Quyết định 58/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành
Số hiệu | 58/QĐ-BNNMT |
Ngày ban hành | 01/03/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Môi trường |
Người ký | Đỗ Đức Duy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/QĐ-BNNMT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định: số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020; số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; giống cây trồng; bảo tồn nguồn gen giống cây trồng; sức khoẻ đất và canh tác giảm phát thải; phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón; hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức ; kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
3. Về hoạt động trồng trọt
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất;
b) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hằng năm;
c) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện; sơ kết và tổng kết, đánh giá sản xuất trồng trọt hằng vụ, hằng năm và từng giai đoạn;
d) Chỉ đạo, xây dựng, kiểm tra thực hiện kế hoạch, đề án, chiến lược phát triển cây trồng, sản xuất sản phẩm trồng trọt bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Chỉ đạo thực hiện cơ cấu cây trồng, kỹ thuật trồng trọt; theo dõi diễn biến và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất trồng trọt.
4. Về quản lý giống cây trồng bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn
a) Trình Bộ trưởng danh mục: loài cây trồng chính; nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu, giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2;
b) Quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ quyết định lưu hành giống cây trồng; quyết định cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận đặc cách giống cây trồng; tiếp nhận và đăng tải thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành trên Cổng Thông tin điện tử của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; chỉ đạo công tác bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo quy định;
c) Quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, buôn bán giống cây trồng;
d) Quản lý hoạt động về khảo nghiệm, lưu mẫu giống cây trồng, kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng. Ban hành tài liệu khung về tập huấn nghiệp vụ về khảo nghiệm, kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Cấp và thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen giống cây trồng, giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành, quyết định lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định của pháp luật; Cấp, thu hồi giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;
e) Quản lý việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
g) Ban hành quy trình sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho các loài cây trồng;
h) Quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/QĐ-BNNMT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định: số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020; số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; giống cây trồng; bảo tồn nguồn gen giống cây trồng; sức khoẻ đất và canh tác giảm phát thải; phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón; hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức ; kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
3. Về hoạt động trồng trọt
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất;
b) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hằng năm;
c) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện; sơ kết và tổng kết, đánh giá sản xuất trồng trọt hằng vụ, hằng năm và từng giai đoạn;
d) Chỉ đạo, xây dựng, kiểm tra thực hiện kế hoạch, đề án, chiến lược phát triển cây trồng, sản xuất sản phẩm trồng trọt bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Chỉ đạo thực hiện cơ cấu cây trồng, kỹ thuật trồng trọt; theo dõi diễn biến và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất trồng trọt.
4. Về quản lý giống cây trồng bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn
a) Trình Bộ trưởng danh mục: loài cây trồng chính; nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu, giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2;
b) Quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ quyết định lưu hành giống cây trồng; quyết định cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận đặc cách giống cây trồng; tiếp nhận và đăng tải thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành trên Cổng Thông tin điện tử của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; chỉ đạo công tác bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo quy định;
c) Quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, buôn bán giống cây trồng;
d) Quản lý hoạt động về khảo nghiệm, lưu mẫu giống cây trồng, kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng. Ban hành tài liệu khung về tập huấn nghiệp vụ về khảo nghiệm, kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Cấp và thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen giống cây trồng, giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành, quyết định lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định của pháp luật; Cấp, thu hồi giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;
e) Quản lý việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
g) Ban hành quy trình sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho các loài cây trồng;
h) Quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
i) Cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
k) Chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận sản phẩm cây trồng xuất khẩu theo phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.
5. Về Bảo hộ giống cây trồng
a) Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật.
6. Về quản lý sức khỏe đất và canh tác giảm phát thải
a) Trình Bộ tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
b) Trình Bộ danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác thuộc lĩnh vực trồng trọt;
c) Tham mưu trình Bộ và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm và suy thoái đất canh tác, lan truyền sinh vật gây hại; hủy diệt sinh vật có ích trong canh tác theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác;
e) Tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc;
g) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng;
h) Điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích trong canh tác theo quy định;
i) Xây dựng và triển khai các quy trình sản xuất trồng trọt giảm phát thải;
k) Xây dựng và trình ban hành các quy trình đo đạc - báo cáo - thẩm định các giải pháp giảm phát thải (MRV) trong lĩnh vực trồng trọt;
l) Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn kiểm kê khí thải, tính chỉ số giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất trồng trọt;
m) Thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường sản xuất trồng trọt khác thuộc phạm vi quản lý của Cục.
7. Về trồng trọt hữu cơ
a) Chỉ đạo và giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trồng trọt hữu cơ thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về trồng trọt hữu cơ, đánh giá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về trồng trọt hữu cơ.
8. Về khai thác và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng
a) Trình Bộ trưởng các chương trình, đề án, dự án về bảo tồn nguồn gen giống cây trồng trong lĩnh vực trồng trọt;
b) Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng.
9. Về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
a) Trình Bộ trưởng công bố dịch, công bố hết dịch hại thực vật theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang vùng khác; đề xuất hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo sinh vật gây hại ở địa phương. Hướng dẫn và chỉ đạo áp dụng biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát, cảnh báo, phần mềm và cơ sở dữ liệu về sinh vật gây hại thực vật;
d) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình sinh vật gây hại;
đ) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phòng chống sinh vật gây hại thực vật.
10. Về kiểm dịch thực vật
a) Trình Bộ trưởng ban hành: danh mục đối tượng kiểm dịch; danh mục đối tượng phải kiểm soát; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Thực hiện kiểm dịch đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật và quy định của nước nhập khẩu;
c) Tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập nội;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại địa phương trên phạm vi toàn quốc;
e) Quản lý hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Trình Bộ trưởng ban hành quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch và mẫu hồ sơ kiểm dịch; quản lý, cấp và thu hồi thẻ kiểm dịch, biển hiệu kiểm dịch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi Bộ ban hành;
h) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong kiểm dịch thực vật.
11. Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình Bộ ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
b) Trình Bộ loại bỏ các thuốc bảo vệ thực vật khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định;
c) Quản lý về đăng ký, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn, sử dụng, thu hồi, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
d) Quản lý về khảo nghiệm, thử nghiệm, chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
đ) Hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
e) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
12. Về quản lý phân bón
a) Xây dựng trình Bộ ban hành và hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, đề án, chương trình về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả; phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ; quản lý dinh dưỡng cây trồng;
b) Quản lý đăng ký, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, ghi nhãn và sử dụng phân bón tại Việt Nam theo quy định;
c) Quản lý về khảo nghiệm và chất lượng phân bón theo quy định;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về phân bón theo quy định; tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận lĩnh vực phân bón;
đ) Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón;
e) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón.
13. Đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định.
14. Quản lý chất lượng và sản xuất nông sản an toàn; quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật từ công đoạn sản xuất ban đầu đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng về chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
b) Tổ chức giám sát, phân tích nguy cơ; truy xuất, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục và xử lý vi phạm sự cố an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
c) Kiểm tra, công nhận hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật theo quy định;
d) Công bố kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
e) Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
g) Hướng dẫn và tổ chức triển khai cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; tổ chức tập huấn và cấp mã số người lấy mẫu sản phẩm cây trồng theo quy định;
h) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành về quản lý chất lượng, sản xuất nông sản an toàn và an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
15. Thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia đối với giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật. Đầu mối tổ chức thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong các văn bản thỏa thuận, điều ước, cam kết, tiêu chuẩn, chương trình, dự án quốc tế thuộc phạm vi quản lý theo quy định hoặc được phân công. Tổ chức thực hiện hoặc là thành viên tham gia các chương trình, dự án, kế hoạch hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hồ sơ kỹ thuật và đàm phán để mở cửa thị trường đối với các nông sản có nguồn gốc thực vật trong phạm vi quản lý của Cục hoặc theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng; tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu, bao gồm kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và các yêu cầu kỹ thuật khác trong phạm vi quản lý của Cục hoặc theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng; ký kết và tổ chức thực hiện các văn bản về mở cửa thị trường và hợp tác quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
17. Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp bao gồm: đăng ký, đánh giá, chỉ định, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định chất lượng, dư lượng, tổ chức chứng nhận thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo quy định hoặc được phân công.
18. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Cục.
19. Thực hiện nhiệm vụ về khoa học công nghệ, môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
20. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong thu hoạch và sơ chế sản phẩm cây trồng; tổ chức thực hiện giải pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
21. Chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình phối hợp của Chính phủ, của Bộ với các tổ chức chính trị xã hội; của Bộ với các bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các hội, hiệp hội ngành hàng về trồng trọt và bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
22. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
23. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định và phân công của Bộ trưởng.
24. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công
a) Trình Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
25. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, hiệp hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận ban vận động thành lập hội và điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định và phân công của Bộ trưởng.
26. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
27. Quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm; công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
28. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
29. Thực hiện nhiệm vụ thường trực các Ban Chỉ đạo trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.
30. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
1. Văn phòng.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
3. Phòng Khoa học công nghệ.
4. Phòng Thanh tra - Pháp chế.
5. Phòng Hợp tác quốc tế.
6. Phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Phòng Kiểm dịch thực vật.
8. Phòng Quản lý giống cây trồng.
9. Phòng Quản lý phân bón.
10. Phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
11. Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường.
12. Phòng Quản lý sức khỏe đất.
13. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I.
14. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II.
15. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng III.
16. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IV.
17. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V.
18. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI.
19. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII.
20. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII.
21. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IX.
22. Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc.
23. Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khu IV.
24. Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật miền Trung.
25. Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Nam.
26. Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc.
27. Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam.
28. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia.
29. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.
30. Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I.
31. Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II.
32. Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật.
Các tổ chức trực thuộc Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quy định từ khoản 13 đến 32 Điều này có con dấu và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng và các phòng trực thuộc Cục.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định từ khoản 13 đến khoản 32 Điều 4 Quyết định này được ban hành và có hiệu lực thi hành.
2. Đối với các ấn chỉ, phôi giấy in sẵn, tài liệu, sổ sách chuyên ngành đã in ấn tên gọi của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật và các tổ chức trực thuộc được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025 và dùng con dấu của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các đơn vị trực thuộc Cục để đóng lên các ấn chỉ, tài liệu, sổ sách chuyên ngành đã in ấn cho phù hợp với tên gọi mới.
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |