Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 42/2025/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Môi trường và Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Long An

Số hiệu 42/2025/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2025
Ngày có hiệu lực 05/05/2025
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Nguyễn Văn Út
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2025/QĐ-UBND

Long An, ngày 26 tháng 4 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂM LÂM TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;

Căn cứ Nghị quyết số 190/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

Thực hiện Đề án số 25-ĐA/TU ngày 17/01/2025 của Tỉnh ủy về đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 1392/TTr-SNV ngày 14/4/2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Chi cục Môi trường và Kiểm lâm là đơn vị hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp Giám đốc Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, kiểm lâm thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Môi trường và Kiểm lâm có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản giao dịch theo quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2020/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về đối tượng mở tài khoản tại kho bạc nhà nước; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Về môi trường

a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc được phân cấp  theo quy định của pháp luật; tham gia có ý kiến đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật; Tổ chức thẩm định và cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, giấy chứng nhận về môi trường thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật.

b) Chịu trách nhiệm chủ trì: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường; tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; kiểm tra, giám sát hoạt động quan trắc định kỳ đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý theo quy định; đánh giá, kiểm kê, đánh giá chất nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ trên địa bàn; điều tra, đánh giá xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường đất, không khí trên địa bàn.

c) Tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia, hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố theo quy định của pháp luật; Tổ chức xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

đ) Chủ trì xây dựng và tham mưu Lãnh đạo Sở phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố theo quy định của pháp luật.

e) Tổng hợp và tham mưu Lãnh đạo Sở về nhu cầu kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, gửi Sở Tài chính để cân đối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường.

g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên huyện trên địa bàn tỉnh và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

h) Chủ trì phối hợp các đơn vị xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, thực hiện quan trắc môi trường, thông tin về chất lượng môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý dữ liệu, thông tin và xây dựng báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật; tham mưu lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

k) Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải công nghiệp.

l) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên huyện trên địa bàn tỉnh và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

m) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật.

2. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Chủ trì xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tham mưu Lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép vào quy hoạch tỉnh; tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức biện pháp bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; lập hồ sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn (khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới).

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...