Quyết định 72/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các hoạt động tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận do Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 72/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Vũ Thu Hà |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2024/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI KHÔNG GIAN ĐI BỘ KHU VỰC HỒ HOÀN KIẾM VÀ PHỤ CẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 113/TTr-SVHTT ngày 21/02/2024 và Công văn số 1607/SVHTT-VP ngày 19 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN ĐI BỘ KHU VỰC HỒ HOÀN KIẾM VÀ PHỤ CẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2024/QĐ-UBND Ngày 20 tháng 12 năm 2024 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy chế này quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, tổ chức các hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ; nguyên tắc, nội dung quản lý, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các Sở, ngành, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tham gia quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2024/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI KHÔNG GIAN ĐI BỘ KHU VỰC HỒ HOÀN KIẾM VÀ PHỤ CẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 113/TTr-SVHTT ngày 21/02/2024 và Công văn số 1607/SVHTT-VP ngày 19 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN ĐI BỘ KHU VỰC HỒ HOÀN KIẾM VÀ PHỤ CẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2024/QĐ-UBND Ngày 20 tháng 12 năm 2024 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy chế này quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, tổ chức các hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ; nguyên tắc, nội dung quản lý, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các Sở, ngành, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tham gia quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
b) Phạm vi không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận giới hạn bởi các tuyến phố: phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Lai (đoạn từ phố Đinh Tiên Hoàng đến phố Lý Thái Tổ), phố Lê Thạch, phố Đinh Lễ, phố Nguyễn Xí, phố Tràng Tiền (đoạn từ phố Ngô Quyền đến phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Khay, phố Lê Thái Tổ, phố Lò Sũ (từ phố Hàng Dầu đến phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Dầu (từ phố Lò Sũ đến phố Đinh Tiên Hoàng), khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố Trần Nguyên Hãn (từ phố Đinh Tiên Hoàng đến phố Lý Thái Tổ), phố hồ Hoàn Kiếm, phố Lương Văn Can (từ phố Hàng Hành đến phố Lê Thái Tổ), phố Báo Khánh (từ ngõ Báo Khánh đến phố Lê Thái Tổ), phố Hàng Bài (từ phố Hai Bà Trưng đến phố Tràng Tiền).
2. Đối tượng áp dụng bao gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức các hoạt động, sự kiện.
b) Các đơn vị được lựa chọn thực hiện tổ chức sự kiện; các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động, sự kiện.
c) Công chúng và Nhân dân tham dự các hoạt động, sự kiện.
d) Các cơ quan, đơn vị liên quan, các lực lượng được giao nhiệm vụ tham gia, quản lý các hoạt động, sự kiện.
Điều 2. Một số nguyên tắc chung
1. Mọi hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các hoạt động khác tổ chức trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Thành phố, bảo đảm trật tự, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ phải thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với quảng bá các giá trị văn hóa, du lịch Thủ đô, đồng thời khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện, hiếu khách.
3. Việc thực hiện phải đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Phân công rõ trách nhiệm trong việc phê duyệt, chấp thuận, cấp phép, kiểm tra, xử lý đối với các sự kiện đảm bảo phương án an ninh trật tự, an toàn xã hội, quản lý thiết bị bay, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, văn hóa, thể dục thể thao, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, y tế và nhiệm vụ theo chức năng của từng cơ quan, đơn vị; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị, lực lượng liên quan.
4. Các hành vi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và của Thành phố.
1. Hoạt động quản lý Nhà nước trong không gian đi bộ được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật và của Thành phố về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý thiết bị bay, phòng chống cháy nổ và cứu nạn, trật tự đô thị, an toàn giao thông, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, quảng cáo, hạ tầng đô thị.
2. Các nội dung quản lý khác của các cơ quan nhà nước liên quan trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành nghiêm nếp sống văn minh, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Nội quy Quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2. Không thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
3. Không thực hiện:
- Tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật, tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.
- Mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
- Bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ như: loa, đài, kèn, trống và các dụng cụ khác để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
1. Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tại khu vực trước vườn hoa Tượng đài Đức Vua Lý Thái Tổ bao gồm cả đoạn phố Đinh Tiên Hoàng (từ phố Lê Thạch đến phố Trần Nguyên Hãn). Trừ trường hợp những hoạt động, sự kiện đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép tổ chức.
2. Chỉ tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, du lịch, ngoại giao được Thành phố cho phép tổ chức.
3. Không tổ chức các hoạt động mua, bán hàng hóa, sản phẩm dưới hình thức sự kiện, hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại; giới thiệu sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, trải nghiệm ẩm thực.
4. Không lắp, dựng các gian hàng và trưng bày hàng hóa, sản phẩm phục vụ tổ chức hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ khi chưa được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, cấp phép.
5. Không trang trí, treo phướn dọc, băng rôn ngang xung quanh khu vực tổ chức hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
6. Không lắp dựng sân khấu kích thước quá lớn, chiếm dụng nhiều diện tích, sử dụng hệ thống âm thanh, ánh sáng công suất vượt quá quy định về kỹ thuật cho phép của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 6. Đăng ký, xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động, sự kiện
1. Các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ đăng ký xây dựng kế hoạch thực hiện theo Kế hoạch hàng năm.
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ năm sau đăng ký gửi đến Sở Văn hóa và Thể thao trong tháng 10 hàng năm.
b) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì tiếp nhận, rà soát, đối chiếu các quy định, và đề nghị bố trí địa điểm các hoạt động, sự kiện, dự kiến những địa điểm hoạt động sự kiện phù hợp, không chồng chéo, đảm bảo thời gian và không gian phố đi bộ. Những hoạt động, sự kiện không phù hợp, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thông tin và giới thiệu địa điểm phù hợp để đơn vị, tổ chức, cá nhân quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức.
c) Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trong tháng 11 hàng năm.
d) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, thẩm tra báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành của Thành phố.
2. Các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ chưa được phê duyệt trong Kế hoạch năm.
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao chủ trì tổ chức hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ gửi đề nghị đến Sở Văn hóa và Thể thao.
b) Sở Văn hóa và Thể thao rà soát các hoạt động, sự kiện đã được phê duyệt trong Kế hoạch năm đảm bảo không trùng lắp, thống nhất với các các sở, ngành Thành phố cho ý kiến.
c) Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, rà soát, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.
Điều 7. Quy trình chấp thuận, cấp phép tổ chức sự kiện
1. Các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ đã được chấp thuận chủ trương:
a) Sở Văn hóa và Thể thao xin ý kiến các sở, ngành Thành phố: Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, các đơn vị có liên quan về phương án chi tiết đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện tổ chức sự kiện.
b) Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, thẩm tra báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét chấp thuận đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành của Thành phố.
d) Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành có liên quan thẩm định các nội dung chuyên môn và cấp phép theo quy định.
2. Các hoạt động, sự kiện có quy mô tổ chức nhỏ, thường niên đã có chủ trương, sau khi có ý kiến của các sở, ngành, đơn vị liên quan, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định, chấp thuận địa điểm tổ chức hoạt động, sự kiện theo quy định.
3. Sau khi có văn bản chấp thuận, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị về Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các cơ quan thẩm quyền liên quan tới công tác quản lý không gian đi bộ để được hướng dẫn, thẩm định các nội dung chuyên môn theo quy định.
Điều 8. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý
1. Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý theo chức năng, thẩm quyền đối với các nội dung tổ chức trong không gian đi bộ, bao gồm: địa điểm và thời gian tổ chức hoạt động, sự kiện; hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; hoạt động quảng cáo theo Luật Quảng cáo và Quy chế Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của Ủy ban nhân thành phố Hà Nội; hoạt động thể dục thể thao theo Thông tư số 09/2012/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng.
2. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, cấp phép cho đơn vị tổ chức sự kiện sử dụng lòng đường kể từ khi lắp dựng đến khi tháo dỡ sân khấu phục vụ tổ chức hoạt động, sự kiện theo quy định hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ theo thẩm quyền quản lý trên địa bàn quận đối với việc sử dụng cơ sở hạ tầng, mặt bằng, lắp dựng phục vụ sự kiện; các điều kiện bảo đảm về an ninh, trật tự xã hội, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, y tế, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
4. Các Sở, ngành liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ theo chức năng, thẩm quyền quản lý lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn Thành phố.
5. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Thành phố khi tổ chức sự kiện trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phải chủ động bố trí đủ nguồn lực, lực lượng nhân sự trực, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức trước, trong và sau sự kiện, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; đồng thời, phải chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động, sự kiện do đơn vị chủ trì tổ chức.
6. Khi có tình huống đột xuất, phát sinh, giao Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm chủ trì phối hợp với các sở, ngành Thành phố liên quan, lực lượng tham gia hoạt động, sự kiện báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét chỉ đạo.
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Chế độ thông tin, báo cáo phải bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ; phù hợp với quy định của pháp luật; rõ ràng, thống nhất, đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo; tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin về những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Thành phố về quản lý không gian đi bộ; danh mục các hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố, các phương tiện truyền thông, báo chí của Trung ương và Thành phố.
3. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thực hiện chế độ tổng hợp thông tin báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ quý, năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động diễn ra trong không gian đi bộ.
4. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thường xuyên trao đổi, cập nhật Sở Văn hóa và Thể thao về tình hình quản lý hoạt động diễn ra trong không gian đi bộ để phối hợp xử lý kịp thời và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố để giải quyết các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
1. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng vào thời gian hoạt động của không gian đi bộ theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Chủ trì tiếp nhận các đề nghị bố trí địa điểm thời gian tổ chức hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo quy định.
3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định tại Điều 7 quy chế này để được xem xét chấp thuận địa điểm, thời gian, các phương án chi tiết về tổ chức hoạt động, sự kiện và thực hiện cấp phép biểu diễn nghệ thuật, triển lãm ảnh, quảng cáo và các nội dung liên quan khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển bền vững không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
5. Quản lý, bảo tồn, duy tu, duy trì các công trình di tích, công trình văn hóa, công trình nghệ thuật kiến trúc được giao quản lý.
6. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các Sở, ngành Thành phố kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý thuộc thẩm quyền, xử lý các vi phạm (nếu có).
Điều 11. Trách nhiệm của Công an Thành phố
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, các Sở, ngành Thành phố có liên quan đảm bảo an ninh trật tự khu vực diễn ra các hoạt động trong không gian phố đi bộ và phụ cận. Thẩm định và phê duyệt phương án đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động, sự kiện, lễ hội tập trung đông người.
2. Chỉ đạo Công an quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị thuộc Sở, ban, ngành Thành phố có liên quan và các phòng nghiệp vụ thuộc Công an Thành phố đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, an toàn phòng cháy, chữa cháy; xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, phòng ngừa tố giác tội phạm; tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông, giải quyết các vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng trong thời gian diễn ra hoạt động không gian phố đi bộ và phụ cận.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm
1. Thực hiện quản lý các hoạt động, sự kiện trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn, xem xét chấp thuận các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động, sự kiện sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Thành phố thực hiện duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình kiến trúc. Thực hiện phân cấp quản lý hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định, đảm bảo duy trì cảnh quan, ánh sáng, xanh, sạch.
4. Sắp xếp, bố trí các điểm giao thông tĩnh cho cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Phối hợp các nhà mạng viễn thông triển khai hệ thống wifi công cộng trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
6. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, thực hiện nếp sống văn hóa, người Hà Nội thanh lịch văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
7. Chỉ đạo Công an quận Hoàn Kiếm phối hợp với các Phòng nghiệp vụ của Công an Thành phố; các phòng, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm bố trí lực lượng Công an quận, Công an các phường bố trí trực chốt, tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh, trật tự trong khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Xây dựng phương án gửi Công an Thành phố thẩm định và phê duyệt công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho các sự kiện, lễ hội tập trung đông người trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
8. Chỉ đạo Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, Ủy ban nhân dân các phường trong phạm vi hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; các phòng, ban, đơn vị liên quan thuộc quyền quản lý và Công an quận trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh. Bố trí lực lượng tuần tra xử lý, không để xảy ra trường hợp tổ chức hoạt động tự phát trái quy định; bán hàng rong; kinh doanh không phép, không đúng khu vực được quy hoạch; các trường hợp mang vật nuôi, gia súc, gia cầm và các hoạt động không đúng quy định khác; các tổ chức, cá nhân thu giá dịch vụ trông giữ phương tiện không đúng quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
9. Chỉ đạo đơn vị thực hiện công tác thu gom rác, vệ sinh môi trường duy trì không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận luôn sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, không để rác thải tồn đọng, giữ gìn nhà vệ sinh sạch đẹp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, giải trí của người dân, khách du lịch.
10. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Thành phố kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý thuộc thẩm quyền.
11. Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại, tố cáo về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo thẩm quyền, xử lý các vi phạm (nếu có).
Điều 13. Trách nhiệm Sở Giao thông Vận tải
1. Tiếp nhận đề nghị của đơn vị, tổ chức xin phép sử dụng lòng đường trong thời gian tổ chức sự kiện, hoạt động.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, cấp phép cho đơn vị tổ chức sự kiện sử dụng lòng đường kể từ khi lắp dựng đến khi tháo dỡ sân khấu phục vụ tổ chức hoạt động, sự kiện theo quy định hiện hành. Kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị đảm bảo phù hợp nội dung đã được cấp phép, xử lý các vi phạm (nếu có).
3. Chủ trì, phối hợp Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, các đơn vị chức năng thông báo và tổ chức phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến phố xung quanh khu vực tổ chức không gian đi bộ; hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn để phân vùng giữa khu vực triển khai tuyến phố đi bộ và khu vực lưu thông bình thường theo đúng các quy định hiện hành.
4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khảo sát, bố trí các điểm trông giữ xe hợp lý và xử lý các điểm trông giữ xe không phép, quá diện tích được cấp phép, thu quá giá quy định trong thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ theo thẩm quyền được phân cấp.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt kết nối với không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.
6. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức được giao trông giữ xe, phương tiện giao thông có trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trông giữ xe, phương tiện giao thông tại các điểm trông giữ thuộc quyền quản lý.
7. Duy tu, duy trì hệ thống đường giao thông và các hạng mục công trình thuộc thẩm quyền quản lý trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Quản lý nhà nước hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (gồm cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, trụ nước cứu hỏa) theo quy định hiện hành; quản lý, duy trì hệ thống chiếu sáng - cây xanh đường phố, thoát nước, trụ nước cứu hỏa theo phân cấp và các quy định hiện hành.
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trong việc quản lý, duy trì vườn hoa, thảm cỏ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp, đảm bảo an toàn và cảnh quan đô thị.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm góp ý phương án thiết kế lắp dựng sân khấu phục vụ các hoạt động, sự kiện theo chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị.
4. Phối hợp Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng quy định về quản lý hạ tầng đô thị.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Du lịch
1. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm quảng bá, giới thiệu không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận tới du khách trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá về du lịch Hà Nội tại quầy thông tin du lịch khu vực đường Lê Thạch, Hàng Dầu và các điểm phù hợp; vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch khu vực hồ Hoàn Kiếm để thu hút khách du lịch.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các ngành chức năng của Thành phố đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch trong các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
3. Phối hợp Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan thực hiện khai thác hệ thống phát wifi miễn phí tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
4. Tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ khách du lịch tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống báo chí và thông tin cơ sở, nền tảng xã hội về Quy chế quản lý các hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Hoàn Kiếm, các đơn vị liên quan thông tin về các hoạt động, sự kiện tổ chức tại đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, thực hiện nếp sống văn hóa, người Hà Nội thanh lịch văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Thực hiện cấp phép và quản lý hoạt động trưng bày, phát hành xuất bản phẩm cho các tổ chức, cá nhân tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân công trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo quy định.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm lắp đặt và duy trì hoạt động các máy bán hàng tự động trong khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được Thành phố phê duyệt.
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phụ trách địa bàn kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, giá cả hàng hóa giới thiệu tại hoạt động, sự kiện tổ chức trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các Sở, ngành Thành phố khi có khó khăn, vướng mắc trong việc đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đối với việc duy tu, duy trì, sửa chữa hệ thống kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo phân cấp quản lý hiện hành của thành phố Hà Nội.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ công chức, viên chức và người lao động tham gia quản lý hoạt động tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chỉ đạo các đơn vị y tế tại các khu vực lân cận bố trí cán bộ trực sẵn sàng đáp ứng kịp thời các yêu cầu y tế phát sinh trong thời gian diễn ra hoạt động của không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm lĩnh vực Y tế trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thủ đô
Phối hợp với Công an Thành phố bảo đảm an ninh trật tự, phương án xử lý tình huống gây rối trật tự, phòng chống khủng bố, phòng cháy chữa cháy và chỉ đạo thực hiện rà phá bom mìn, chế áp thiết bị bay không người lái tại các sự kiện tổ chức tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Phối hợp với Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu thực hiện cấp phép đối với các hoạt động sử dụng thiết bị bay không người lái tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Điều 22. Trách nhiệm của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội
1. Đảm bảo cung cấp nguồn điện thường xuyên, ổn định, phục vụ các hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 23. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
1. Chủ động thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp, hướng dẫn Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong không gian đi bộ thực hiện theo đúng quy định.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan định kỳ kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhằm đảm bảo phát triển bền vững không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
1. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp tổ chức quản lý các hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm đảm bảo phát triển bền vững không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế này, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả hoạt động.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh qua Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm để phối hợp tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế đảm bảo phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trường hợp có nội dung quy định tại Quy chế này không còn phù hợp với các quy định pháp luật của Trung ương và Thành phố do mới được ban hành thì thực hiện theo nội dung văn bản mới của Trung ương và thành phố Hà Nội.
Điều 27. Kiểm tra và xử lý vi phạm
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật./.