Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt hợp phần tích hợp đề xuất liên kết hợp tác phát triển kinh tế giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung - Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông Tây 2

Số hiệu 484/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/02/2025
Ngày có hiệu lực 19/02/2025
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 484/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 02 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT HỢP PHẦN TÍCH HỢP ĐỀ XUẤT LIÊN KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIỮA ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY 2

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 3239/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt chi tiết nội dung và dự toán kinh phí lập Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 94/TTr-SKHĐT ngày 10 tháng 02 năm 2025 về việc đề nghị phê duyệt các nội dung đề xuất tích hợp của ngành Kế hoạch và Đầu tư thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt hợp phần tích hợp đề xuất liên kết hợp tác phát triển kinh tế giữa Đà Nẵng với các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ, miền Trung - Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông Tây 2 (sau đây viết tắt là Hợp phần tích hợp) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Đổi mới tư duy về liên kết phát triển vùng, coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, ban hành cơ chế, chính sách, điều chỉnh, bổ sung nguồn lực. Thúc đẩy liên kết phát triển vùng để mở ra không gian phát triển mới, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, lợi thế nhờ quy mô của cả vùng, nhất là lợi thế về kinh tế biển.

b) Thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển kinh tế và tăng trưởng với các tỉnh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và miền Trung - Tây Nguyên, hành lang kinh tế Đông - Tây 2 phù hợp với quan điểm quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các chiến lược phát triển quốc gia, nhất là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

c) Liên kết, hợp tác phát triển kinh tế dựa trên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, nhất là về tiềm năng kinh tế biển, vị trí địa kinh tế và địa chiến lược quan trọng của thành phố. Đẩy mạnh liên kết nội vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 2, từng bước xây dựng và củng cố vai trò, vị trí trung tâm của Đà Nẵng, phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung, có sự kết nối chặt chẽ với các cực tăng trưởng, các trung tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực.

d) Liên kết; hợp tác phát triển kinh tế phải dựa trên quy luật thị trường, với nhiều bên tham gia gồm nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chia sẻ, lĩnh vực liên kết đi từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân phải là hạt nhân thúc đẩy liên kết vùng và ngoại vùng. Nhà nước đóng vai trò là người thúc đẩy, hỗ trợ liên kết, đồng thời với một số trường hợp cụ thể là một bên trong thực hiện trách nhiệm cam kết.

2. Mục tiêu liên kết, hợp tác phát triển

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; một trong những trung tâm khoa học - công nghệ phát triển của cả nước; Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực Châu Á; Đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống.

II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN

1. Định hướng về liên kết không gian

a) Vùng động lực

Hình thành, phát triển vùng động lực miền Trung, bao gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng.

b) Hành lang kinh tế

Từng bước hình thành và phát triển hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), kết nối các địa phương phía Nam Myanmar, miền Trung của Thái Lan và Lào với cảng biển của miền Trung Việt Nam, thúc đẩy giao lưu thương mại, du lịch, đầu tư giữa các nước, phát triển các địa phương Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...