Quyết định 60/2025/QĐ-UBND về Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Số hiệu | 60/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/04/2025 |
Ngày có hiệu lực | 02/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Tống Quang Thìn |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2025/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 22 tháng 4 năm 2025 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
Căn cứ Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 27/TTr-SGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2025;
Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 5 năm 2025 và thay thế các Quyết định sau: Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình bãi bỏ một số nội dung của Quy định quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và bãi bỏ Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của tỉnh Ninh Bình.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/2025/QĐ-UBND ngày tháng 4 năm
2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
1. Quy định này quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, bao gồm: trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
2. Các nội dung khác về dạy thêm, học thêm không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2025/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 22 tháng 4 năm 2025 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
Căn cứ Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 27/TTr-SGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2025;
Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 5 năm 2025 và thay thế các Quyết định sau: Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình bãi bỏ một số nội dung của Quy định quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và bãi bỏ Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 của tỉnh Ninh Bình.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/2025/QĐ-UBND ngày tháng 4 năm
2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
1. Quy định này quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, bao gồm: trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
2. Các nội dung khác về dạy thêm, học thêm không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thực hiện trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo quy định tại Điều 9 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương.
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.
c) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Điều 4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan
1. Sở Tài chính:
a) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở dạy thêm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Định kỳ hàng quý thông báo bằng văn bản danh sách các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh lĩnh vực giáo dục đào tạo cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy thêm, học thêm.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, hội viên, đoàn viên biết và thực hiện đúng quy định về dạy thêm, học thêm; tăng cường các hoạt động giám sát việc chấp hành các quy định về dạy thêm học, học thêm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh trên địa bàn theo thẩm quyền; công khai, định kì thông báo bằng văn bản danh sách các cơ sở dạy thêm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động dạy thêm, học thêm trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Thực hiện trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định tại Điều 11 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý.
c) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động dạy thêm, học thêm trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.
3. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thành phố theo đúng quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 12 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan quản lý việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
b) Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
2. Tuyên truyền, phổ biến quy định dạy thêm, học thêm tới Nhân dân trên địa bàn; hướng dẫn tổ dân phố, thôn, xóm và người dân phát huy quyền giám sát đối với hoạt động dạy thêm, học thêm, giúp công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.
1. Thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng quy định tại Điều 13 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Quản lý giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
đ) Tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Tham mưu cho các cơ quan quản lý cấp trên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; huy động các nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ cho hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cập nhật, công khai danh sách giáo viên của đơn vị tham gia dạy thêm ngoài nhà trường trên trang thông tin điện tử của đơn vị (bao gồm họ và tên giáo viên, môn dạy thêm, tên và địa chỉ các cơ sở tham gia dạy thêm).
4. Đầu mỗi học kỳ và cuối năm học, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp danh sách giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bằng văn bản.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở dạy thêm
1. Thực hiện trách nhiệm của cơ sở dạy thêm quy định tại Điều 14 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
a) Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Quản lý và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lý, sử dụng tiền học thêm theo quy định.
c) Quản lý, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.
d) Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
đ) Tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Đảm bảo mỗi lớp học thêm có không quá 40 học sinh.
3. Không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày lễ, tết trong năm theo quy định của Chính phủ; không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các khoảng thời gian trước 7 giờ, từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút và sau 21 giờ 30 phút hằng ngày; mỗi lớp học thêm học không quá 2 tiếng một ngày, có thời gian cho học sinh nghỉ giữa buổi; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm của người lao động.
4. Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, nước uống, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học; tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng chống cháy nổ.
5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 10. Thu và quản lý tiền học thêm
Thu và quản lý tiền học thêm thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
1. Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
3. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Điều 11. Sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm
1. Chi cho người trực tiếp dạy thêm; chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi cho các điều kiện bảo đảm hoạt động và sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở dạy thêm.
2. Đối với dạy thêm trong nhà trường, đối tượng chi, mức chi phải thông qua Hội đồng trường, hội nghị viên chức, người lao động đầu năm học và được dự toán, đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ trong năm học của cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.
3. Đối với dạy thêm ngoài nhà trường, mức chi cho người tham gia dạy thêm theo thoả thuận giữa cơ sở dạy thêm và người tham gia dạy thêm.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức công tác kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo không chồng chéo với công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức công tác kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT:
1. Nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật./.