Quyết định 451/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Đề án Phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Số hiệu | 451/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/02/2025 |
Ngày có hiệu lực | 24/02/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Nguyễn Thị Hạnh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 24 tháng 02 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh hoạt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 về việc Phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 về phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1730/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển nguyên trạng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trực thuộc Bộ Y tế về Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý;
Căn cứ Quyết định số 2214/QĐ-BYT ngày 22/6/2010 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 35/2024/TT-BYT ngày 16/11/2024 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với Bệnh viện.
Căn cứ văn bản số 148-TB/TU ngày 12/3/2021 của Tỉnh ủy thông báo ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị làm việc với Ngành Y tế; Văn bản số 315/TB-TU ngày 20/08/2021 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về kết luận nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Kế hoạch số 447-KH/TU ngày 19/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Văn bản số 12-CV/BTGDVTU ngày 18/02/2025 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tham gia ý kiến Đề án phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí;
Theo đề nghị của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tại văn bản số 354/TTr-BVVNTĐ ngày 10/02/2025, ý kiến thẩm định của Sở Y tế tại văn bản số 3147/SYT-KHTC ngày 3/8/2023 và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh (tại văn bản số 480/VP.UBND-VHXH ngày 17/02/2025).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đến năm 2035 trở thành một trong những Đơn vị y tế được đánh giá là trung tâm y học phát triển Vùng Đông Bắc của cả nước, thích ứng với hội nhập khu vực, quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về lĩnh vực y học. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao, khả năng cung ứng dịch vụ toàn diện, ngang tầm với các Bệnh viện uy tín trong nước để khám, chữa bệnh với chất lượng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh theo hướng công bằng, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập đáp ứng mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đồng thời, là cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành nhân lực ngành y tế có uy tín, có chất lượng đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh và khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phù hợp với quy mô, ngang tâm với các Bệnh viện uy tín tuyến Trung ương, đảm bảo cung cấp thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế với chi phí phù hợp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc, điều trị thông thường và chuyên sâu.
- Mở rộng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo xanh - sạch - đẹp, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh theo hướng công bằng, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu, phức tạp, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, phát triển mô hình viện trường, nâng tầm công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo thực hành nhằm cung ứng nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho Tỉnh.
3. Một số chỉ tiêu
(1) Nâng quy mô giường kế hoạch từ 1.200 giường lên 1.500 giường vào năm 2030.
(2) Phát triển chuyên môn, kỹ thuật sâu phù hợp với quy hoạch tỉnh và ngành y tế, tiến tới nâng cấp và thành lập các Trung tâm: Hồi sức - Chống độc - Đột quỵ, Chấn thương - Chỉnh hình, Tiêu hóa, Lồng ngực - Tim mạch, Phục hồi chức năng, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh.
(3) Danh mục chuyên môn kỹ thuật đạt trên 90% danh mục của Bộ Y tế ban hành.
(4) Thu hút số lượt khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến < 0,9%/năm.
(5) Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, tương xứng với quy mô của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh.
(6) Ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai bệnh án điện tử; thực hiện mô hình bệnh viện thông minh, cải cách thủ tục hành chính, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán, điều trị và quản lý.
(7) Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của các bộ phận, tiết kiệm chi phí, tập trung cho hoạt động phát triển sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ.
(8) Đến năm 2030: Phấn đấu đạt 70% bác sĩ có trình độ sau đại học, 100% Trưởng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có trình độ Tiến sĩ hoặc Chuyên khoa II.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 24 tháng 02 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh hoạt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 về việc Phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 về phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1730/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển nguyên trạng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trực thuộc Bộ Y tế về Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý;
Căn cứ Quyết định số 2214/QĐ-BYT ngày 22/6/2010 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 35/2024/TT-BYT ngày 16/11/2024 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với Bệnh viện.
Căn cứ văn bản số 148-TB/TU ngày 12/3/2021 của Tỉnh ủy thông báo ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị làm việc với Ngành Y tế; Văn bản số 315/TB-TU ngày 20/08/2021 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về kết luận nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Kế hoạch số 447-KH/TU ngày 19/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Văn bản số 12-CV/BTGDVTU ngày 18/02/2025 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tham gia ý kiến Đề án phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí;
Theo đề nghị của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tại văn bản số 354/TTr-BVVNTĐ ngày 10/02/2025, ý kiến thẩm định của Sở Y tế tại văn bản số 3147/SYT-KHTC ngày 3/8/2023 và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh (tại văn bản số 480/VP.UBND-VHXH ngày 17/02/2025).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đến năm 2035 trở thành một trong những Đơn vị y tế được đánh giá là trung tâm y học phát triển Vùng Đông Bắc của cả nước, thích ứng với hội nhập khu vực, quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về lĩnh vực y học. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao, khả năng cung ứng dịch vụ toàn diện, ngang tầm với các Bệnh viện uy tín trong nước để khám, chữa bệnh với chất lượng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh theo hướng công bằng, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập đáp ứng mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đồng thời, là cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành nhân lực ngành y tế có uy tín, có chất lượng đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh và khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phù hợp với quy mô, ngang tâm với các Bệnh viện uy tín tuyến Trung ương, đảm bảo cung cấp thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế với chi phí phù hợp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc, điều trị thông thường và chuyên sâu.
- Mở rộng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo xanh - sạch - đẹp, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh theo hướng công bằng, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu, phức tạp, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, phát triển mô hình viện trường, nâng tầm công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo thực hành nhằm cung ứng nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho Tỉnh.
3. Một số chỉ tiêu
(1) Nâng quy mô giường kế hoạch từ 1.200 giường lên 1.500 giường vào năm 2030.
(2) Phát triển chuyên môn, kỹ thuật sâu phù hợp với quy hoạch tỉnh và ngành y tế, tiến tới nâng cấp và thành lập các Trung tâm: Hồi sức - Chống độc - Đột quỵ, Chấn thương - Chỉnh hình, Tiêu hóa, Lồng ngực - Tim mạch, Phục hồi chức năng, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh.
(3) Danh mục chuyên môn kỹ thuật đạt trên 90% danh mục của Bộ Y tế ban hành.
(4) Thu hút số lượt khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến < 0,9%/năm.
(5) Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, tương xứng với quy mô của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh.
(6) Ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai bệnh án điện tử; thực hiện mô hình bệnh viện thông minh, cải cách thủ tục hành chính, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán, điều trị và quản lý.
(7) Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của các bộ phận, tiết kiệm chi phí, tập trung cho hoạt động phát triển sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ.
(8) Đến năm 2030: Phấn đấu đạt 70% bác sĩ có trình độ sau đại học, 100% Trưởng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có trình độ Tiến sĩ hoặc Chuyên khoa II.
(9) Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng bệnh viện: đến năm 2030, điểm chất lượng bệnh viện đạt từ 4,65 điểm trở lên.
(10) Phát triển Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao trong nước và quốc tế với quy mô 1.500 - 2.000 sinh viên, học viên/năm.
(11) Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, phối hợp thực hiện y tế cộng đồng
- Phát triển hệ thống khám chữa bệnh từ xa (telemedicine), phấn đấu đạt trên 1.500 lượt tư vấn từ xa/năm;
- Hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến dưới: ít nhất 5 cơ sở/ năm;
- Thành lập và vận hành tổ bác sĩ gia đình, các bác sĩ có chuyên môn cao, thực hiện tư vấn, khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị bệnh cho cộng đồng, đồng thời phối hợp với tuyến y tế cơ sở để quản lý sức khỏe thường xuyên và liên tục.
(12) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tổ chức làm việc với các đoàn chuyên gia nước ngoài để nâng cao kiến thức, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, phối hợp hội chẩn các ca bệnh khó, phức tạp.
(13) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, triển khai thực hiện hiệu quả các Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm mang tính khả thi cao.
(14) Quản lý tài chính: Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính gắn với phát triển sự nghiệp của đơn vị.
1. Tăng quy mô giường bệnh và phát triển chuyên môn kỹ thuật
1.1. Tăng quy mô giường bệnh: Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phát triển chuyên môn kỹ thuật, cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để tăng quy mô giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận, đến năm 2030 đạt quy mô 1.500 giường kế hoạch.
1.2. Phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu
1.2.2 Phát triển các khoa phòng hiện có, tiến tới thành lập các Trung tâm (khi đủ điều kiện), tập trung phát triển một số chuyên khoa của Bệnh viện theo hướng chuyên sâu. Phấn đấu đến năm 2030, phát triển 07 chuyên khoa mũi nhọn ngang tầm với các bệnh viện lớn trong khu vực, cụ thể:
(1) Trung tâm Hồi sức - chống độc - đột quỵ với 100 giường bệnh, nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể, tim phổi nhân tạo, hạ thân nhiệt chỉ huy, liệu pháp tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ, thuyên tắc phổi cấp tính, lấy huyết khối mạch não, chẩn đoán điều trị các loại ngộ độc phức tạp... Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu chuyên ngành hồi sức tích cực, chống độc, đột quỵ.
(2) Trung tâm Lồng ngực - tim mạch với quy mô 130 giường bệnh. Nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật chẩn đoán, can thiệp lồng ngực, tim mạch như: can thiệp động mạch, tĩnh mạch trung tâm, ngoại vi; can thiệp mạch não; phẫu thuật can thiệp tim qua mạch ngoại vi, qua da; phẫu thuật robot, nội soi cho các bệnh lý u phổi, ung thư phổi, u trung thất...Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu chuyên ngành lồng ngực, tim mạch. Trở thành đơn vị phẫu thuật, can thiệp lồng ngực, tim mạch hàng đầu khu vực.
(3) Trung tâm Chấn thương - chỉnh hình với quy mô 90 giường bệnh. Nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật cao, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu chuyên ngành chấn thương chỉnh hình, trở thành trung tâm chẩn đoán, phẫu thuật điều trị bệnh lý chấn thương, chỉnh hình hàng đầu tại Quảng Ninh.
(4) Trung tâm Tiêu hóa với quy mô 130 giường bệnh, nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp, điều trị nội khoa, ngoại khoa các bệnh lý tiêu hóa. Tiếp tục đào tạo nhân lực phát triển chuyên môn kỹ thuật. Nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp điều trị bệnh lý tiêu hóa, phát hiện ung thư sớm, chẩn đoán vi khuẩn HP với các kỹ thuật ít xâm lấn. Phẫu thuật nội soi cắt gan, cắt khối tá tụy, phẫu thuật nội soi một lỗ cắt túi mật...Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu chuyên ngành Tiêu hóa.
(5) Trung tâm Phục hồi chức năng với quy mô 100 giường điều trị. Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu[1]. Thành lập các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi và thanh niên...Nguồn nhân lực của trung tâm được phát triển từ khoa Phục hồi chức năng và được điều động từ các khoa khác trong bệnh viện, đồng thời đào tạo tại chỗ và tuyển dụng bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
(6) Trung tâm Ung bướu: Duy trì, nâng cao chất lượng các kỹ thuật hiện có và phát triển chuyên sâu phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật tạo hình trong ung thư, điều trị miễn dịch, điều trị trúng đích, phát triển đơn nguyên Huyết học lâm sàng... Với quy mô 110 giường vào năm 2030. Phát triển khám sàng lọc ung thư vú, ung thư tuyến giáp... tại cộng đồng. Phát triển chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại cộng đồng. Phát triển Trung tâm Ung bướu trở thành đơn vị có kỹ thuật chẩn đoán điều trị hiện đại, ứng dụng y học hạt nhân PET CT, điều trị trúng đích, chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại bệnh viện và tại nhà.
(7) Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh. Nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật điện quang với các thiết bị hiện đại như CT 512 lát cắt trở lên, MRI 3.0 Testla trở lên, chụp mạch máu DSA, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán hình ảnh, siêu âm chẩn đoán; điện quang can thiệp nút mạch, thông mạch não ... Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật sâu chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, trở thành đơn vị hiện đại nhất trong tỉnh Quảng Ninh với đội ngũ cán bộ chất lượng cao.
1.2.3 Triển khai kỹ thuật chuyên môn sâu ở một số lĩnh vực: Tập trung triển khai các kỹ thuật cao, chuyên sâu, phức tạp: ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người; phẫu thuật sọ não, thần kinh; phẫu thuật tạo hình sử dụng vật liệu nhân tạo thay thế; vi phẫu; phẫu thuật thẩm mỹ; hỗ trợ sinh sản thụ tinh ống nghiệm; xét nghiệm chuyên sâu về sinh học phân tử, xét nghiệm Giải phẫu bệnh; thăm dò chức năng chuyên sâu.
2. Phát triển Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
- Phát triển Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến trở thành đơn vị đào tạo có chất lượng cho ngành y tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho 1.500-2.000 sinh viên, học viên hàng năm với các đối tượng cao đẳng, đại học, sau đại học, các chuyên ngành.
- Đào tạo đội ngũ giảng viên chất lượng cao, xây dựng các chương trình giảng dạy tiên tiến, đặc biệt là các khóa đào tạo về kỹ thuật cao.
- Tăng cường hợp tác với các trường đại học, bệnh viện trong và ngoài nước để mở rộng chương trình đào tạo; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên Bệnh viện và phối hợp thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm.
- Kết hợp về công tác tổ chức và cán bộ giữa các khoa, bộ môn: Giảng viên các khoa, bộ môn tham gia công tác quản lý, chuyên môn tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.
- Giảng viên của trường tham gia hoạt động chuyên môn tại Bệnh viện. Giảng viên của Bệnh viện tham gia giảng dạy lý thuyết và thực hành.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ cụ công tác đào tạo thực hành lâm sàng cho học sinh, sinh viên trong thời gian thực tập tại Bệnh viện; giảng dạy lý thuyết và lâm sàng cho sinh viên Nhà trường trong một số lĩnh vực: Quản lý bệnh viện, Kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh toàn diện...;
- Phối hợp xây dựng chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành các lĩnh vực, chuyên ngành. Phối hợp tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học về các chuyên ngành.
4. Tăng cường công tác y tế cộng đồng
- Phối hợp xây dựng và triển khai các đề án phát triển y tế cộng đồng:
+ Quản lý sức khỏe cộng đồng cho người dân phía tây tỉnh Quảng Ninh: tổ chức các chương trình khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các bệnh lý và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
+ Xây dựng hồ sơ theo dõi sức khỏe điện tử: theo dõi toàn diện sức khỏe người bệnh.
+ Triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, thành lập tổ bác sỹ gia đình với các bác sỹ có kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng tư vấn, sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị sớm cho người dân.
- Phối hợp với cơ sở y tế tăng cường các biện pháp phòng bệnh; giáo dục sức khỏe cho người dân để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sức khỏe: dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản và phòng chống dịch bệnh.
5. Phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
5.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị
- Đến năm 2030, Bệnh viện có quy mô 1.500 giường bệnh, trong đó, cần cải tạo, sửa chữa và xây mới bổ sung hạ tầng tương xứng quy mô, bao gồm khu điều trị, khu Điều hành và phụ trợ đảm bảo đồng bộ, hiện đại và an toàn sử dụng. Xây dựng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, đáp ứng đào tạo 1.500-2.000 sinh viên, học viên/năm bao gồm hội trường, phòng học, giảng dạy tiền lâm sàng, ký túc xá.
- Thường xuyên rà soát, mua sắm, thay thế và bổ sung số lượng và chủng loại, đáp ứng 1.500 giường bệnh theo đúng tiêu chuẩn, định mức được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
5.2. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin
- Đầu tư hạ tầng và phần mềm công nghệ thông tin, chuyển đổi số lĩnh vực y tế đáp ứng yêu cầu Bệnh viện thông minh đảm bảo kết nối với hệ thống của ngành, của Quốc gia theo định hướng của Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
- Đào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên y tế thành thạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý bệnh viện, quản lý chuyên môn, giám định bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, hội chẩn, sàng lọc theo phác đồ điều trị, tóm tắt hồ sơ bệnh án...
6. Công tác Dược - Trang thiết bị y tế
6.1. Công tác Dược
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả quy trình mua sắm, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc, đảm bảo hệ thống quản lý Dược theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Quản lý tài chính - đấu thầu thuốc đảm bảo minh bạch, lựa chọn thuốc phù hợp với danh mục thuốc của đơn vị, hướng dẫn điều trị và mô hình bệnh tật.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động dược lâm sàng: Hội chẩn, phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, giám sát sử dụng thuốc, bình đơn thuốc, thông tin thuốc và các nội dung khác theo quy định của Luật Dược; quản lý chặt chẽ các nhóm thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR: định lượng nồng độ thuốc trong máu, thuốc điều trị ung thư, thuốc phóng xạ,...
- Tăng cường áp dụng và quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, thủ thuật, đảm bảo tỷ lệ áp dụng Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
6.2. Trang thiết bị y tế
- Tiếp tục bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, khoa phòng, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định, đúng công suất, hiệu năng, hướng dẫn của nhà sản xuất, giảm thiểu tình trạng hỏng đột xuất.
- Trong giai đoạn 2025 - 2030, bệnh viện căn cứ Thông tư số 35/2024/TT-BYT ngày 16/11/2024 của Bộ Y tế và các quy định có liên quan về Tiêu chuẩn chất lượng đối với bệnh viện để triển khai các tiêu chuẩn chất lượng chung đối với bệnh viện trong đó có các tiêu chuẩn về thiết bị y tế, bao gồm: (1) Có đầy đủ hồ sơ quản lý thiết bị; (2) Quy chế quản lý, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, thay thế vật tư linh kiện, bảo quản thiết bị; (3) Quy trình về sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng thiết bị; (4) Có danh mục thiết bị phải kiểm định, hiệu chuẩn được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; (5) Có nhân sự đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ quản lý việc sử dụng, kiểm tra sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị chuyên dùng
7. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng bệnh viện
- Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao chất lượng bệnh viện, phấn đấu đến năm 2030 điểm chất lượng của Bệnh viện đạt 4,65 điểm, trở thành Bệnh viện kiểu mẫu trong Top 20 bệnh viện có quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn người bệnh trong cả nước.
- Duy trì đo lường và theo dõi các chỉ số chất lượng Bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế (Úc, Pháp...), hướng tới mục tiêu “Chất lượng y tế của Bệnh viện tiệm cận với thế giới”.
- Hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng bệnh viện cho các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh
- Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và cân đối nhu cầu nhân lực về số lượng, cơ cấu, chất lượng, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo tinh gọn hiệu lực, hiệu quả.
- Cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học uy tín, trung tâm y học lớn trong và ngoài nước để có các chuyên gia đầu ngành với trình độ chuyên môn cao đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt. Chú trọng đào tạo, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao với các hệ đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ CKI và Bác sĩ CKII. Đồng thời xây dựng các chế độ, chính sách ưu tiên để thu hút và động viên cán bộ, viên chức, người lao động làm việc.
- Tăng cường đào tạo về chính trị, quản lý Nhà nước theo các lớp đào tạo của Trường đào tạo chính trị, quản lý của địa phương và Trung ương.
- Đến năm 2030 với 1500 giường kế hoạch, Bệnh viện có số nhân lực là 1910 người (410 Bác sĩ; 970 Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y và 530 các chức danh khác). Đảm bảo số lượng nhân lực chất lượng cao gồm: 70% bác sĩ có trình độ sau đại học, 100% Trưởng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có trình độ Tiến sĩ hoặc Chuyên khoa II đáp ứng tiêu chuẩn của bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt.
9. Thực hiện quả công tác quản lý tài chính
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính theo phê duyệt của UBND tỉnh, giai đoạn 2025 -2030 (nhóm II).
- Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ ngân sách tỉnh, Bệnh viện chủ động sử dụng một cách hợp lý hiệu quả đúng quy định của Pháp luật hiện hành; Phối hợp với các Sở, ban ngành đơn vị tư vấn thi công để sớm đưa dự án vào hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, tạo nguồn thu hợp pháp nâng cao tính tự chủ cho đơn vị.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng trong hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường tổ chức các hội nghị, cuộc làm việc với các đoàn chuyên gia nước ngoài để không ngừng nâng cao kiến thức, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các kỹ thuật mới cho các y bác sỹ trong khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị, hội chẩn các ca bệnh khó, phức tạp.
- Triển khai các Đề tài nghiên cứu khoa học, trên nhiều lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe đáp ứng mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp cận với các phương pháp y học tiên tiến, đổi mới sáng tạo và vận dụng hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc ứng xử trong bệnh viện của các cán bộ y tế, nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh, đảm bảo chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, coi người bệnh như chính người thân, nâng cao sự hài lòng của người bệnh, từ đó chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tạo sự tin tưởng, hướng tới xây dựng thương hiệu Bệnh viện có uy tín, chất lượng.
Kinh phí thực hiện Đề án Phát triển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035 được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
1. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án, hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu được giao; đề xuất các nội dung, nhiệm vụ vượt thẩm quyền theo quy định.
2. Sở Y tế: phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi của Đề án và các hoạt động chung của Bệnh viện, thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn đảm bảo khả thi, thực tiễn đề thực hiện Đề án. Phối hợp với Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí triển khai thực hiện các hoạt động của đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan giám sát, tổ chức thực hiện đề án, tham mưu nguồn lực đầu tư cho bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để thực hiện và giám sát, quản lý việc thực hiện Đề án đúng tiến độ, theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài chính: Quản lý, hướng dẫn Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí bệnh viện xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và từng giai đoạn theo quy định của pháp luật. Đảm bảo cấp kinh phí nguồn ngân sách theo kế hoạch của đề án. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước do bệnh viện thực hiện.
5. Sở Nội vụ: Hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý viên chức, người lao động, chế độ lương, phụ cấp, quản lý hồ sơ lao động... phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh viện.
6. Sở Ngoại vụ: Quản lý, hướng dẫn bệnh viện thực hiện các quy định hợp tác, hội nhập quốc tế phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Quản lý, hướng dẫn, giám sát triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án phát triển chuyên môn kỹ thuật đúng với đề án đã được phê duyệt.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn bệnh viện xây dựng kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về môi trường trong phạm vi Đề án; quản lý, kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm từ các hoạt động bệnh viện theo quy định của pháp luật.
9. Sở Xây dựng: thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Xây dựng đối với công tác quy hoạch xây dựng; dự án, công trình đầu tư xây dựng thuộc Đề án theo phân cấp thẩm quyền.
10. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh: Phối hợp thanh quyết toán đúng thời gian, đúng quy định.
11. Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh: Phối hợp chặt chẽ với bệnh viện trong hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
12. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí: Phối hợp thực hiện công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng theo tiến độ đã được phê duyệt và một số hoạt động của đề án có liên quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
[1] Phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Phát triển các hoạt động trị liệu; Phát triển âm ngữ trị liệu, tập nuốt; Phục hồi chức năng các rối loạn cơ tròn (đường tiểu tiện, đại tiện) ở những người bệnh tai biến mạch não, liệt tủy; Điều trị giảm đau, phục hồi chức năng; Duy trì điều trị các bệnh lý Nhồi máu não, ngộ độc khí, đuối nước, bằng Oxy cao áp. Phát triển điều trị hồi sức bằng Oxy cao áp. Hệ thống Robot tập phục hồi chức năng, Điều trị bằng từ trường xuyên sọ, Điều trị bằng Laser công suất cao