thương Mại được đổi tên là bến Lê Lợi (song song với đường phố mang tên Lê Lợi), sau đó đô thị Cần Thơ- khu vực bến Lê Lợi được chỉnh trang, xây dựng, diện mạo bến Ninh Kiều có thay đổi, từ bến Thương Mại trở thành công viên dạo mát, gồm nhiều hạng mục: khu vực cẩn đá xanh kết thành bờ sông kiên cố, có chừa đường cho du khách đi lại, được lót gạch và mở rộng từ Bun-ga-lô (Nhà hàng khách sạn Ninh Kiều hiện nay) đến Nhà lồng chợ Cần Thơ, dài 440m, có bến tàu Lục Tỉnh đi khắp Nam Kỳ. Đến năm 1958, bến Lê Lợi đổi tên là bến Ninh Kiều. Hiện nay, dòng chữ “Bến Ninh Kiều” khắc trên đá vẫn còn lưu ở bức tường ngăn cách với Nhà hàng khách sạn Ninh Kiều (gần bến tàu du thuyền). Bến Ninh Kiều có cảnh quan đẹp, tọa lạc ở vị trí trung tâm giao thương, gần ngã ba sông. Đối diện bến Ninh Kiều là xóm Chài, miếu Bà, song song bến Ninh Kiều ngoài dãy phố thương mại đường Hai Bà Trưng là 02 di tích: di tích kiến trúc nghệ thuật Quảng Triệu Hội Quán (chùa Ông) và di tích lịch sử - văn hóa Nhà lồng chợ Cần Thơ. Ngày nay, bến Ninh Kiều nổi tiếng, nhiều tác phẩm thơ, nhạc, bài viết ca ngợi, giới thiệu vẻ đẹp nơi đây được du khách trong và ngoài nước biết đến. |
Danh lam thắng cảnh |
Thành phố |
UBND quận Ninh Kiều |
II. QUẬN BÌNH THỦY: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Thánh Tịnh Long Thành |
Khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa |
Thánh tịnh Long Thành xây dựng vào năm 1942, theo hệ phái Chiếu Minh, do ông Nguyễn Văn Cứ (thánh danh Ngọc Minh Sắc) sáng lập. Ban đầu thánh tịnh cất bằng cây, lá, diện tích khoảng 45 m2, đã được tu bổ nhiều lần. Hiện nay, thánh tịnh Long Thành xây bằng bê tông kiên cố, trên khuôn viên rộng 1.030,2 m2. Theo tài liệu của Ban Cai quản thánh tịnh Long Thành, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây là cơ sở hội họp và nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Một số thành viên trong Ban Cai quản thánh tịnh cũng tham gia phong trào phản chiến, chống bắt quân dịch… Hàng năm, thánh tịnh có các ngày lễ: ngày Đức Thượng Đế (ngày 09 tháng Giêng); Đức Phật Mẫu (ngày 15/8 âm lịch)… |
Lịch sử |
Thành phố |
Ban Cai quản Thánh tịnh Long Thành |
2 |
Miếu quan Thánh Đế Quân (Chùa Ông) |
Số 179, đường Trần Quang Diệu, phường An Thới |
Miếu Quan Thánh Đế Quân (còn gọi chùa Ông An Thới), do nhóm người Hoa và người Việt làng Long Tuyền đóng góp xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phúc Đức Chính Thần… Khuôn viên chùa có diện tích 900 m2, gồm các hạng mục: cổng, sân, tiền điện, sân thiên tĩnh, chính điện và nhà khói, với hệ thống khung sườn bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói (riêng nhà khói xây dựng năm 1937 bằng bê tông cốt thép). Tuy các hạng mục đã nhiều lần tu bổ, các đầu cột, mi cửa mặt ngoài trang trí theo phong cách phương Tây, nhưng bên trong vẫn còn giữ được hệ thống khung sườn và nhiều di vật bằng gỗ, như: hoành phi, liễn đối, tượng thờ…, niên đại khoảng thế kỷ XIX. Hàng năm, chùa Ông có các ngày lễ: Vía Quan Thánh Đế Quân (ngày 24/6 âm lịch); Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch)… |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Quản trị Chùa Ông |
III. QUẬN Ô MÔN: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Đình Phú Luông |
Khu vực Phú Luông, phường Long Hưng |
Đình xây dựng năm 1800, ban đầu vật liệu bằng tre, lá đơn sơ để thờ các vị thần. Năm 1936, đình được xây dựng bằng gỗ quý, tồn tại đến nay. Đình được cất theo kiến trúc truyền thống Nam bộ, kết cấu khung sườn bằng gỗ, mái lợp ngói, gồm các hạng mục: võ ca, tiền điện, trung điện, chính điện, nhà khói và các miếu thờ. Hiện nay, đình còn lưu giữ sắc phong, do vua Tự Đức (năm thứ 5) cấp năm 1852 và nhiều hoành phi, liễn đối bằng gỗ, niên đại khoảng đầu thế kỷ XX. Hàng năm, đình Phú Luông còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ Kỳ yên Thượng điền (ngày 19-21/3 âm lịch), lễ Kỳ yên Hạ điền (ngày 19-20/12 âm lịch)… |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Tế tự Đình Phú Luông |
2 |
Quan Đế Cổ Miếu |
Khu vực 2, phường Châu Văn Liêm |
Quan Đế Cổ Miếu, do cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1888, thờ Quan Thánh Đế, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Tài Bạch Tinh Quân… Quan Đế Cổ Miếu xây dựng theo hình chữ Quốc Hàng năm, Quan Đế Cổ Miếu tổ chức lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23/3 âm lịch), lễ vía Quan Thánh Đế Quân (ngày 24/6 âm lịch)… |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Quản trị Quan Đế Cổ Miếu |
IV. QUẬN THỐT NỐT: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Thất Phủ Võ Miếu |
Khu vực Tràng Thọ 1, phường Thốt Nốt |
Thất Phủ Võ Miếu do cộng đồng người Hoa xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, thờ Quan Thánh Đế Quân, Quan Bình, Châu Xương, Thiên Hậu Thánh Mẫu… Thất Phủ Võ Miếu là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Hoa (Triều Châu) của quận Thốt Nốt, được xây dựng vào năm 1883. Với hệ thống kết cấu khung sườn bằng gỗ; những hoành phi, liễn đối chạm khắc chữ Hán và nhiều di vật có giá trị, đã tạo cho công trình vừa mang nét cổ kính, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Thất Phủ Võ Miếu còn là nơi gặp gỡ giao lưu sinh hoạt, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa ở quận Thốt Nốt. Ngoài ra, hàng năm, nơi đây còn diễn ra các kỳ cúng lễ theo truyền thống của dân tộc Hoa: lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 24/3 âm lịch), lễ vía Quan Thánh Đế (ngày 13/5 âm lịch)… thu hút đông đảo bà con đến tham dự. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Quản trị Thất Phủ Võ Miếu |
2 |
Chùa Long Sơn (Long Sơn tự) |
Khu vực Đông Bình, phường Tân Lộc |
Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVIII, diện tích khoảng 10.000 m2, theo hệ Bắc tông. Chùa có hạng mục: chính điện, hậu tổ, tháp cốt, nhà khói, nhà khách và các miếu thờ…đã qua nhiều lần tu bổ. Hiện nay, ngôi chính điện vẫn còn giữ được kiến trúc ban đầu, với kết cấu khung sườn gỗ, mái ngói, đặc biệt là các bích họa vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài ra, chùa có lưu giữ khoảng 120 tượng thờ bằng gỗ, thạch cao, xi măng… niên đại từ thế kỷ XIX, XX. Hàng năm, chùa có các ngày cúng chính: rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10. |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Thốt Nốt |
V. HUYỆN THỚI LAI: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Chùa Ampevone |
Ấp Định Khánh A, xã Định Môn |
Chùa do ông Đào Sóc hiến đất xây dựng vào năm 1916, vật liệu bằng bê tông, kiến trúc mang nét đặc trưng của dân tộc Khmer. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa là địa điểm thành lập Trung đội biệt lập người Khmer và nuôi chứa cán bộ cách mạng huyện Ô Môn. Năm 1963, chùa bị giặc dội bom tàn phá, một số đồng chí cách mạng đã hy sinh trong hầm trú ẩn. Hiện nay, chùa có các hạng mục chính điện, sa la (đang tu bổ). Ngoài chức năng sinh hoạt tôn giáo, hàng năm chùa còn tổ chức các lễ hội như: lễ Chol Chnam Thmay, lễ Dâng y… |
Lịch sử |
Thành phố |
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thới Lai |
VI. HUYỆN VĨNH THẠNH: 01 di tích |
|
|||||
1 |
Giáo xứ Long Bình (Nhà thờ Long Bình) |
Ấp G2, xã Thạnh An |
Giáo xứ Long Bình do linh mục Nguyễn Văn Luyến xây dựng tháng 02/1955. Ban đầu giáo xứ được cất bằng vật liệu đơn sơ, đến năm 1970 xây dựng bằng bê tông cốt thép và đã có nhiều lần tu bổ, hiện nay có các hạng mục: Cổng, sân, tháp chuông, nhà thờ, nhà xứ, đài Đức Mẹ… Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nơi đây linh mục Nguyễn Văn Luyến và một số giáo dân đã đào 2 hầm bí mật để nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng của quận Thốt Nốt. Hàng năm, giáo xứ có các lễ chính như: lễ Phục sinh (thời gian tùy vào mỗi năm), lễ Giáng sinh (ngày 25/12). |
Lịch sử |
Thành phố |
Giáo hạt Vĩnh Thạnh |
VII. HUYỆN CỜ ĐỎ: 02 di tích |
|
|||||
1 |
Chùa Phước Linh |
Ấp Thạnh Hòa, thị trấn Cờ Đỏ |
Chùa Phước Linh xây dựng vào năm 1950, do Hòa Thượng Thích Hoằng Chánh sáng lập, theo hệ Bắc tông. Chùa ban đầu cất bằng gỗ, lá đơn sơ và đã qua nhiều lần tu bổ. Năm 2015, chùa xuống cấp và được khởi công tu bổ bằng bê tông kiên cố trên khuôn viên diện tích 8.000 m2. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa là địa điểm giao liên của cách mạng. Hòa thượng Thích Hoằng Chánh trụ trì chùa tham gia nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Năm 1985, Hòa thượng được Nhà nước truy tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất. Hàng năm, chùa có các lễ cúng chính: lễ Thượng Ngươn (rằm tháng Giêng), lễ Vu lan (rằm tháng 7) và lễ Hạ ngươn (rằm tháng 10). |
Lịch sử |
Thành phố |
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Cờ Đỏ |
2 |
Chùa Khánh Lâm (Chùa Đất Sét) |
Ấp Thạnh Quới 1, xã Trung Hưng |
Chùa Khánh Lâm còn gọi là chùa Đất Sét, do sư thầy Trần Ngọc Thạch sáng lập, theo hệ Bắc tông. Chùa được xây dựng năm 1846, gồm chính điện và hậu điện, kết cấu khung sườn bằng gỗ, mái 3 tầng, lợp ngói. Năm 1948, chùa bị thực dân Pháp phá hoại hư hỏng chính điện, đến năm 1960 được trùng tu, tường xây gạch, mái ngói. Năm 2016 do chùa bị xuống cấp nên được tu bổ theo kiến trúc ban đầu. Hiện nay, chùa còn lưu giữ tượng thờ A Di Đà bằng đất sét, niên đại khoảng 100 năm và hoành phi bằng gỗ, năm 1846. Ngoài ra, theo tư liệu nhà chùa cung cấp, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây sư thầy Trần Hồng Huệ đã tham gia nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Hàng năm, chùa có các lễ cúng chính: lễ Thượng Ngươn (rằm tháng Giêng), lễ Vu lan (rằm tháng 7) và lễ Hạ ngươn (rằm tháng 10). |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thành phố |
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Cờ Đỏ |
PHỤ LỤC III
DI TÍCH ĐÃ KIỂM KÊ NHƯNG CHƯA ĐỦ TIÊU CHÍ XẾP HẠNG (276 DI TÍCH)
STT |
TÊN DI TÍCH |
ĐỊA ĐIỂM |
LOẠI HÌNH DI TÍCH |
I. QUẬN BÌNH THỦY: 13 di tích |
|||
1 |
Bia tưởng niệm |
Đường Cách mạng tháng Tám, phường An Thới |
Lịch sử |
2 |
Chùa Phước An (Chùa Cây Trôm) |
Quốc lộ 91B, khu vực Thới Hưng, phường Thới An Đông |
Kiến trúc nghệ thuật |
3 |
Đình Thới An Đông (Đình Trà Nóc) |
Đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc |
Kiến trúc nghệ thuật |
4 |
Hưng Thọ Tự (Hội quán Hưng Thọ Tự) |
Khu vực Bình Dương A, phường Long Tuyền |
Kiến trúc nghệ thuật |
5 |
Liên Trì Cổ Tự (Chùa Liên Trì) |
Khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông |
Lịch sử |
6 |
Miếu Ông Dựa |
Khu vực Bình Dương A, phường Long Tuyền |
Kiến trúc nghệ thuật |
7 |
Miếu Ông Hổ (Miếu Ông) |
Khu vực Bình Dương B, phường Long Tuyền |
Kiến trúc nghệ thuật |
8 |
Mộ Bà Đồ |
Đường Lê Hồng Phong, phường Trà An |
Lịch sử |
9 |
Mộ Võ Duy Tập |
Khu vực 3, phường Bình Thủy |
Lịch sử |
10 |
Nhà Cổ (Quán Phố Xưa) |
Số 90, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy |
Kiến trúc nghệ thuật |
11 |
Nhà Cổ (Nhà Hương Quản Dương Lập Cang) |
Số 30/1, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy |
Kiến trúc nghệ thuật |
12 |
Thánh Tịnh Bửu Pháp Đàn |
Khu vực Thới An, phường Thới An Đông |
Lịch sử |
13 |
Thần Nông Cổ Miếu (Miếu Thần Nông ngã tư huyện) |
Khu vực Thới Hòa, phường Thới An Đông |
Kiến trúc nghệ thuật |
II. QUẬN CÁI RĂNG: 23 di tích |
|||
14 |
Chùa Phước Long |
Số 70/3, đường Phạm Hùng, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
15 |
Chùa Phước Thạnh |
Khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
16 |
Đại chủng viện Thánh Quý |
Số 87/1, đường Võ Tánh, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
17 |
Đình Bến Bạ |
Khu vực Phú Thuận, phường Tân Phú |
Kiến trúc nghệ thuật |
18 |
Đình Cái Đôi |
Khu vực Thạnh Hòa, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
19 |
Đình Cái Sâu |
Khu vực Thạnh Quới, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
20 |
Đình Phú Trung |
Khu vực Thạnh Lợi, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
21 |
Đình Tân Thạnh Đông |
Khu vực 3, phường Ba Láng |
Kiến trúc nghệ thuật |
22 |
Đình Thạnh An |
Khu vực Khánh Bình, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
23 |
Đình Thường Thạnh Đông |
Khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
24 |
Hiệp Thiên Cung (Miếu Ông Bổn) |
Khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
25 |
Hiệp Thiên Cung Thạnh Mỹ (Chùa Lò Tương) |
Khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
26 |
Hội quán Hưng Thứ Tự |
Khu vực Thạnh Thuận, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
27 |
Hội thánh Tin lành Cái Răng |
Đường Hàng Gòn, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
28 |
Hưng Thạnh Tự |
Quốc lộ 1A, khu vực Yên Bình, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
29 |
Linh Thạnh Tự |
Số 18/4B, khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
30 |
Long An Tự |
Số 045, khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
31 |
Long An Tự (Chùa Linh Đông) |
Số 5/5, tổ 1, khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
32 |
Long Phú Tự |
Khu vực Thạnh Thắng, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
33 |
Miếu Thiên Hậu |
Khu vực Yên Thuận, phường Lê Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
34 |
Miễu Bà Xóm Chài |
Khu vực 3, phường Hưng Phú |
Kiến trúc nghệ thuật |
35 |
Miễu Bà Thạnh An |
Khu vực Khánh Bình, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
36 |
Miễu Hội |
Khu vực An Hưng, phường Phú Thứ |
Kiến trúc nghệ thuật |
III. HUYỆN CỜ ĐỎ: 17 di tích |
|||
37 |
Chùa Giác Nguyên |
Ấp Thạnh Quới 1, xã Trung Hưng |
Lịch sử |
38 |
Chùa Muiutđom Răng Say |
Ấp Đông Thắng, xã Đông Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
39 |
Chùa Tây Lâm |
Ấp Thạnh Phước 2, xã Trung Thạnh |
Lịch sử |
40 |
Chùa Settodor |
Ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
41 |
Đình Đông Hiệp |
Ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp |
Kiến trúc nghệ thuật |
42 |
Đình Thạnh Phú |
Ấp Thạnh Hưng, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
43 |
Đình Thới Đông |
Ấp Thới Hòa A, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
44 |
Đình Trung An |
Ấp Thạnh Lợi, xã Trung An |
Kiến trúc nghệ thuật |
45 |
Miếu Bà Chúa Xứ |
Ấp Thới Hòa A, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
46 |
Miếu Đôi |
Ấp Thạnh Phú, xã Trung Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
47 |
Nhà thờ Cờ Đỏ |
Ấp Thới Thuận, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
48 |
Niệm Phật Đường Giác Huệ |
Số 585, ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
49 |
Niệm Phật Đường Thuận Hóa |
Ấp Đông Phước, xã Đông Hiệp |
Kiến trúc nghệ thuật |
50 |
Thánh Thất Cao Đài |
Ấp Thới Hòa A, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
51 |
Tịnh Thất Phước Bửu |
Ấp Đông Mỹ, xã Đông Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
52 |
Tịnh Xá Ngọc Thông |
Ấp Thới Trung, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
53 |
Tịnh Xá Ngọc Thủy |
Ấp Thới Hiệp, thị trấn Cờ Đỏ |
Kiến trúc nghệ thuật |
IV. QUẬN NINH KIỀU: 52 di tích |
|||
54 |
Bia truyền thống |
Khu vực 1, đường Trần Vĩnh Kiết, phường An Bình |
Lịch sử |
55 |
Đền tưởng niệm Bà Trương Thị Cơ Mẹ liệt sĩ Phan Ngọc Hiển |
Khu vực 3, phường Thới Bình |
Lịch sử |
56 |
Điện thờ Phật Mẫu |
Số 112/215 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
57 |
Đình Tân An |
Vòng xoay Cái Khế, phường Cái Khế |
Kiến trúc nghệ thuật |
58 |
Chùa Bảo An |
Số 49 đường Võ Văn Tần, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
59 |
Chùa Bửu Ân |
Số 58 đường Nguyễn Thái Học, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
60 |
Chùa Bửu Liên (Chùa Cây Bàng) |
Số 22/71/4 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư. |
Kiến trúc nghệ thuật |
61 |
Chùa Bửu Linh |
Số 77 hẻm 2 đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
62 |
Chùa Bửu Pháp |
Số 90/2/28 đường Hùng Vương, phường Thới Bình. |
Kiến trúc nghệ thuật |
63 |
Chùa Bửu Trì |
Số 67 đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
64 |
Chùa Giác Hoàng |
Số 9/50 đường Quang Trung, khu vực 1, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
65 |
Chùa Giác Quảng |
Số 309/9 đường Trần Quốc Việt, phường An Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
66 |
Chùa Hiệp Minh (Đàn Tiên Cái Khế) |
Số 97 đường Huỳnh Thúc Kháng, khu vực 2, phường An Nghiệp |
Kiến trúc nghệ thuật |
67 |
Chùa Khánh Quang |
Số 97 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
68 |
Chùa Phật Học |
Số 11 đường Hòa Bình, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
69 |
Chùa Puti KhôSa RăngSây |
Số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
70 |
Chùa Quan Âm |
Số 108/9 đường 30/4 phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
71 |
Chùa Quang Xuân |
Số 89/16 đường Huỳnh Thúc Kháng, khu vực 2, phường An Nghiệp |
Kiến trúc nghệ thuật |
72 |
Chùa Quảng Tế |
Số 36/28 đường Trương Định, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
73 |
Chùa Thiên Quang |
Số 132/96 đường Hùng vương, Phường Thới Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
74 |
Hội thánh tin lành Việt Nam Chi hội An Phú |
Số 156 đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
75 |
Hội thánh tin lành Chi hội Cần Thơ |
Số 87 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
76 |
Hưng Định Tự (Tịnh Độ Cư Sĩ) |
Số 34 đường Hòa Bình, phường An Cư. |
Kiến trúc nghệ thuật |
77 |
Khu Mộ họ Trương |
Số 197/6 đường Trần Vĩnh Kiết, khu vực 2, phường An Bình |
Lịch sử |
78 |
Miếu Bà Chúa Xứ |
Số 107/57A đường Hoàng Văn Thụ, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
79 |
Miếu Thờ Thần |
Số 298 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi. |
Kiến trúc nghệ thuật |
80 |
Miếu Thờ Thổ Thần |
Khu vực 3, phường Xuân Khánh. |
Kiến trúc nghệ thuật |
81 |
Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm |
Số 18 đường Nguyễn Thái Học, phường Tân An, |
Kiến trúc nghệ thuật |
82 |
Nhà dòng Chúa Quan Phòng |
Số 362 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
83 |
Nhà thờ An Bình |
Số 55/1 đường 923, khu vực 8, phường An Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
84 |
Nhà thờ An Hòa |
Số 22 đường 3/2, phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
85 |
Nhà thờ An Thạnh |
Số 249, đường 30/4 phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
86 |
Nhà thờ Chánh Tòa |
Số 14, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
87 |
Nhà thờ giáo xứ Tham Tướng (Nhà thờ Đức mẹ hồn xác lên trời) |
Số 63 đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
88 |
Nhà thờ họ Đạo (Nhà thờ Giáo xứ Lộ 20) |
Số 357 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa |
Kiến trúc nghệ thuật |
89 |
Nhà thờ Thánh PhaoLô (Họ đạo Thới Thạnh) |
Số 43 đường Trần Hưng Đạo, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
90 |
Nhà thờ Thới Hòa |
Số 85 đường Phạm Ngũ Lão, phường Thới Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
91 |
Nữ tu bác ái Vinh Sơn |
Số 43/9 đường Trần Hưng Đạo, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
92 |
Quang Đức Tự |
Số 146 đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
93 |
Tây Thành Thánh Thất |
Số 55 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
94 |
Thánh Đức Tổ Đình |
Số 454 đường 30/4, phường Hưng Lợi |
Lịch sử |
95 |
Thánh Thất họ đạo An Hòa |
Đường Phạm Ngũ Lão, phường An Hòa |
Kiến trúc nghệ thuật |
96 |
Thiên Hòa Miếu |
Số 93 đường Ngô Đức Kế, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
97 |
Thới Long Cổ Tự |
Số 120 đường Hùng Vương, khu vực 3, phường Thới Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
98 |
Tịnh Thất Hoa Nghiêm |
Số 112 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
99 |
Tịnh Thất Ngọc Quang |
Số 12/27A, khu vực 6, đường 3/2 phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
100 |
Tịnh xá Ngọc Liên |
Số 59/12, phường An Cư |
Kiến trúc nghệ thuật |
101 |
Tịnh xá Ngọc Minh |
Số 103 đường Lý Tự Trọng, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
102 |
Tịnh xá Ngọc Nhân |
Số 25/12E đường 3/2, phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
103 |
Tòa Giám Mục |
Số 12 đường Nguyễn Trãi, phường Tân An |
Kiến trúc nghệ thuật |
104 |
Tu viện Thánh Gia Cần Thơ |
Số 233/4 đường 30/4, phường Hưng Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
105 |
Vạn Đức Tự |
Số 131 đường Trần Hưng Đạo, phường Xuân Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
V. QUẬN Ô MÔN: 26 di tích |
|||
106 |
An Hòa Tự |
Khu vực Thới Bình, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
107 |
An Thới Tự |
Khu vực Thới Trinh A, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
108 |
Định An Tự |
Khu vực Thới Trinh A, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
109 |
Chùa Giác Nguyên |
Khu vực Bình Hưng, phường Phước Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
110 |
Chùa Giác Thành |
Khu vực 4, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
111 |
Chùa Kim Sơn |
Khu vực Bắc Vàng, phường Thới Long |
Kiến trúc nghệ thuật |
112 |
Chùa Long Châu |
Đường Trần Hưng Đạo, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
113 |
Chùa Long Thành |
Đường Trần Kiết Tường, phường Thới Hòa |
Kiến trúc nghệ thuật |
114 |
Chùa Sanvor Pothi Nhenl |
Khu vực 12, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
115 |
Chùa Tây Cảnh |
Khu vực Thới Lợi, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
116 |
Chùa Vạn Phước |
Số 100 đường Trần Kiết Tường, phường Thới Hòa |
Kiến trúc nghệ thuật |
117 |
Điện thờ Phật Mẫu |
Khu vực 14, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
118 |
Đình Phước Thới |
Khu vực Thới Ngươn, phường Phước Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
119 |
Đình Thới Hanh |
Khu vực Thới Phong, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
120 |
Đình Thới Long |
Khu vực Thới Mỹ, phường Thới Long |
Kiến trúc nghệ thuật |
121 |
Đình Thới Thạnh |
Đường 26 tháng 3, khu vực 5, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
122 |
Hưng Bảo Tự |
Khu vực 14, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
123 |
Lăng Ông |
Khu vực Thới Thạnh Đông, phường Thới Long |
Lịch sử |
124 |
Miếu Bà Cổ Tự Nương Nương |
Khu vực Bắc Vàng, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
125 |
Miếu Ông Chúa Hổ |
Khu vực Thới Đông, phường Phước Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
126 |
Miếu Ông Nam Hải |
Khu vực Thới Ngươn, phường Phước Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
127 |
Nhà thờ Công giáo Ô Môn |
Số 88 đường Trần Hưng Đạo, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
128 |
Thánh Thất Cao Đài |
Khu vực 14, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
129 |
Thất phủ Cổ Miếu |
Khu vực Thới Trinh A, phường Thới An |
Kiến trúc nghệ thuật |
130 |
Tịnh thất Giác Minh |
Khu vực Bình Hưng, phường Phước Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
131 |
Tịnh xá Ngọc Châu |
Khu vực 2, phường Châu Văn Liêm |
Kiến trúc nghệ thuật |
VI. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 31 di tích |
|||
132 |
Bia tưởng niệm |
Ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh |
Lịch sử |
133 |
Chùa A Di Đà |
Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền |
Kiến trúc nghệ thuật |
134 |
Chùa Mai Xuân |
Ấp Nhơn Bình, xã Nhơn Ái |
Kiến trúc nghệ thuật |
135 |
Chùa Ngọc Thiên |
Ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
136 |
Chùa Pháp Bảo |
Ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa |
Kiến trúc nghệ thuật |
137 |
Chùa Phước Khánh |
Ấp Mỹ Lộc, xã Mỹ Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
138 |
Chùa Phước Nguyên |
Ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
139 |
Chùa Phật Quang |
Ấp Trường Thuận, xã Trường Long |
Kiến trúc nghệ thuật |
140 |
Chùa Thất Bửu Thiện |
Ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa |
Kiến trúc nghệ thuật |
141 |
Đình Giai Xuân |
Ấp An Thạnh, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
142 |
Đình Mỹ Hòa |
Ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
143 |
Đình Mỹ Khánh |
Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
144 |
Đình Nhơn Ái |
Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền |
Kiến trúc nghệ thuật |
145 |
Đình Nhơn Nghĩa |
Ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa |
Kiến trúc nghệ thuật |
146 |
Đình Tân Thới |
Ấp Trường Đông A, xã Tân Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
147 |
Đình Trường Long |
Ấp Trường Thọ, xã Trường Long |
Kiến trúc nghệ thuật |
148 |
Hội quán Hưng Phong Tự |
Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền |
Kiến trúc nghệ thuật |
149 |
Hội thánh Báp Tít Phong Điền (Nhà thờ) |
Ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái |
Kiến trúc nghệ thuật |
150 |
Hội thánh tin Lành Việt Nam Chi hội Giai Xuân (Nhà thờ tin Lành) |
Ấp Thới An A, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
151 |
Khu mộ họ Trần |
Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền |
Kiến trúc nghệ thuật |
152 |
Khu mộ họ Trần |
Ấp Trường Đông B, xã Tân Thới |
Lịch sử |
153 |
Miếu ông Tề |
Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
154 |
Nhà thờ giáo xứ Thới Long Xuân |
Ấp Thới Giai, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
155 |
Nhà thờ Trường Long |
Ấp Trường Thọ 1, xã Trường Long |
Kiến trúc nghệ thuật |
156 |
Phật giáo Hòa Hảo Ban trị sự xã Giai Xuân |
Ấp Thới Giai, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
157 |
Thánh thất Nhơn Ái |
Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền |
Kiến trúc nghệ thuật |
158 |
Thánh tịnh Chiếu Minh Ẩn Giáo |
Ấp Tân Long B, xã Tân Thới |
Kiến trúc nghệ thuật |
159 |
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam |
Ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh |
Kiến trúc nghệ thuật |
160 |
Tiểu thất Minh Đàn |
Ấp Thới Thạnh, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
161 |
Tịnh thất Chánh Định |
Ấp Bình Thành, xã Giai Xuân |
Kiến trúc nghệ thuật |
162 |
Tịnh thất Phước Quang |
Ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái |
Kiến trúc nghệ thuật |
VII. QUẬN THỐT NỐT: 41 di tích |
|||
163 |
Bia tưởng niệm |
Khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt |
Lịch sử |
164 |
Chùa Bà Bông Vang |
Khu vực Qui Thạnh 1, phường Trung Kiên |
Kiến trúc nghệ thuật |
165 |
Chùa Đức Quang |
Khu vực Thới Thạnh, phường Thới Thuận |
Kiến trúc nghệ thuật |
166 |
Chùa Giác Thuyền |
Số 441/9, khu vực Tân An, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
167 |
Chùa Hòa Hảo |
Khu vực Lân Thạnh 1, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
168 |
Chùa Long Hưng |
Khu vực Tân Quới, phường Tân Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
169 |
Chùa Long Thắng |
Khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
170 |
Chùa Nam An |
Khu vực Phước Lộc 1, phường Trung Nhứt |
Kiến trúc nghệ thuật |
171 |
Chùa Phổ Quang |
Số 459, QL91, khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt |
Lịch sử |
172 |
Chùa Phước Long |
Khu vực Long Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
173 |
Chùa Phước Xuân |
Khu vực Lân Thạnh 1, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
174 |
Chùa Tân Phước |
Khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
175 |
Chùa Tây Trúc |
Khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
176 |
Chùa Vi Phước |
Khu vực Thạnh Phước, phường Thạnh Hòa |
Kiến trúc nghệ thuật |
177 |
Đình Tân Lộc Tây |
Khu vực Phước Lộc, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
178 |
Giác Hòa Ni Tự |
Số 194, khu vực Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
179 |
Hòa Hưng Nam Tự |
Số 138, khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
180 |
Hội quán Hưng Nhất Tự |
Số 194, khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
181 |
Lương Nông Tự |
Khu vực Qui Thạnh 1, phường Trung Kiên |
Kiến trúc nghệ thuật |
182 |
Miếu Bà Chúa Xứ |
Khu vực Lân Thạnh 1, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
183 |
Nhà bia tưởng niệm AHLLVT Lê Thị Tạo |
Khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt |
Lịch sử |
184 |
Nhà cổ (Nhà Hội đồng Thoại) |
Số 49, khu vực Tân An, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
185 |
Nhà cổ (Nhà Hương sư Nguyễn Duy Hinh) |
Khu vực Tân An, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
186 |
Nhà cổ (Nhà Hương quản Hòa) |
Số 528, khu vực Tân Mỹ, phường Tân Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
187 |
Nhà cổ (Nhà cổ Thuận Hưng) |
Khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
188 |
Nhà thờ Bò Ót |
Khu vực Thới An, phường Thới Thuận |
Kiến trúc nghệ thuật |
189 |
Nhà thờ Giáo xứ Bình Minh |
Đường Lê Thị Tạo, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
190 |
Quan Đế cổ miếu |
Số 258, khu vực Tràng Thọ 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
191 |
Thánh thất Thốt Nốt |
Khu vực Long Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
192 |
Tịnh thất Siêu Lý |
Khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
193 |
Tịnh xá Bình Đẳng |
Khu vực Lân Thạnh 1, phường Trung Kiên |
Kiến trúc nghệ thuật |
194 |
Tịnh xá Ngọc Duyên |
Khu vực Tràng Thọ 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
195 |
Tịnh xá Ngọc Hạnh |
Khu vực Thới An, phường Thuận An |
Kiến trúc nghệ thuật |
196 |
Tịnh xá Ngọc Hưng |
Tổ 19, khu vực Tân Phước, phường Thuận Hưng |
Kiến trúc nghệ thuật |
197 |
Tịnh xá Liên Hoa |
Khu vực Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
198 |
Tịnh xá Ngọc Quang |
Khu vực Long Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
199 |
Tịnh xá Ngọc Sơn |
Khu vực Thới An, phường Thuận An |
Kiến trúc nghệ thuật |
200 |
Tịnh xá Ngọc Trung Ni |
Khu vực Long Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
201 |
Tịnh xá Ngọc Trung Tăng |
Số 306/13 khu vực Long Thạnh 1, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
202 |
Tịnh xá Thường Tịnh |
Khu vực Lân Thạnh 1, phường Trung Kiên |
Kiến trúc nghệ thuật |
203 |
Vạn Phước tự |
Khu vực Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt |
Kiến trúc nghệ thuật |
VIII. HUYỆN THỚI LAI: 31 di tích |
|||
204 |
Chùa Giác Huê |
Ấp Thới Hiệp A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
205 |
Chùa Hiệp Thiên |
Ấp Thới Hòa B, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
206 |
Chùa Linh Quang |
Ấp Định Phước, xã Định Môn |
Kiến trúc nghệ thuật |
207 |
Chùa Neryvone |
Ấp Định Phước, xã Định Môn |
Lịch sử |
208 |
Chùa Phêsa Checvone |
Ấp Thới Bình A, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
209 |
Chùa Prummani Vonsa |
Ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
210 |
Chùa Sêrây Vongsa |
Ấp Định Yên, xã Định Môn |
Kiến trúc nghệ thuật |
211 |
Chùa Vạn Đức |
Ấp Thới Bình B, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
212 |
Đền thờ Châu Văn Liêm |
Xã Thới Thạnh |
Lịch sử |
213 |
Đền thờ liệt sĩ |
Thị trấn Thới Lai |
Lịch sử |
214 |
Đền thờ liệt sĩ |
Xã Đông Thuận |
Lịch sử |
215 |
Đền thờ liệt sĩ |
Xã Trường Thành |
Lịch sử |
216 |
Đền thờ liệt sĩ |
Xã Định Môn |
Lịch sử |
217 |
Đình Thới Thạnh |
Ấp Thới Hòa B, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
218 |
Giáo hội cơ đốc Phục Lâm Điêm nhóm Đông Pháp |
Ấp Thới Phong A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
219 |
Hội quán Hưng Thới Tự |
Ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
220 |
Hội thánh tin lành Báp Tít Bình An |
Ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
221 |
Hội thánh Báp Tít Thới Lai |
Ấp Thới Hòa B, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
222 |
Nhà thờ Định Môn |
Ấp Định Phước, xã Định Môn |
Kiến trúc nghệ thuật |
223 |
Nhà thờ Thới Lai |
Ấp Thới Lộc, xã Xuân Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
224 |
Nhà thờ Trường Thành (Nhà thờ Ba Mít) |
Ấp Trường Đông, xã Trường Thành |
Kiến trúc nghệ thuật |
225 |
Phật giáo Hòa Hảo Ban trị sự thị trấn Thới Lai |
Ấp Thới Phong A, thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
226 |
Phật giáo Hòa Hảo Ban trị sự xã Đông Thuận |
Ấp Đông Hiển, xã Đông Thuận |
Kiến trúc nghệ thuật |
227 |
Phật giáo Hòa Hảo Ban trị sự xã Thới Thạnh |
Ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
228 |
Phật giáo Hòa Hảo Ban trị sự xã Trường Thành |
Ấp Trường Thắng, xã Trường Thành |
Kiến trúc nghệ thuật |
229 |
Thánh đường cơ đốc Phục Lâm Vàm Nhon |
Ấp Thới Khánh, xã Tân Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
230 |
Thánh thất Đông Thuận |
Ấp Đông Hòa, xã Đông Thuận |
Kiến trúc nghệ thuật |
231 |
Thánh thất Thới Lai |
Ấp Thới Thuận A, Thị trấn Thới Lai |
Kiến trúc nghệ thuật |
232 |
Thánh tịnh Thiên Trước |
Ấp Thới Khanh, xã Tân Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
233 |
Thánh tịnh Trước Mai (Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên) |
Ấp Trường Thắng, xã Trường Thành |
Kiến trúc nghệ thuật |
234 |
Tịnh xá Ngọc Thành |
Ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh |
Kiến trúc nghệ thuật |
IX. HUYỆN VĨNH THẠNH: 42 di tích |
|||
235 |
Chí Hòa Tự |
Số 3249, quốc lộ 80, ấp Phụng Quới B, thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
236 |
Chùa Long Hòa |
Ấp Qui Long, xã Thạnh Quới |
Lịch sử |
237 |
Chùa Liễu Thành |
Ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ |
Kiến trúc nghệ thuật |
238 |
Chùa Sammakinonines Chanhnaram |
Ấp Vĩnh Nhuận, xã Vĩnh Bình |
Kiến trúc nghệ thuật |
239 |
Dòng mến Thánh giá Long Xuyên |
Ấp Phụng Quới, Thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
240 |
Đình Lái Sáu |
Ấp Thạnh Quới 2, xã Thạnh Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
241 |
Đình Nguyễn Trung Trực |
Ấp Tân Thạnh, xã Thạnh Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
242 |
Giáo xứ Ngọc Thạch (Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Thạch) |
Số 3519, QL 80, ấp Phụng Quới B, thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
243 |
Nhà thờ đền Thánh Giuse An Bình |
Ấp Phụng Thạnh, xã Thạnh Tiến |
Kiến trúc nghệ thuật |
244 |
Nhà thờ giáo họ An Tôn |
Ấp C2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
245 |
Nhà thờ giáo họ Bình Cát |
Ấp B1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
246 |
Nhà thờ giáo họ Ba Khu |
Ấp C2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
247 |
Nhà thờ giáo họ Châu Thái |
Ấp F1, xã Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
248 |
Nhà thờ giáo họ Giuse |
Ấp E2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
249 |
Nhà thờ giáo họ Hải Sơn |
Ấp C2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
250 |
Nhà thờ giáo họ Khiết Tâm |
Ấp D2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
251 |
Nhà thờ giáo họ Mẫu Tâm |
Số 414, ấp B2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
252 |
Nhà thờ giáo họ Vô Nhiễm |
Ấp C1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
253 |
Nhà thờ giáo họ Vĩnh Trinh |
Ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trinh |
Kiến trúc nghệ thuật |
254 |
Nhà thờ giáo xứ An Sơn |
Ấp E2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
255 |
Nhà thờ giáo xứ Bình Thái |
Ấp F1 xã Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
256 |
Nhà thờ giáo xứ Châu Long |
Ấp F1, xã Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
257 |
Nhà thờ giáo xứ Hải Hưng |
Ấp C1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
258 |
Nhà thờ giáo xứ Hợp Tiến |
Ấp B2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
259 |
Nhà thờ giáo xứ Ki Tô Vua |
Ấp C1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
260 |
Nhà thờ giáo xứ Kim Long |
Ấp D2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
261 |
Nhà thờ giáo xứ Môi Khôi (Nhà thờ Láng Sen) |
Ấp Quy Lân 5, xã Thạnh Quới |
Kiến trúc nghệ thuật |
262 |
Nhà thờ giáo xứ Sáu Bọng |
Ấp Quy Lân 2, xã Thạnh Quới |
Kiến trúc nghệ thuật |
263 |
Nhà thờ giáo xứ Tân Hải |
Ấp C2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
264 |
Nhà thờ giáo xứ Thanh Hải |
Ấp D2, xã Thạnh Lợi |
Kiến trúc nghệ thuật |
265 |
Nhà thờ giáo xứ Thanh Long |
Ấp D1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
266 |
Nhà thờ giáo xứ Thánh Gia |
Ấp Thầy Ký, Thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
267 |
Nhà thờ giáo xứ Thánh Linh |
Ấp D1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
268 |
Nhà thờ giáo xứ Trinh Vương |
Ấp B1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
269 |
Nhà thờ giáo xứ Vạn Đồn |
Ấp B1, xã Thạnh Thắng |
Kiến trúc nghệ thuật |
270 |
Nhà thờ Thạnh An |
Số 26A, ấp Phụng Quới, Thị Trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
271 |
Niệm Phật đường Thiên Từ |
Ấp Qui Long, xã Thạnh Tiến |
Kiến trúc nghệ thuật |
271 |
Thánh đường Trinh Vương |
Ấp Bờ Bao, thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
273 |
Thánh thất Thạnh An |
Số 2667, ấp Phụng Lợi, thị trấn Thạnh An |
Kiến trúc nghệ thuật |
274 |
Tịnh xá Giác Nhã |
Ấp Thắng Lợi, xã Thạnh Lộc |
Kiến trúc nghệ thuật |
275 |
Tịnh xá Ngọc Liên |
Ấp Qui Lân 6, xã Thạnh Quới |
Kiến trúc nghệ thuật |
276 |
Vĩnh Trinh Khánh Tự |
Ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh |
Kiến trúc nghệ thuật |