Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2025 về Quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 347/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/01/2025 |
Ngày có hiệu lực | 24/01/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Trần Chí Cường |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 347/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 01 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa; Nghị định số 54/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định thực hiện một số điều Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6809/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 12 năm 2024 về việc đề nghị ban hành Quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quyết định này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2025 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định về kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bao gồm: Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là cửa khẩu Cảng; các cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không phải là cửa khẩu Cảng.
2. Đối tượng áp dụng
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 347/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 01 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa; Nghị định số 54/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định thực hiện một số điều Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6809/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 12 năm 2024 về việc đề nghị ban hành Quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quyết định này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2025 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định về kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bao gồm: Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là cửa khẩu Cảng; các cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không phải là cửa khẩu Cảng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu” là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
b) “Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu” là chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trực tiếp khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc tổ chức, cá nhân thuê cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
c) “Người đề nghị làm thủ tục cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu” là chủ phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, thuyền viên, người lái phương tiện, người khai thác thủy phi cơ hoặc người được ủy quyền đề nghị làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
d) “Thông báo” trong quy trình này được hiểu là phương thức truyền đạt thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến với các phương tiện trong quá trình hoạt động bằng hình thức VHF.
4. Nguyên tắc áp dụng
Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải tuân thủ các quy định tại Quy trình này, quy định về quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách đường thủy nội địa, trình tự các bước thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động phương tiện sau khi rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và kiểm tra, giám sát hoạt động phương tiện sau khi vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu - kết thúc chuyến hành trình.
Mục II. NỘI DUNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT
1. Phạm vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không phải là Cửa khẩu Cảng
2. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (Đơn vị thực hiện: Cảng vụ đường thủy nội địa).
a) Cảng vụ viên tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục rời cảng, bến thủy nội địa từ thuyền trưởng hoặc thuyền phó theo quy định (thành phần hồ sơ được niêm yết theo quy định).
b) Sau khi kiểm tra đầy đủ tất cả các giấy tờ theo quy định và đảm bảo tình trạng làm việc ổn định của các thiết bị (Camera, VHF, AIS,..) Cảng vụ đường thủy nội địa thông báo qua thiết bị VHF đến chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
c) Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thực hiện thủ tục rời Cảng, bến, khu neo đậu theo quy định (thành phần hồ sơ theo quy định được niêm yết).
Bước 2. Kiểm soát hành khách, cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và phát lệnh xuất phát (Đơn vị thực hiện: Cảng vụ đường thủy nội địa, Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu).
a) Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chủ trì kiểm soát vé hành khách vào khu vực lên phương tiện; kiểm tra số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, đơn vị chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thông báo kết quả kiểm tra đến bộ phận cấp lệnh của Cảng vụ đường thủy nội địa qua thiết bị VHF và xác nhận vào danh sách hành khách.
b) Cảng vụ đường thủy nội địa cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhận giấy phép và xuất hành.
c) Cảng vụ đường thủy nội địa cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đồng thời xác nhận thông tin và thông báo với Cảng vụ Hàng hải khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển).
d) Đối với trường hợp các phương tiện đi vào khu vực biên giới biển và không thuộc phạm vi Cửa khẩu cảng thì thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các giấy tờ liên quan cho Trạm kiểm soát Biên phòng để được xác nhận vào khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e) Các lực lượng, đơn vị chức năng kiểm soát tại Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, đơn vị quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa,...) thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn trên phương tiện theo chức năng, nhiệm vụ như: việc trang bị, bố trí đầy đủ áo phao theo quy định; có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện; phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; về an toàn phòng cháy, chữa cháy;...
Bước 3. Kiểm tra, giám sát hoạt động phương tiện sau khi rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ như: Cảnh sát đường thủy, Thủy đoàn I, Thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan...)
a) Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của phương tiện, thuyền viên và hành khách trên tuyến hoạt động.
b) Đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển, Cảng vụ đường thủy nội địa phối hợp với Cảng vụ Hàng hải kiểm tra, giám sát hoạt động của phương tiện.
Bước 4. Kiểm soát phương tiện vào Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (Đơn vị thực hiện: Cảng vụ đường thủy nội địa; Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu).
a) Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuyền trưởng hoặc thuyền phó thông báo lịch trình bằng VHF hoặc các phương tiện thông tin thích hợp khác với Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải (đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển) và thực hiện thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định (thành phần hồ sơ được niêm yết theo quy định).
b) Thuyền trưởng xuất trình các giấy tờ liên quan cho Trạm kiểm soát Biên phòng để được xác nhận rời khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Khi phương tiện kết thúc chuyến hành trình và vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, hành khách rời phương tiện, thuyền trưởng xác nhận vào danh sách hành khách. Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu kiểm tra, ký xác nhận số lượng hành khách rời phương tiện để làm căn cứ, Cảng vụ đường thủy nội địa sẽ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
1. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các cảng là Cửa khẩu cảng, cảng quốc tế (có yếu tố đón tàu nước ngoài)
2. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1: Thủ tục cập cảng, bến
Đại lý tàu biển, phương tiện thủy nội địa, Doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm thủ tục xin cấp phép gửi đến các đơn vị Cảng vụ đường thủy nội địa, Biên phòng cửa khẩu cảng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng, Kiểm dịch y tế cảng, chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tàu du lịch quốc tế đến và rời cảng , bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định: Thành phần hồ sơ, thủ tục cấp phép nhập cảnh; chuyển cảng đến; cấp các loại giấy phép cho tàu, thuyền viên, hành khách, hàng hóa, hành lý; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, xuất cảnh, quá cảnh; các thủ tục kiểm dịch y tế cho tàu, thuyền viên và hành khách xuất cảnh,... Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chịu trách nhiệm sắp xếp phương tiện ở khu vực neo đậu tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Bước 2: Thông báo về tình hình lịch tàu biển, thủy nội địa đến Đà Nẵng sau khi được chấp thuận
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón tàu biển gửi thông báo và lịch trình tàu biển đến Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Triển khai văn bản đón tàu
Sở Du lịch thông báo lịch đón khách tàu biển, số lượng khách tham quan, lịch trình tham quan của các đoàn khách tàu biển,... đến các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị chức năng liên quan để triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tránh tình trạng đeo bám, chèo kéo khách,...tại các khu vực, tuyến đường, điểm đến khách tham quan trên địa bàn thành phố. Thực hiện công tác đón khách tàu biển tại cảng trong trường hợp các chuyến tàu đặc biệt.
Bước 4: Tổ chức đón tàu tại cảng
a) Biên phòng Cửa khẩu cảng và các cơ quan chức năng tại cảng phối hợp thực hiện thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu, thuyền viên, hành khách và bố trí lực lượng, phương tiện kiểm tra giám sát Biên phòng giải quyết cho thuyền viên, hành khách đi bờ tại vị trí kiểm soát; kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa, hành lý; kiểm dịch y tế quốc tế (nếu có) theo quy định.
b) Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chủ trì, phối hợp các cơ quan tại cảng kiểm tra, giám sát hoạt động của hành khách, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, lái xe, phương tiện và hướng dẫn viên du lịch được vào cảng đón, tổ chức chương trình du lịch cho hành khách đi bờ tham quan du lịch và trở về cảng theo quy định. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, chống đeo bám, chèo kéo khách trước khu vực ra vào cảng.
c) Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu bố trí cầu bến cảng kịp thời cho các tàu khách ra/vào hoạt động tại cảng; tổ chức phân luồng giao thông, sắp xếp nơi đậu đỗ xe và hỗ trợ bố trí quầy thông tin đón khách trong khu vực cảng; đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn cho du khách và hành lý trong khu vực cảng; công tác vệ sinh môi trường xung quanh và khu vực nhà vệ sinh tại cảng. Chủ trì, phối hợp các cơ quan tại cảng tổ chức giám sát hoạt động của hành khách, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, lái xe, phương tiện và hướng dẫn viên du lịch ra vào cảng đón khách theo quy định.
Bước 5: Trở về tàu và rời cảng
a) Đơn vị lữ hành quốc tế đưa khách về tàu theo lịch trình.
b) Cảng vụ đường thủy nội địa, Biên phòng cửa khẩu Cảng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng, Kiểm dịch y tế cảng, Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phối hợp thực hiện thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu, thuyền viên và hành khách rời cảng,
1. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với chuyến hành trình có Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được công bố có điểm dừng trên tuyến vận tải theo quy định
2. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1 (Người thực hiện: Thuyền trưởng hoặc thuyền phó): Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuyền trưởng hoặc thuyền phó có trách nhiệm làm việc với các chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để có kế hoạch sắp xếp bố trí neo đậu và thông báo qua thiết bị VHF hoặc thiết bị liên lạc khác đến Cảng vụ cho phương tiện, thời gian vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuyền trưởng hoặc thuyền phó nộp danh sách hành khách, danh sách thuyền viên, giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu cho Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Bước 2 (Người thực hiện: Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu):
Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu cập nhật thông tin phương tiện (tên phương tiện, số đăng ký; số giấy phép rời cảng, bến; số hành khách theo danh sách; thời gian vào cảng, bến) vào Sổ theo dõi và phối hợp với thuyền trưởng hướng dẫn hành khách rời tàu an toàn.
Bước 3 (Người thực hiện: Thuyền trưởng): Thuyền trưởng thông báo cho chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu về thời gian phương tiện rời cảng, bến và ký xác nhận vào Sổ theo dõi.
Bước 4 (Người thực hiện: Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc đơn vị quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu): Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu kiểm tra số lượng hành khách trên tàu (so với danh sách hành khách), ký xác nhận vào danh sách hành khách và bàn giao thuyền trưởng quản lý. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm an ninh trật tự, an toàn giao thông, kịp thời thông báo lực lượng chức năng để xử lý theo quy định pháp luật.
Bước 5 (Người thực hiện: Thuyền trưởng): Thuyền trưởng thông báo xác nhận đến Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa về tình trạng phương tiện, hành khách khi rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và hành trình tiếp theo.
MỤC III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Giao Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi là Quy trình kiểm soát) tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.
2. Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu: Ngoài thực hiện trách nhiệm theo quy định hiện hành về quản lý cảng, bến, khu neo đậu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, các quy định của pháp luật khác có liên quan và chịu trách nhiệm thực hiện nội dung liên quan tại Quy trình kiểm soát này.
3. Thuyền trưởng, thuyền phó: Ngoài việc thực hiện trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền phó theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các quy định của pháp luật khác có liên quan, chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện nội dung liên quan tại Quy trình kiểm soát và phổ biến nội quy an toàn trên phương tiện để hành khách thực hiện; hướng dẫn hành khách xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
b) Chấp hành chế độ thông báo, xác báo theo quy chế quản lý hoạt động của hệ thống giám sát VHF Cảng vụ đường thủy nội địa qua (kênh 14), điều phối giao thông hàng hải VTS thông qua Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng (kênh 16) và các lực lượng quản lý liên quan hoặc bằng các kênh thông tin liên lạc khác (Đối với phương tiện hoạt động tại vùng nước cảng biển).
c) Giữ liên lạc qua máy thông tin VHF với Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng (kênh 16), Cảng vụ đường thủy nội địa (kênh 14), đơn vị kiểm soát Biên phòng và Cảng vụ Hàng hải khu vực gần nhất với tần suất 30 phút/01 lần để được hướng dẫn luồng chạy tàu và báo cáo tình hình liên quan an ninh, an toàn trên phương tiện và hành trình của phương tiện (Đối với phương tiện hoạt động tại vùng nước cảng biển).
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
Phân công đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định tại các Quy trình, chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực biên giới biển (đối với các phương tiện đi vào khu vực biên giới biển).
5. Sở Du lịch
Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh, hoạt động du lịch của các đối tượng thuộc chức năng quản lý của ngành du lịch có chương trình tham quan bằng phương tiện thủy nội địa
6. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo:
a) Cảng vụ đường thủy nội địa
- Kiểm tra giám sát qua hệ thống VHF, thiết bị nhận dạng tự động (AIS). Trong trường hợp nếu phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm, thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để xử lý theo quy định, đồng thời yêu cầu thuyền trưởng chấp hành hướng dẫn của Cảng vụ đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách và phương tiện.
- Công khai niêm yết thủ tục rời, vào cảng, bến thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
b) Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị đối với lĩnh vực đường thủy nội địa nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
7. UBND các quận, huyện
Chỉ đạo các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ là chủ bến, cảng hoặc đơn vị vận hành khai thác thực hiện trách nhiệm theo quy định hiện hành về quản lý cảng, bến, khu neo đậu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
8. Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý kiểm soát hành khách, thủ tục cấp giấy phép vào và rời bằng điện tử căn cứ các bước của các Quy trình trên để thực hiện.
9. Các đơn vị đại lý tàu biển, doanh nghiệp lữ hành
a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác đón tàu biển, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế; chấp hành nghiêm việc bố trí sắp xếp của các cơ quan chức năng trong khu vực cảng; phối hợp với các cơ quan chức năng tại cảng tổ chức chu đáo, thuận tiện các thủ tục cho khách du lịch nhanh chóng lên bờ tham quan du lịch và trở về cảng theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở du lịch và các đơn vị chức năng liên quan giám sát quản lý hành khách, đảm bảo chất lượng, dịch vụ, an toàn cho hành khách trong suốt quá trình khách đi bờ tham quan du lịch tại các điểm đến và trở về cảng; kịp thời thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết, khắc phục các rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch; tiếp nhận xử lý kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch.
c) Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến hành khách trong quá trình tổ chức phục vụ tham quan, du lịch tại Đà Nẵng như: hành khách không về tàu đúng thời gian, hành khách bị tai nạn không thể xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo tàu, hành khách vi phạm pháp luật trong quá trình đi bờ tham quan du lịch (nếu có),...
10. Trong trường hợp điều kiện thời tiết không đảm bảo hoạt động hoặc có dấu hiệu liên quan đến an ninh, an toàn đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mất an toàn đối với hành khách, thuyền viên. Trạm kiểm soát Biên phòng chủ trì, phối hợp với Cảng vụ đường thủy nội địa và Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu yêu cầu thuyền trưởng ngừng hoạt động và đưa phương tiện vào vị trí neo đậu an toàn (đối với quy trình 2), Cảng vụ thủy nội địa chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan yêu cầu thuyền trưởng ngừng hoạt động và đưa phương tiện vào vị trí neo đậu an toàn (đối với quy trình 1 và 3).
11. Kết thúc công việc trong ngày, các đơn vị tham gia kiểm soát hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu: Trạm kiểm soát Biên phòng (nếu có); Cảng vụ đường thủy nội địa; Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu ký biên bản ghi nhận về tình trạng hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và bàn giao Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý./.
BẢNG
SO SÁNH QUY TRÌNH TẠI QĐ 3359/QĐ-UBND (QUY TRÌNH 3359)
VÀ DỰ THẢO THAY THẾ QUY TRÌNH 3359 (DỰ THẢO QUY TRÌNH
THAY THẾ)
STT |
Tiêu mục |
QUY TRÌNH 3359/QĐ-UBND |
DỰ THẢO QUY TRÌNH THAY THẾ |
LÝ DO (sửa đổi, bổ sung, thay thế) |
1 |
Đối với quy trình số 1. Phạm vi áp dụng |
Quy trình này áp dụng đối với Cảng sông Hàn và các cảng, bến thủy nội địa thuộc khu vực biên giới biển thành phố Đà Nẵng và được tổ chức điểm xuất phát đầu tiên hoặc đích đến cuối cùng của chuyến hành trình. |
Quy trình này áp dụng đối với cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không phải là Cửa khẩu Cảng |
Để thực hiện theo đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa. nhằm kiểm soát tại các cảng, bến thủy nội địa (Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa) |
2 |
Trình tự các bước thực hiện: Mục a, bước 2 |
Trạm kiểm soát Biên phòng kiểm tra giấy tờ tùy thân của hành khách theo quy định tại vị trí kiểm soát. |
Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chủ trì kiểm soát vé hành khách vào khu vực lên phương tiện; kiểm tra số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
|
Các cảng bến, thủy nội địa được điều chỉnh ở trong quy trình là các cảng bến thủy nội địa không phải cửa khẩu cảng, không có yếu tố xuất, nhập cảnh nên không cần thiết Trạm kiểm soát biên phòng kiểm tra các giấy tờ trên. Mặt khác, trên phương diện pháp luật đã có quy định rõ về vấn đề này cụ thể tại 2 nghị định: NĐ 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa và NĐ 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng. |
3 |
Mục b, bước 2 |
Trạm kiểm soát Biên phòng chủ trì tổ chức việc kiểm tra theo quy định tại điểm e, Điều 11 Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chủ cảng, bến kiểm tra: số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến; chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện (tình trạng mặc áo phao của hành khách, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện, ...vv). Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, chủ cảng, bến và Trạm kiểm soát Biên phòng ký tên vào danh sách hành khách, đóng dấu “KIỂM SOÁT ĐI” của Trạm kiểm soát Biên phòng. Đồng thời chủ cảng, bến thông báo kết quả kiểm tra cho Cảng vụ đường thủy nội địa. |
Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chủ trì kiểm soát vé hành khách vào khu vực lên phương tiện; kiểm tra số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, đơn vị chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thông báo kết quả kiểm tra đến bộ phận cấp lệnh của Cảng vụ đường thủy nội địa qua thiết bị VHF và xác nhận vào danh sách hành khách.
|
|
|
Điều chỉnh nội dung kiểm soát mặc áo phao và công tác kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn trên phương tiện |
Trạm kiểm soát Biên phòng chủ trì tổ chức việc kiểm tra theo quy định tại điểm e, Điều 11 Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chủ cảng, bến kiểm tra: số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến; chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện (tình trạng mặc áo phao của hành khách, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện, ...vv). |
Bỏ nội dung kiểm tra tình trạng mặc áo phao của hành khách, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện, ...vv Bổ sung nội dung: Các lực lượng, đơn vị chức năng kiểm soát tại Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, đơn vị quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa,...) thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn trên phương tiện theo chức năng, nhiệm vụ. |
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch sử dụng áo phao hợp lý, đúng quy định. Đồng thời, các các đơn vị chức năng vẫn thực hiện kiểm tra tình trạng trên phương tiện như trang bị áo phao, phòng cháy,... |
4 |
Đối với trách nhiệm của Trạm kiểm soát Biên phòng trong khu vực biên giới biển Tại Mục B, bước 4 |
Chưa được quy định rõ, chưa được xác nhận vào/ra vùng nước biên giới biển để các đơn vị được áp dụng |
Đối với trường hợp các phương tiện đi vào khu vực biên giới biển và không thuộc phạm vi Cửa khẩu cảng thì thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các giấy tờ liên quan cho Trạm kiểm soát Biên phòng để được xác nhận vào khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật đối với các phương tiện đi vào khu vực biên giới biển, Trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện kiểm soát theo nghị định 71/2015 ngày 03/9/2015 về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
5 |
Thuyền trưởng xuất trình các giấy tờ liên quan cho Trạm kiểm soát Biên phòng để được xác nhận rời khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
||
6 |
Quy trình số 2. |
Chưa có |
Quy trình này áp dụng đối với các cảng là Cửa khẩu cảng, cảng quốc tế (có yếu tố đón tàu nước ngoài) |
Bổ sung mới để có cơ sở áp dụng khi có cảng quốc tế. |